BẤP BÊNH

Chúa Nhật 18C Thường Niên

 

 

Mọi người đang chóng mặt với giá cổ phần trồi sụt thất thường.   Sức mạnh nền kinh tế thể hiện rõ nét qua sinh hoạt thị trường.   Mức phát triển trì trệ hôm nay đã làm cho bao người thất nghiệp.  Người ta đổ xô đi tìm những phương tiện sinh sống.   Bao nhiêu tay tư bản đang thi đua khám phá những cách làm giàu nhanh nhất.  Nhưng cuộc chạy đua đó đang hướng về đâu ?

 

NHỮNG CÁCH LÀM GIÀU.

 

Cuộc chạy đua đó đang mang lại cho cuộc sống mọi thứ tiện nghi và bảo đảm.  Con người ngày càng hạnh phúc và tin tưởng vào năng lực của mình.   Chính của cải đã khiến họ có thể an tâm tọa hưởng tất cả những nguồn lợi thiên nhiên.   Giữa cuộc sống dư thừa đó, con người dễ quên tất cả.   Chỉ còn một mình với những phương tiện dồi dào đáp ứng những đòi hỏi ích kỷ của mình.   Đó chính là tâm trạng của nhà phú hộ trong Tin Mừng hôm nay.

 

Nhà phú hộ tràn ngập niềm vui vì “ruộng nương sinh nhiều hoa lợi.” (Lc 12:16)   Nhìn về tương lai, ông thấy rất yên tâm, vì “bây giờ ê hề của cải.” (Lc 12:19)   Nhưng ông vẫn phải tính toán để bảo đảm cho những của cải khỏi hư hao vì giông bão, mối mọt, hay trộm cướp.   Oâng tự nhủ : “Mình sẽ làm thế này : phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó.” (Lc 12:18)   Lúc nào ông cũng chỉ có một quan tâm duy nhất về cái tôi của mình.   Trên đỉnh cao danh vọng, ông thấy hoàn toàn tự mãn về sự nghiệp lớn lao của mình.   Ông không cần chia sẻ với ai.   Người nghèo hay cộng đồng nằm ngoài đối tượng phục vụ của ông.   Thiên Chúa cũng bị gạt ra ngoài mọi ưu tư và cuộc sống của ông.

 

Trong khi ông quả quyết “mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm.   Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !” (Lc 12:19), “Thiên Chúa bảo ông ta: ‘Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?’”   Nhà phú hộ không suy nghĩ sâu xa.  Oâng tưởng cái tôi là nền tảng vững chắc nhất cho hạnh phúc.   Tất cả hạnh phúc hôm nay đều xoay quanh và dựa trên cái tôi của ông.   Nhưng chính cái tôi đó lại không có mấu cứ, làm sao có thể làm nền tảng cho hạnh phúc ?   Hạnh phúc chỉ lànhững dong dêu trôi nổi trên dòng sông dật dờ.   Đúng là dã tràng xe cát biển đông.   Khác với ông Gióp, ông không bị mất của cải.   Oâng chỉ bị đòi mạng.   Khi bị đe dọa trầm trọng như thế, ông giật mình.   Ông không thể không suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời và giá trị những thực tại trần gian.  Tiền bạc, của cải là gì trước cái chết ?   Mạng sống chỉ có một.  Của cải dư tràn cũng không thể sánh với mạng sống.   Bởi đấy mất mạng, của cải trở thành vô nghĩa.    Chính ông Côhelét đã cảm thấu được sự vô nghĩa đó khi thuật lại : “Có người đã đem hết khôn ngoan và hiểu biết mà làm việc vất vả mới thành công, rồi lại phải trao sự nghiệp của mình cho một người đã không vất vả gì hết.   Điều ấy cũng chỉ là phù vân và lại là đại họa.” (Gv 2:21)   Thật là cái vòng luẩn quẩn !   Bao nhiêu tim óc đầu tư tìm kiếm của cải.  Bao nhiêu thời giờ và công sức xây dựng cơ ngơi, sự nghiệp.  Tất cả có thể biến đi trong nháy mắt hay phải trao lại cho người khác.   Nhìn lại cuộc đời, ông Côhelét phải thốt lên : “Trọn cuộc đời chỉ là đau khổ, bao công khó chỉ đem lại ưu phiền !  Ngay cả ban đêm, nó cũng không được yên lòng yên trí.   Điều ấy cũng chỉ là phù vân !”(Gv 2:23)   Nghĩ cho cùng, “tất cả chỉ là phù vân.” (Gv 1:2)   Nếu thế, tại sao con người phải bon chen dành giựt ?  

 

Của cải vật chất không thể mang lại ý nghĩa giá trị đích thực cho con người.   Chính  Đức Giêsu đã vạch trần sự thật ấy : “Aáy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.” (Lc 12:21)   Cái tôi là trở ngại lớn nhất cho mọi thực tại hướng về Thiên Chúa.   Muốn “làm giàu trước mặt Thiên Chúa” phải có một cái nhìn mới lạ và phải vận dụng những phương tiện khác hẳn với lối làm giàu bình thường.   Quả thế, Đức Giêsu đã mách nước : “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu,” (Lc 16:9) tức là Nước Thiên Chúa.   Càng có nhiều bạn bè như thế, càng tích trữ được một kho tàng lớn lao trên trời.  Bạn bè đó chính là người nghèo.  

 

Trong khi bao người nghèo rên siết, ôâng phú hộ chỉ lo “ăn uống vui chơi cho đã !”   Tiền bạc là một cám dỗ lớn lao.   Oâng đã không chống cưỡng nổi ma lực của đồng tiền.  Muốn làm môn đệ Chúa Kitô, “phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu.” (Lc 12:15)    Chỉ có một bảo đảm duy nhất là “Đức Kitô, nguồn sống của chúng ta.” (Cl 3:4)    Kho tàng của chúng ta đang được ẩn giấu nơi Đức Kitô.   Đúng hơn, “sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa.” (Cl 3:3)   Chúng ta phải đầu tư bao nhiêu thời giờ và tim óc để có thể tạo được một sự sống đúng nghĩa như thế ?   

 

Đầu tư đó bắt đầu bằng nỗ lực “mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa, để được ơn thông hiểu.” (Cl 3:10)   Con người cũ đầy những giới hạn, nên chúng ta không thấy hết vấn đề.   Một khi đã tìm lại được hình ảnh Thiên Chúa nơi chính mình, chúng ta có thể dễ dàng phá tung những giới hạn trần gian để thấy “hình ảnh Đấng Tạo Hóa” nơi anh em.  Tất cả giới hạn về chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, đẳng cấp trở thành vô nghĩa.   Trong Đức Kitô “không còn phải phân biệt Hi lạp hay Do thái, cắt  bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ.” (Cl 3:11)   Thật là tuyệt vời !   Đức Kitô đã trở thành mối giây liên kết tất cả loài người.

 

Nhìn thấy đầu giây mối nhợ đó, ta sẽ thấy bản thân mình không còn là chủ thể tối cao và đối tượng phục vụ nữa.   Trái lại, những người anh em nghèo khổ mới là chính Đức Kitô cần phải được chia sẻ.  Ta sẽ không “thu tích của cải cho mình” nữa, nhưng cho Đức Kitô và các chi thể của Người.   Phục vụ một đối tượng lớn lao như thế tức là đang “làm giàu trước mặt Thiên Chúa” vậy.   Kiên nhẫn đầu tư theo lối này, ta sẽ “sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá.” (Lc 12:33)   Phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có thể kiếm được những túi tiền và kho tàng đó.  Tóm lại, đó là một cuộc hi sinh vô bờ bến có khi mất cả mạng sống. Thế nhưng, phàm ai từ bỏ mọi sự “vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp.” (Mt 19:29)  Chính vì mối lợi lớn lao đó, chúng ta nên tự kiểm hằng ngày về mức độ từ bỏ của mình.  Nếu không, chúng ta sẽ hụt hẫng khi giáp mặt với những thực tại thiên giới.

 

THẾ GIỚI HÔM NAY.

 

Bước hụt hẫng đó chính người phú hộ đã kinh nghiệm khi rơi xuống “âm phủ, ông ta ngước mắt lên thấy Lagiarô trong lòng tổ phụ.” (Lc 16:23)   Nơi trần thế, ông ngất ngưởng trên cao với những “lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình.” (Lc 16:19)   Oâng chỉ lo “thu tích của cải cho mình” và hưởng thụ một mình.  Người nghèo Ladarô không lọt vào mắt xanh của ông.   Nhưng từ dưới âm phủ cũng ánh mắt đó ngước lên tìm một chút lòng thương xót từ nơi tổ phụ Abraham và Ladarô.

 

Ngày nay trên thế giới biết bao nhiêu phú hộ đang sống phè phỡn trên 80% tài nguyên thế giới giữa một đại dương nghèo đói chỉ chiếm khoảng 20% của cải thế giới mà thôi. Giữa đại dương nghèo đói đó, đa số nhân loại không đủ cơm ăn áo mặc, không đủ thuốc chữa trị những bệnh nguy hiểm như liệt kháng, ung thư, đau tim v.v  Họ là những người thấp cổ bé họng, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị đàn áp bất công.  Họ không có tiếng nói.   Bởi vậy, nhân dịp nhóm G8 họp Hội Nghị Thượng Đỉnh tại Genova, Đức Gioan Phaolô II đã kêu gọi : “Các Siêu cường, các Vị quyền hành trên thế giới … hãy nghĩ đến các nước nghèo, hãy lắng nghe tiếng kêu than của các người nghèo.” (VietCatholic 28/7/2001)   Hãy chấm dứt tình trạng “thu tích của cải cho mình.”  Bao lâu còn nghèo đói, thế giới không thể hòa bình.   Thế giới không thiếu lương thực, nhưng thiếu những vòng tay mở rộng.   Bất công tràn lan vì người giàu ôm chặt tài sản và chỉ lo thỏa mãn những nhu cầu giả tạo, mặc cho những người nghèo phấn đấu một mình với cơn nghèo đói, rách nát.   Bằng chứng, “ các vị lãnh đạo các Siêu Cường nhắc lại cam đoan dùng 0.7% lợi tức cũa mức sản xuất để dành cho việc cộng tác phát triển các dân tộc.   Nhưng với thời gian qua đi, không một quốc gia ‘ân nhân’ nào đóng góp vào quĩ, trừ mấy nước miền Bắc Aâu.   Thậm chí, các Siêu Cường (Pháp, Anh, Ý, Canada) đã giảm bớt số viện trợ cho các quốc gia nghèo ở miền Nam Bán Cầu.” (VietCatholic 28/7/2001)   Đúng là đánh trống bỏ dùi !   Mới đây tại Genova lại hứa viện trợ 1 tỉ 200 ngàn Mỹ kim cho Phi châu chũa trị bệnh liệt kháng và các chứng bệnh thông thường.  Số tiền đó chỉ bằïng ngân khoản Hoa Kỳ dành mỗi năm cho việc chế tạo hỏa tiễn chống hỏa tiễn mà thôi. (xc. VietCatholic 28/7/2001)    Chẳng biết bao giờ mới thực hiện lời hứa đó.  Các phú hộ vẫn chễm chệ trên những bàn tiệc thịnh soạn, không thèm thí những miếng bánh vụn cho người nghèo.

 

Nếu ngày xưa người phú hộ sớm nhận ra sự liên đới và trách nhiệm đối với Ladarô, tình trạng không đến nỗi quá cách biệt sau cái chết như vậy.  Thực ra, ông đã không hề đối xử bất công với người nghèo Ladarô.   Oâng không sai đầy tớ đánh đập hay xua chó cắn Ladarô.   Thực tế, ông chỉ hưởng những của cải của ông, chứ không xâm phạm quyền lợi ai.  Nhưng ông đã giữ một khoảng cách quá xa với Ladarô.  Oâng chủ trương “sống chết mặc bay”.  Tội ông ở chỗ đó !

 

Ngày nay, để xóa bỏ khoảng cách giữa giàu nghèo, không thể theo chủ trương “đấu tranh giai cấp”.   Nhưng cần phải kêu gọi tình liên đới nhân loại.   Tình liên đới là một giá trị lớn lao trong tiến trình toàn cầu hóa.   Không cảm thấy liên đới, người giàu không bao giờ thấy được bổn phận đối với người nghèo.  Sở dĩ ï có liên đới với nhau, vì họ thuộc về một gia đình duy nhất.   Theo ĐHY Sodano, “ơn gọi nguyên thủy của nhân loại là xây dựng một gia đình duy nhất.” (VietCatholic 28/7/2001)   Kitô giáo là một điển hình.   Tất cả các Kitô hữu đích danh đều gắng sức xây dựng Giáo hội thành một gia đình, trong đó Thiên Chúa là Cha và mọi người đều là anh em với nhau.  Chính vì thế, “Kitô giáo là một tôn giáo có tính toàn cầu,” (ĐHY Sodano, VietCatholic 28/7/2001) bắt đầu từ tình liên đới giữa những người cùng chia sẻ một niềm tin và một tình yêu.   Từ đó, người Kitô hữu sẽ nhận thấy trách nhiệm của mình đối với việc toàn cầu hóa tình liên đới.   Ngày nay, nhân loại không còn lựa chọn nào khác.   Liên đới hay là chết !   Thời gian cấp bách lắm rồi !   Trong công cuộc này, giáo dân là những đội quân tiền phong.   Họ có nhiệm vụ phá tan những tảng băng giá trong lòng người và khơi dậy những ngọn lửa thương yêu, đoàn kết, liên đới.

 

Khi cố gắng liên đới với anh em, chúng ta đang hoàn thành ơn gọi của mình.   Chính ơn gọi này giúp chúng ta nhận ra địa vị cao cả của mình trong vũ trụ và giá trị đích thực của những thực tại trần thế.  Ý thức này sẽ đẩy xa mọi đam mê ích kỷ và giúp con người tìm lại được chính mình.  Nhưng muốn liên đới với anh em, chúng ta phải sẵn sàng từ bỏ cái tôi.   Liều thân vì anh em là liều mạng vì Thiên Chúa.   Đức Giêsu nhắn nhủ : “Ai liều mất mạng sống vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” (Lc 9:24)    Nhưng ai có thể đạt tới mức hi sinh lớn lao đó, nếu không phải là những người đang sống giữa những thực tại trần gian mà lòng vẫn “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3:1)   Chỉ những người siêu thoát như thế mới có thể hiệp nhất tất cả trong Đức Kitô.  Nhờ sức mạnh Thánh Linh, giữa thế giới đầy xáo trộn và thù nghịch hôm nay, họ vẫn có thể làm chứng cho mọi người thấy : “chỉ có Đức Kitô là tất cả và ở trong mọi người.” (Cl 3:11)

 

 

 


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm C