Chúa Nhật II Mùa TN – Ngày 17 Tháng 01 Năm 2021

Phó tế Peter Trahan

 

Các bài đọc: 1 Sm 3:3b-10, 19 Ps 40:2, 4, 7-8, 8-9, 10 1Cor 6:13c-15a, 17-20 Ga 1:35-42

bible.usccb.org/bible/readings/011721.cfm

 

“Đây là Chiên Thiên Chúa." Đó là những lời đầy khích lệ. Dù những lời này mang ý nghĩa rất phong phú, nhưng có lẽ đây vẫn là câu Kinh Thánh đem lại an ủi nhiều nhất. Tại sao đem lại an ủi nhiều nhất? Bởi vì là những lời nói với tâm hồn chúng ta. Theo nhiều cách, Thánh Tôma Aquinô bảo chúng ta rằng bản chất con người tự bẩm sinh khao khát Thiên Chúa. Thánh nhân suy ra điều này từ thuyết thần học của ngài về linh hồn. Lý trí và ý chí là những khả năng cao quý của linh hồn. Lý trí không ngừng tìm kiếm những gì là chân, còn ý chí không ngừng tìm kiếm những gì là thiện. Cả hai khả năng ấy (tức là chúng ta) cùng đáp lại những điều phù hợp với ước muốn tìm kiếm này bằng cả hai cách. Khi một điều là thật, thì không nhất thiết phảitốt, nhưng khi một điều là tốt thì tôi phải nhận đó là thật.

Người ta có thể nói rằng tình yêu người khác dành cho bạn tuy được nhìn nhận là tốt, nhưng rất có thể nó lại biến thành một nhận thức sai lầm.  Dù vậy, ban đầu tình yêu ấy tốt bởi vì nó giúp bạn hướng về điều thiện. Như thế, một điều ít ra tạm thời có thể là tốt thì chưa hẳn đã thật. Nhưng một điều thực sự tự nó vừa là thật vừa là tốt, thì tâm hồn hoặc linh hồn ta sẽ đáp lại bằng cách hướng về điều ấy và tìm kiếm điều ấy. Vậy khi nghe lời tuyên bố “Đây là Chiên Thiên Chúa”, tâm hồn ta sẽ đáp lại với tất cả tâm tình nồng ấm và trìu mến.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, có bốn câu chắc chắn giúp chúng ta suy nghĩ xem ngày xưa các môn đệ đã tiếp cận chúng thế nào ngày nay chúng ta tiếp cận chúng ra sao. Câu đầu tiên, “Đây là Chiên Thiên Chúa; sau đó là “Các anh tìm gì thế?”; “Đến mà xem,” và cuối cùng “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a”. Những câu này liên tiếp mô tả tiến trình trở thành môn đệ Chúa.

Sau phần mô tả trên, khi nghe Gioan Tẩy Giả nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”, các môn đệ không chút do dự đắn đo. Không có thảo luận hoặc tìm hiểu ý nghĩa của câu nói, hoặc phải trả lời thế nào. Trái lại, Phúc Âm cho biết: "Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su…" Các môn đ lập tức đáp lại vì tâm hồn các ông bị đánh động. Là người Do Thái trung thành, các ông đã ý thức được những lời tiên tri về sự xuất hiện của Đấng Mê-si-a. Việc tuyên xưng Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa kết nối hai điều trong đức tin người Do Thái: sự xuất hiện của Đấng Mê-si-a và con chiên hy lễ để tha thứ tội lỗi. Người ta vẫn nghĩ Đấng Mê-si-a, vị cứu tinh dân Israel hằng mong đợi các nghi lễ hiến tế không phải là hai điều giống nhau. Nhưng giờ đây khi nghe Gioan công bố Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa, thì đối với các ông, điều này có nghĩaơn cứu độ nhờ được tha thứ tội lỗi. Điều này khiến họ lập tức đáp lại, vì nó đáp ứng được niềm mong ước cuối cùng của tâm hồn họ. Linh hồn họ đã đáp lại khi nhìn nhận điều này là sự thật và sự thiện.

Đối với chúng ta cũng vậy. Nhờ học hỏi giáo lý và các việc đạo đức, chúng ta đã biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độnhờ Lòng Chúa Thương Xót, Người ban cho chúng ta ơn tha thứ tội lỗi. Khi nghe những lời tuyệt vời “Đây là Chiên Thiên Chúa”, hoặc trong Thánh Lễ hay khi đọc Tin Mừng, đó là lời nhắc nhở chúng ta đổi mới linh hồn chúng ta, Người đã hoàn thành ước nguyện của tâm hồn chúng ta. Chúng ta mau mắn đáp lại như các môn đệ đã làm, bằng cách hướng về Chúa Giêsu và đi theo làm môn đệ Người.

Các ngươi tìm gì?

