BÀI THỨ 260

GỚM GHÉT SỰ DỮ

Hiểu biết suông thôi về sự dữ cũng như sự xấu xa với ác tính và các hậu quả đáng buồn của nó thì chẳng đem lại hiệu quả gì cho đời sống ta, nếu việc hiểu biết đĩ không gây cho chúng ta một ấn tượng ghê tởm khiến phải xa tránh sự dữ. Ấn tượng đó chưa lan rộng tới các Kitôâ hữu, chưa được mãnh liệt đủ nơi các tâm hồn đạo đức. Chúng ta hãy tìm các lý do sâu xa của sự kiện đó.

 

THUYẾT DUY LÝù

Nguyên nhân chính trong thời đại chúng ta là thuyết duy lý. Khi không thể biện minh cho các lầm lỗi được, thì thuyết này ra sức chống chế phần nào hay phần nấy. Nếu phải nhận có một Thiên Chúa, họ lại quan niệm đó chẳng qua chỉ là sản phẩm tưởng tượng của trí óc con người: Thiên Chúa ấy là lòng nhân từ, đức đại lượng và thương xót, nhưng đức công chính của Ngài không hiện diện trong các đặc tính đó. Người ta lý luận: ‘Thực sự con người có được sự tự do không? Con người không bị bản tính hay ảnh hưởng bên ngoài ràng buộc vào điều khác sao?’ Sự lầm lạc của chúng ta nào có hệ gì đối với Đấng không biết đau khổ là chi?

Lâu lâu cuộc đời hà tiện này mới cho ta được đôi chút vui sướng, tại sao ta lại bối rối lo âu, hối hận vô ích? Việc lo lắng tới những khủng khiếp của hoả ngục và những hãm mình khắc khổ trái ngược với bản tính tự nhiên. Nên để dành đến tuổi già mới lo.

Chắc chắn người Kitôâ hữu kết án và phản đối những lối nguỵ biện này, nhưng thực sưï họ đâu có đoạn tuyệt với cách suy tư đó! Đôi khi họ tỏ ra thích thú và chủ trương theo những nguyên tắc phá hoại đó nữa. Trước những xác quyết nghiêm khắc của đức tin, họ cảm thấy mình bị chạm tự ái. Dưới các ảnh hưởng làm suy yếu của họ, than ôi, biết bao nhiêu người khác cũng coi thường sự dữ, hoặc không còn ghê tởm sự dữ chút nào nữa!

Về vấn đề này, thái độ của tôi thế nào? Lương tâm tôi thường thờ ơ, chán nản mà tôi không hay biết. Tôi có ghê tởm sự dữ vì sự dữ đáng ghê tởm, cũng như vì sự dữ bị Thiên Chúa kinh tởûm chăng? Chúng ta hãy khinh chê các tư tưởng sai lầm đang tràn lan phổ biến ngày nay, nó chỉ là nhất thời thôi. Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại điều đó để tâm trí khỏi mù quáng, say mê những ảnh hưởng do các tư tưởng sai lầm. Thầy Chí Thành đã công bố: ‘Trời đất này sẽ qua đi. Nhưng lời ta nói sẽ chẳng hề qua.’ Quan niệm và tư tưởng con người thì mau qua như cuộc sống, còn lời giáo huấn của Thiên Chúa tồn tại muôn đời như chính nguồn chân lý vậy.

 

NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC

Người ta có tin được thế không? Một trong những nguyên nhân giảm bớt lòng gớm ghét mà chúng ta phải có đối với sự dữ đôi khi chính là bí tích đã được lập ra để tiêu diệt sự dữ. Việc lạm dụng bí tích thường hay phá hoại những ơn huệ cao quý hoàn hảo nhất. Niềm tin chắc chắn sẽ được tha thứ khiến cho nhiều linh hồn có cảm tưởng mình được giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn: ‘Sự dữ đã phạm nay không còn nữa, không còn đeo đuổi tôi khiến tôi phải hối hận sợ hãi. Một giờ trước đây tôi còn đầy tội lỗi, xấu xa, khiến phải đỏ mặt, bối rối. Sau khi cúi đầu nhận ơn xá giải, tôi hiên ngang ngẩng đầu lên, vì tôi không còn tội lỗi nào, không phải run sợ hoặc xấu hổ nữa! Nếu nó còn tới chế ngự tôi, dù cho cả trăm ngàn lần, tôi an tâm vì đã có nguồn tha thứ là phép cáo giải rồi.’

Đó là những tình cảm vụ lợi và thấp kém của một số tâm hồn sau khi lãnh nhận phép xá giải. Dĩ nhiên họ không nói trắng ra như thế, nhưng có nguồn sáng mãnh liệt soi tỏ những tình cảm ấy khiến chúng hiện nguyên hình trong tình trạng thê thảm như vậy.

Lời tha tội phải chăng nhất thiết phải đưa đến hậu quả đáng buồn là xóa hết nỗi thương tiếc, bối rối, đau khổ và hối hận? Vậy phải chăng nó cũng làm mất đi dấu vét xấu xa và vô ân nơi  tội đã phạm? Nếp sống chúng ta luôn bất xứng, vậy khi tội lỗi đã được tha, chúng ta hoàn toàn được bình đẳng với những người xưa nay vẫn sống trong sạch sao? Nhiều người biết tội mình rồi, nhưng lương tâm chẳng áy náy bao nhiêu về việc xúc phạm tới Chúa, mà chỉ lo lắng nhiều về danh thơm tiếng tốt nơi xã hội bị giảm sút. Lúc đó dường như tội lỗi chẳng còn liên can gì tới Thiên Chúa, nhưng chỉ liên hệ đến loài người và được coi như một sự kiện ai cũng biết, cũng chê ghét. Do đó, một tội lỗi đã qua, đã được tha thứ vẫn còn là sự kiện tội lỗi, một vết nhơ tồn tại tới muôn đời.

 

THÁI ĐỘ ĐÁNG PHỤC

Đối với các tâm hồn đạo đức, tội lỗi luôn là một sự kiện gây nhục nhã và đau khổ, đàng khác họ cũng chẳng ngu dại, vô tư hoặc ham vui sướng mà quên quá kh nặng nề và u buồn của tội lỗi. Họ chỉ tìm đủ cách để đền bù cho Đấng sẵn sàng lấy lòng nhân từ hải hà tha thứ cho loài người. Các tâm hồn đạo đức biết rằng tội lỗi tuy đã được tha thứ nhưng vẫn còn để lại những nợ phải đền, những vết nhơ, những lệch lạc những yếu đuối, nên họ thấy cần phải đền tội, cần phải tỉnh thức và sốt sắng cầu nguyện luôn mãi.

Như thế các tâm hồn ấyï đã hiểu rõ lời thánh vịnh: ‘Tội lỗi tôi luôn ở trước mặt tôi.’ Nếu trong một giây phút tức giận mù quáng mà tôi đã vả mặt cha tôi, thì tức tốc tôi phải xin lỗi Ngài ngay, phải quỳ xuống xin Ngài tha hết, nhưng thực sự từ đó về sau không thể nào tôi có thể quên được bàn tay tôi và gương mặt kia được. Cho dù người Cha nhân từ, vô cùng độ lượng có âu yếm bảo tôi: Con đừng nghĩ tới nữa; nhưng không thể được, tôi sẽ nhớ mãi mãi, tôi sẽ suy tư điều đó cho tới hơi thở cuối cùng!

Thiên Chúa là người Cha yêu thương và dịu hiền hơn hết các người cha trên trần gian, Ngài cao cả lạ lùng: Ngài là Đấng vô biên, đáng tôn thờ vô ngần.

Tôi phải làm gì để sửa lại những lầm lỗi mà tôi đã xúc phạm đến Ngài? Trong tất cả những phương thế sửa lại này, hôm nay tôi muốn dồn hết tâm lực vào những phương thế căn bản và an ủi nhất, đó là bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi. Lòng biết ơn đầy thán phục, hăng say, âu yếm và đầy những hứa hẹn quảng đại như lời của tiên tri: ‘Đời đời con sẽ ca tụng lòng nhân từ của Thiên Chúa’, vì đời này con ca tụng Chúa chưa đủ phải đời sau ở trên Trời, hết tội lỗi rồi, con mới nhớ lại lòng nhân từ Chúa.

 

SUY NIỆM VÀ DỐC QUYẾT

Biết ơn là bổn phận, nhưng tôi đã chu toàn chưa? Biết ơn là một nhu cầu đối với tâm hồn cao thượng, còn tôi, tôi có cảm thấy nhu cầu đó không? Thường người ta chỉ quá chú tâm tới việc tìm cách đền tội bằng phép cáo giải và cầu nguyện là những phương thế rất tốt, mà lại coi nhẹ tâm tình biết ơn lẽ ra phải xâm nhập và trổi bật hơn những phương thế kia, vì biết ơn chính là động lực trang điểm và giúp cho những phương thế đó thêm mạnh mẽ. Không gì có thể kích động và duy trì tâm tình ghê tởm sự dữ nơi tâm hồn cao thượng cho bằng ấn tượng sâu xa về lòng nhân từ của Chúa.