Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng - (Năm B)

Ngày 29-11-2020

Lm. David Vincent Meconi, SJ

 

Hôm nay là Ngày đầu tiên của Năm Phụng vụ mới, ngày bắt đầu mùa Vọng, ngày luôn luôn một cuộc giã từ mọi thứ để đón tiếp cái mới. Vậy ai trong chúng ta tiếc nuối năm 2020 không? Nào là COVID, cách ly, đeo khẩu trang, giữ khảng cách, hủy bỏ các tiện nghi và thậm chí những sinh hoạt cơ bản bình thường nhất, rồi đến các cuộc bầu cử và các cáo buộc đang diễn ra, ngay đến việc chứng kiến Thẩm phán Amy Coney Barrett bị chỉ trích là người sống đức tin Công giáo nhưng không đủ trình độ chuyên môn để nắm chức thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, và có lẽ mỗi chúng ta đều có một danh sách dài lê thê nữa. Giã từ năm 2020!

Các bài đọc Năm Phụng vụ mới này sẽ dẫn chúng ta đến với Tin Mừng Máccô, sách phúc âm đầu tiên, ngắn nhất và gọn nhất trong bốn sách phúc âm. Các bài đọc hôm nay của tiên tri Isaiah, thư thứ nhất gửi Cô-rinh-tô và phúc âm theo thánh Máccô đều nhắm vào tầm quan trọng của ý chí tự do như ân huệ mỗi người chúng ta lãnh nhận để sử dụng khả năng của mình trong mấy chục năm ngắn ngủi trên mặt đất này. Chúng ta được nhắc nhở phải tỉnh thức vì cuộc sống luôn có những lo toan, nhưng chúng ta có quá nhiều thời giquá nhiều thứ trong cuộc sống trần gian này, nên Mùa Vọng là thời điểm thích hợp để xét mình xem chúng ta đang sử dụng những ngày tháng và ước muốn của mình thế nào.

Vì thế, Tiên tri Isaiah thắc mắc tại sao Thiên Chúa để chúng ta lạc xa đường Chúa. Truyền thống Công giáo giải thích đó là bản chất rất tự nhiên của Thiên Chúa. Người không thể tạo dựng những kẻ yêu thương vì bị ép buộc, mâu thuẫn, như thành ngữ không thể vẽ một hình vừa vuông vừa tròn. Người ta phản biện rằng "Chúa có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn." “Đúng vậy, nhưng một hình vừa tròn vừa vuông hoặc một việc thiện bị ép buộc thì chẳng ý nghĩa gì cả. Con người có khuynh hướng say mê quyền lực, nhưng Thiên Chúa vẫn không lấy một ý chí khác để thay thế ý chí tự do của con người dù ý chí đó là nổi loạn. Thật ngạc nhiên khi biết Thiên Chúa ưa thích sự toàn vẹn của công cuộc tạo dựng xét theo bản chất của muôn loài hơn cái chết của chính Con mình. Xa-tan là kẻ thắng vượt ý chí con người; còn Thiên Chúa luôn luôn theo đuổi và mời gọi con người mà chẳng bao giờ chiếm đoạt được con người, ngay cả khi sự cứu rỗi của con người đang bị đe dọa.

Có lẽ đây là lý do tại sao Thánh Phao-lô trong Mùa Vọng này đã ra sức củng cố đức tin, nhắc nhở các tín hữu rằng họ không thiếu những ơn huệ thiêng liêng đâu. Khi nhận phép Rửa Tội, chúng ta không chỉ nhận được ba nhân đức đối thần đức tin, đức cậy và đức mến, mà còn nhận được những ân sủng cũng như hoa trái của Chúa Thánh Thần nữa. Chúng ta được chuẩn bị trở nên thánh thiện hơn. Vậy bây giờ chúng ta hãy nuôi dưỡng tinh thần luôn phó thác không ngừng, hãy để Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta từng giây từng phút trong ngày, tìm thấy Thiên Chúa trong “dấu chỉ của giây phút hiện tại”. Mỗi khi suy nghĩ về ý nghĩa vĩnh cửu của từng giây phút, tôi thường nhớ đến những lời của đại văn hào C.S. Lewis, giúp ta luôn quan tâm và chú ý đến tầm quan trọng và sự cao quý của mọi người chúng ta gặp:

“Không có ai là tầm thường. Bạn không bao giờ nói chuyện được với một người đã chết. Các quốc gia, nền văn hóa, nghệ thuật, nền văn minh - đó là những thứ chóng qua, đối với sự sống của chúng ta, sự sống của chúng giống như sự sống của loài muỗi mòng mà thôi. Nhưng, chính những thứ bất tử mà chúng ta cùng đùa giỡn, cùng làm việc, cùng kết hôn, đã xúc phạm hay bóc lột, lại là những nỗi kinh sợ vĩnh cửu hoặc những điều huy hoàng muôn đời. Chính khi bạn ở bên cạnh Mình Thánh Chúa, Đấng lân cận của bạn là đối tượng linh thiêng nhất mà bạn cảm nhận được. Nếu Đấng ấy là người hàng xóm Kytô hữu của bạn, thì người hàng xóm ấy cũng thánh thiện giống như vậy, vì Chúa Kytô đang ẩn mình trong họ - Đấng tôn vinh và được tôn vinh, Đấng là chính sự Vinh Hiển, thực sự đang giấu ẩn (The Weight of GloryVinh quang vô tận).

Đây là Mùa của ẩn dật, Mùa của thinh lặng và lắng đọng tâm hồn.

Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta “Hãy tỉnh thức”!, nhưng để làm gì? Tất cả mục đích của Kytô giáo là đón nhận Chúa Kytô, nhưng chính Người cũng muốn đến với chúng ta. Chúng ta phải tỉnh thức chờ đón Người qua các cảm nghiệm của chúng ta, qua những người lân cận quanh ta, và trong Bí tích Thánh Thể. Chúng ta cũng hãy tỉnh thức đón Người trong vẻ tĩnh lặng ban đêm, trong những vẻ đẹp của tạo vật, trong mọi nhà qua mọi nhà chúng ta. Đây là mùa chuẩn bị cho Chúa đến âm thầm chứ không cần pháo nổ rình rang. Người là một Thiên Chúa khiêm nhường đã tin tưởng vào sự hiền hậu của một trinh nữ tuyệt vời nhất, để lấy sự cao cả của Người mà đo lường sự nhỏ bé của chúng ta: “Vì khi đến thế gian lần thứ nhất Người đã mặc lấy thân xác thấp hèn của con người” (Kinh Tiền tụng I Mùa Vọng). Vậy, chúng ta các tín hữu, hằng ngày hãy tỉnh thức để gặp nhau hôm nay và trong suốt Mùa Vọng trong mọi việc chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh, mời gọi nhau sống với Mẹ Maria nhiều hơn một chút trong những tuần cuối cùng Mẹ mang thai Chúa, qua cách chúng ta sống đời Kytô hữu trong từng lúc cũng như mọi lúc.

 

Nguồn: Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)

Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Diệp


Suy Niệm Lời Chúa Năm B