Đây là một câu hỏi mà chúng ta thấy Chúa Giêsu đã biết câu trả lời. Nó gợi lại một câu hỏi khác trong Kinh Thánh. Trong sách Sáng thế, lúc Thiên Chúa trở lại vườn Địa đàng sau khi A-đam và Ê-va đã bất tuân lệnh cấm, Người hỏi A-đam, "Con ở đâu?". Hỏi như thế, Thiên Chúa kêu gọi A-đam hãy xét lại mối tương quan hiện nay của ông với Thiên Chúa là gì. "Ngươi đang ở đâu" nghĩa là hiện giờ ngươi thấy mình đang sống trong tình trạng nào? Tương tự như vậy, khi hỏi hai môn đ "Các ngươi tìm gì?", Chúa Giêsu giúp các ông ý thức Người là Đấng các ông đang tìm kiếm. Với câu hỏi này, Chúa Giêsu liên kết việc đáp lại của tâm hồn họ với ý thức của họ. Người muốn hỏi, "Tâm trạng bạn bây giờ ra sao?" Suy nghĩ về tình trạng mới của họ chính là khởi đầu cho việc làm môn đệ:  Học với Thầy và đi theo Người.

Cũng thế, bài Tin Mừng này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải hết sức cố gắng học hỏi nơi Chúa Giêsu qua cầu nguyện và việc đạo đức, qua các bí tích học thêm giáo lý cùng việc đào tạo dành cho người trưởng thành. Càng tìm hiểu về Chúa và lời hứa ơn cứu rỗi, chúng ta càng muốn đi theo Người hơn trong sứ mệnh loan báo ơn cứu độ cho mọi người. Chúng ta loan báo Tin mừng, không chỉ bằng cách nói về Đức Kitô để người ta quyết định đúng đắn trở thành Kitô hữu hoặc làm một Kitô hữu tốt hơn, nhưng còn để đưa họ đến mối tương quan mật thiết hơn với Đức Kitô, nhờ ý thức rằng Đức Kitô đã làm thỏa lòng mong ước của họ.

Hãy đến mà xem.

Trả lời câu hỏi "Thầy ở đâu?" của các môn đệ, Chúa Giêsu nói, "Hãy đến mà xem". Người không chỉ đơn thuần nói các ngươi cứ đến thì thấy nơi tôi đang ở; nhưng Người còn nói rõ hễ đi theo Người, thì “các ngươi sẽ thấy.” Có nghĩa là mắt của họ sẽ mở ra để thấy được Người là ai và sứ mệnh của Người là gì. Mặc dù lúc đó có thể các ông chưa nhận ra điểm cốt yếu của câu hỏi, nhưng sau một thời gian ngắn sống với Chúa Giêsu (“họ đã ở lại với Người vào ngày hôm đó”), họ bắt đầu “nhận ra” mọi điều về Chúa Giêsu và ơn gọi của họ là hãy trở nên môn đệ Người.

Là Kitô hữu, chúng ta đi theo Chúavai trò chúng ta môn đệ sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Suốt cuộc đời làm Kitô hữu, chúng ta “đến mà xem” để biết Chúa là ai và tham dự vào sứ mệnh của Người nghĩa là gì.

Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a.

Mặc dù các môn đ gọi Chúa Giêsu là “Rabbi”, nhưng khi họ “đến mà xem”, thì nhận ra Người còn hơn thế nữa. Sau thời gian với Người, các môn đệ hướng tâm hồn ra ngoài để tìm và báo tin mừng cho người khác. Môn đệ Anrê đến gặp Simon em mình, nhưng ông không nói "Chúng tôi đã gặp được một ông Rabbi mới"; ông chỉ đến gặp Simon để cho ông này biết họ đã gặp được "điều họ đang tìm kiếm."

Khi đã biết được Đức Kitô là ai nhờ học giáo lý và đời sống bí tích, việc tâm hồn chúng ta đáp lại là hãy nói cho người khác biết về Đức Kitô và lời Người hứa ban ơn cứu rỗi. Thực tại cuối cùng của lời hứa cứu độ còn vượt trên cả việc công bố cuộc giải phóng chúng ta thoát khỏi những khó khăn của cuộc sống này. Chúa Giêsu không hứa hẹn một cuộc sống thịnh vượng và thoải mái, Người nói, “Trong thế gian, anh em sẽ phải khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”. (Ga 16:33) Ở chỗ khác, Người nói, “Nếu thế gian ghét anh em, hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước”. (Ga 15:18)

Là Kitô hữu mang sứ mạng truyền giáo, chúng ta đã bị thế gian ghét hơn hai ngàn năm nay rồi. Sự bách hại và tử đạo là một phần trên bước đường truyền giáo. Tuy nhiên, Chúa Giêsu cho chúng ta một tin vui khi Người nói, “Đừng để lòng mình phiền muộn. Anh em có niềm tin vào Thiên Chúa; anh em cũng hãy tin vào Thầy. Trong nhà của Cha Thầy có nhiều chỗ ở. Nếu không có, Thầy chẳng nói với anh em rằng Thầy sẽ chuẩn bị một chỗ cho anh em sao?” Không, ơn cứu độ của chúng ta không phải là một cuộc giải phóng của con người trần thế, nhưng với chúng ta là Kytô hữu, những người có “đức tin nơi Thiên Chúa” và “cũng có đức tin nơi Đức Kitô”, ơn cứu độ nghĩa là có một chỗ ở trong nhà Cha. Giống như Chúa Giêsu đã nói với Phi-la-tô: “Nước Ta không thuộc về thế gian này” (Ga 18: 36), thì nhà Cha cũng như sự giải thoát của chúng ta cũng không thuộc về thế gian này.

“Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian,

Phúc cho những ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”.

 

Nguồn: Homiletic & Pastoral Review (hprweb.com)

Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp


Suy Niệm Lời Chúa Năm B