Chúa Nhật III Phục Sinh  – Ngày 18 tháng 4, 2021

Lm. Peter Stravinskas

Các bài đọc: Acts 3:13–15, 17–19 • Ps 4:2, 4, 7–8, 9 • 1 Jn 2:1–5a • Lk 24:35–48 

bible.usccb.org/bible/readings/041821.cfm

Linh mục công bố: “Đây là Mầu nhiệm đức tin,”. Hãy lưu ý chủ tế không nói "Một mầu nhiệm đức tin," mà nói Mầu nhiệm đức tin. Vậy mầu nhiệm là gì? Đó là mầu nhiệm về cuộc Thương khó, cái Chết và sự Phục sinh của Chúa được tái diễn qua bí tích trên bàn thờ, nhằm đưa biến cố trọng tâm lịch sử nhân loại vào thời khắc hiện tại. Đó là mầu nhiệm Nhập Thể được kéo dài trong không gian và thời gian qua Giáo hội. Đó là mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, là dấu chỉ Ngươi muốn được gần gũi với những kẻ Người yêu thương. Đó là mầu nhiệm trông đợi ngày Chúa Kitô trở lại với tư cách là quan tòa xét xử thế gian, đánh dấu những ngày các bí tích sẽ ngừng lại vì Thiên Chúa “có toàn quyền trên muôn loài” (1Cr 15, 28), và lúc ấy chúng ta “sẽ biết hết, như Thiên Chúa biết chúng ta (1Cr 13:12). Và tất cả mầu nhiệm này giải thích tại sao chúng ta ăn chay, tại sao chúng ta bái gối, tại sao chúng ta chỉ được rước lễ khi sạch tội, tại sao chúng ta có thiện cảm đặc biệt đối với các linh mục đưa chúng ta đến với mầu nhiệm, tại sao chúng ta quan tâm đến việc nuôi dưỡng ơn kêu gọi nơi các thanh thiếu niên để tiếp nối các ngài.

Vào Chúa Nhật Thứ Ba Phục Sinh, Giáo Hội cho chúng ta đọc lại chương 24 Phúc Âm Thánh Luca về câu chuyện Emmaus, đoạn Tân Ước tôi yêu thích. Như chúng ta vừa nghe, hôm đó là buổi tối ngày Phục Sinh khi hai môn đ Chúa Giê-su đang cô đơn, thất vọng trên đường thì gặp một Người lạ, vị đó dẫn hai người vào cuộc đàm thoại về ý nghĩa Kinh Thánh liên quan đến sự đau khổ và cái chết của Đấng Mê-si-a. Họ bị Người lạ lôi cuốn đến nỗi họ mời Người dùng bữa với họ, rồi sau đó, trong một sự đảo ngược vai trò gây ấn tượng, Vị khách trở thành Chủ nhà khi Người “bẻ bánh” cho họ, hai ông liền mở mắt và nhận ra Người không phải ai khác mà là chính Chúa Phục sinh, cũng lúc ấy Người biến đi khỏi tầm mắt họ.

Lu-ca đã kể lại câu chuyện quyến rũ và duyên dáng này vì ngài viết cho những người rất giống chúng ta. Họ là những người sống khoảng ba mươi hoặc bốn mươi năm sau cái Chết và Phục sinh của Chúa Kytô, những kẻ chưa bao giờ biết Chúa trong cuộc sống trần thế của Người, những kẻ có lẽ cảm thấy bị lừa dối vì đã không có dịp chứng kiến các sự kiện đó. Họ cũng là những kẻ có thể đã rơi vào thói quen tham dự Bí Tích Thánh Thể cách thờ ơ hoặc không ý thức về sự cao cả của Mầu Nhiệm này. Điểm câu chuyện Emmaus đưa chúng ta trở lại đúng thời điểm thì rất thâm thúy, đó là chúng ta, những người sống sau Cái chết và Sự Phục sinh của Chúa hai thiên niên kỷ, cũng không thua kém những người đã cùng đi và trò truyện với Chúa. Sự khẳng định này rất tinh tế khi chúng ta biết rằng chính giây phút hai môn đ nhận ra Đấng Kitô lúc Người bẻ bánh, thì Người đã biến mất khỏi tầm mắt họ. Vì vậy, những người đi trước chúng ta trong đức tin chưa chắc đã lợi thế hơn chúng ta, vì chúng ta cũng đến với Chúa Phục Sinh theo cùng một cách y hệt như họ thôi.

Vậy thì đây là câu chuyện kể về Chúa Phục sinh hay về Bí tích Thánh Thể? Thưa cả hai - cùng một câu chuyện và cùng một thời điểm - vì chúng ta được chiêm ngưỡng Chúa Kitô Phục Sinh ngay trong Bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm đức tin, như Phụng Vụ Thánh khẳng định điều đó. Và mầu nhiệm căn bản này chứa đựng mọi mầu nhiệm khác của đức tin. Câu chuyện Thánh Lu-ca kể giống như một cuốn giáo lý tổng hợp, trình bày những điều cơ bản của giáo lý Công Giáo - tất cả không chỉ dẫn chúng ta đến với kiến thức mở mang trí tuệ mà còn đem lại cảm nghiệm cá nhân sâu sắc về Chúa Phục sinh nữa. Cách tốt nhất để chứng minh điều tôi đang nói, là hãy làm theo gương Chúa như Lu-ca đã chỉ cho chúng ta thấy. Khi Chúa Giê-su muốn soi sáng cho hai môn đ bối rối kia, Người đã cùng đi đường với họ. Vậy tôi có thể mời bạn cùng với tôi đi đến Emmaus, một quãng đường đã từng đưa hai ông nhận ra Chúa theo một cách mới, độc đáo, thú vị và sống động không?

Lu-ca giới thiệu chúng ta với hai môn đ rời Giêrusalem, đi đến thị trấn vùng nước đọng Emmaus. Giêrusalem là điểm được nhắc tới vì tại đó Chúa Giêsu đã trải qua cái Chết cứu độ của Người. Nhưng bạn hãy lưu ý: các môn đ giờ đây đang rời xa Giêrusalem càng mau càng tốt, vì họ không muốn là người tiếp theo phải chịu khổ nạn, nói khác đi, họ không chấp nhận một Đấng Mêsia bị đau khổ. Tuy nhiên, người lữ hành lạ đã phải dài dòng giải thích cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu Kytô cần thiết như thế nào. Kết luận hiển nhiên là Chúa đã được vinh quang chỉ do chấp nhận cái chết ô nhục trên Thánh Giá. Điều này áp dụng cho bất cứ ai muốn tin theo Chúa ở mọi thời đại cũng là điều hiển nhiên: Chúng ta không có quyền mong được dự phần Phục sinh của Chúa Kytô nếu chúng ta không muốn kết hợp với Người bằng cách chấp nhận dự phần đau khổ với Người.

Điều quan trọng cũng cần ý thức, đó là cuộc gặp gỡ cứu độ này do chính Chúa Giê-su chủ động, chứ không phải vì hai môn đệ đủ tài thuyết phục được một người nói giỏi nói hay, hoặc vì họ đã nhận ra những khả năng toan tính thành lập một nhóm chiến thắng. Trái lại, Chúa Giêsu đến gần họ và cho họ cơ hội để dấn thân vào đời sống đức tin. Đức khiêm nhường kêu gọi chúng ta hãy suy xét việc chính Thiên Chúa đã chọn chúng ta trong Chúa Giêsu Kytô; chứ không phải chúng ta đã chọn Người. Người mời gọi chúng ta hãy tin, nhưng chính Người sẽ không bao giờ ép buộc chúng ta. Chỉ có sự đáp trả dấn thân hoàn toàn của cá nhân, thì những điều trọng đại mới chắc chắn sẽ xảy ra.

Điều gì đã khiến hai môn đồ tiếp tục đồng hành với Chúa Giê-su trong suốt cuộc đời và sứ vụ của Người trên dương gian? Chính tự các ông đã nói ra: “Chúng tôi hy vọng rằng Người là Đấng . . . ”  Hy vọng là nhân đức quan trọng. Trong cuộc sống hiện thời, nếu chúng ta có thiếu nhân đức nào trong các nhân đức, thì đó chính là đức trông cậy, và vì thế chúng ta chứng kiến rất nhiều người không thoát được hành động tự sát vì tuyệt vọng tột cùng. Nhưng hy vọng của chúng ta không bao giờ được đặt sai chỗ; chúng ta tin cậy nơi Chúa Kytô và sức mạnh tuôn trào từ Phục sinh của Người; niềm hy vọng dựa trên bất cứ thực tại mong manh nào thì đó không phải là niềm hy vọng đích thực, nhưng chắc chắn chỉ mang lại cho chúng ta những bảo đảm giả tạotai hại.

Cuộc hành trình đang diễn tiến thì họ đến gần một quán trọ, và các ông xin Người lạ ở lại với họ. Tại sao vậy? Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán: Có phải các ông mong được tiếp tục trò chuyện về một đề tài mình yêu quý không? Có phải là để làm họ quên đi nỗi buồn và sự mất mát, hay để thắp sáng lên niềm hy vọng của họ? Hay đó phải là việc tập tành đức bác ái Kytô Giáo, vâng theo các điều răn Chúa Giêsu dạy không? Dù giải thích thế nào đi nữa, lời nài xin “Hãy ở lại với chúng tôi” vẫn phải là lời cầu xin Chúa của mọi Kytô hữu. Và sau đó Người tỏ cho họ thấy Người có thể ở lại với họ cách nào.

Chúa Giê-su đã làm một công việc mà độc giả của Tin mừng Lu-ca vào khoảng năm 80 sau Công Nguyên sẽ nhận ra rõ ràng, đó việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, qua việc sử dụng nghi thức với ngôn ngữ và cử chỉ quen thuộc: “Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra và trao cho các tông đồ. ” Và kết quả thế nào? "Mắt họ đã mở ra và họ nhận ra Người." Rồi sao nữa? "Chúa Giêsu đã biến mất khỏi tầm mắt các ông." Thật là kỳ lạ, cho tới khi người ta nhận ra điều Luca đang cố gắng chứng minh. Một cách thơ mộng và đẹp đẽ, ngài muốn nói rằng khi người ta đã có Chúa Giêsu Thánh Thể rồi thì sự hiện diện của Chúa Giêsu trần thế không còn cần thiết nữa. Khi đã chuẩn bị cho các tông đồ bằng cách bẻ bánh Lời Chúa với họ trên đường, thì sau đó Chúa Phục Sinh bẻ bánh Thân Mình Ngài. Đó chẳng phải chính xác những gì chúng ta đang cử hành trong các Thánh lễ khi Kinh Thánh được công bố và giảng giải, khiến tâm hồn chúng ta bừng cháy mãnh liệt hơn sao? Và Thiên Chúa là Đấng hằng quảng đại ban cho chúng ta nhiều ơn lành hơn nữa qua việc ban tặng Mình và Máu Con của Người.

Tôi cần lưu ý tất cả đoạn Tin Mừng này chỉ tập trung vào một từ mà thôi. Một học giả Kinh Thánh, có lẽ không mấy quan tâm đến thời đại của mình, ông cho chúng ta biết việc thêm thắt các lời nói vào chứng minh rằng những lời Người vẫn sốngở ngay giữa câu chuyện khi các phụ nữ kể lại “câu chuyện” của họ để cho thấy những người nghe họ nói đã không tin họ. Tất nhiên, đức tin Kytô Giáo buộc tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại hoặc vẫn sống, nhưng không chỉ ở trên Thiên đàng, được đem đi khỏi chúng ta cho đến Ngày Phán xét. Chúng ta cảm nghiệm một Chúa Giêsu “vẫn sống”, nhất là qua Bí tích Thánh Thể, bí tích đến với chúng ta nhờ Giáo Hội, Nhiệm Thể của Người.

Đây là một điển hình bởi vì Chúa Kytô không muốn tách rời khỏi Giáo Hội của Người: Người là Đầu; chúng ta là các chi thể. Giáo Hội ấy một chức thánh được Thiên Chúa thiết lập – một chức tư tế giúp cho Thánh Thể được hiện diện trên các bàn thờ chúng ta và một chức tư tế để rao giảng Lời Chúa như câu chuyện Emmaus cho thấy. Do đó, lời chứng của các người phụ nữ không được chấp nhận. Dường như cả câu chuyện của hai môn đ cũng không được chấp nhận, vì họ được chào đón bằng lời báo: Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn”.  Những mặc khải hoặc cảm nghiệm riêng tư này về Chúa Kitô Phục Sinh dù có mang tính cách gợi ý đi nữa thì vẫn phải được chứng thực hoặc xác nhận bởi sự chứng giám ​​ca các thầy dạy được Thiên Chúa ch định là các tông đồ, và đặc biệt nhất bởi thánh Phêrô, người đứng đầu các tông đồ. Chỉ khi ấy, lời công bố của hai môn đệ và các phụ nữ kia mới có ý nghĩa. Cho đến ngày nay, bất kỳ ai muốn nhận lấy Thánh Thể Chúa Kytô đều phải lãnh nhận qua Giáo hội của Người, điều này mặc nhiên chấp nhận thẩm quyền giảng dạy của Giáo Hội và thực hành trong cuộc sống hàng ngày của người ấy.

Được nuôi dưỡng bằng Bí tích Thánh Thể, các tín hữu cũng phải noi gương các môn đệ thuở ban đầu bằng cách ra đi chia sẻ tin mừng về Chúa Kitô Phục Sinh với tất cả những ai họ gặp gỡ. Tinh thần truyền giáo phải là đặc điểm nổi bật của mọi Kytô hữu, như Công đồng Vatican II đã nhắc nhở chúng ta, điều này đòi hỏi những nỗ lực cá nhân trong việc truyền giáo và hỗ trợ công việc của những người dấn thân trọn đời vào việc truyền giáo. Sau cùng, chẳng phải đức tính hiếu khách của Kytô hữu đối với vị Rao Giảng trên đường (Emmaus) đã giúp cho hai môn đ sau đó nhận ra vị khách đồng hành chính là Chúa Kytô sao? Chúa Kytô ấy cũng thường đến trong dáng dấp người nghèo và người túng thiếu, đã được các nhà truyền giáo giới thiệu theo một cách đặc biệt đó sao?

Người Khách lạ trên đường Emmaus đưa các môn đệ từ mù lòa đến sáng mắt, rồi sáng lòng. Mô tả hành trình đức tin là điều thú vị nhất: đức tin mới chớm nở. . . niềm tin bị lung lay. . . tỉnh ngộ. . . hiểu biết. . . niềm tin đích thực. Đó là tiến trình đức tin của các tông đồ, các môn đệ và cả chúng ta nữa. Đức tin chân thực chỉ có sau khi đã được thử thách; nhưng trong sự thử thách, chúng ta cần nhớ và tin rằng có Chúa Giêsu ở với chúng ta trong hành trình này – để nâng đỡ chúng ta bằng Lời Chúa và Thánh Thể Người, đưa chúng ta tiến tới Vương quốc nơi tiệc cưới của Chiên Con đã bắt đầu.

Vào ngày sau hết, chúng sẽ không ngạc nhiên nếu Chúa Kytô khởi sự mặc khải cuối cùng của Người bằng cách làm một cử chỉ nào đó rất quen thuộc với chúng ta – cử chỉ đó sẽ giúp chúng ta biết những gì sắp xảy ra. Có thể Ngài sẽ “bẻ bánh” cho chúng ta trong bữa tiệc thiên quốc ấy và khi chúng ta sấp mình thờ lạy (như chúng ta vẫn thường làm trong hành động tại đây nơi trần gian này), thì Chúa Giêsu sẽ không biến đi khỏi tầm mắt chúng ta như Người đã biến đi ở Emmaus; không đâu, Người sẽ tỏ mình cho chúng ta với tất cả vinh quang của Ngươi. Mầu nhiệm đức tin sẽ không còn là điều bí ẩn nữa, chúng ta cũng chẳng cần đức tin nữa, nhưng chúng ta sẽ hiểu chắc chắn rằng chính Bí tích Thánh Thể đã thực sự giữ gìn chúng ta trên con đường dương gian như thế nào – tựa như đến Giêrusalem và đi xa hơn nữa – và nhờ Bí Tích Thánh Thể đã khiến con mắt đức tin chúng ta luôn chăm chú nhìn vào Chúa Giêsu Đấng vẫn sống. Lời chúng ta cầu nguyện “Xin hãy ở lại với chúng con” sẽ được nhậm lời vào ngày Chúa mời gọi chúng ta hãy ở lại với Người.

Nguồn: The Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)

Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp

 

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm B