Chúa Nhật I Mùa Chay – Ngày 6-3-2022

Lm. Joseph Briody

 

Các bài đọc: Dt 26:4–10 • Ps 91:1–2, 10–11, 12–13, 14–15 • Rom 10:8–13 • Lk 4:1–13  

bible.usccb.org/bible/readings/030622.cfm

 

Cha tôi (không phải một người Aramean lang thang!) đi lễ hàng ngày và chăm chú lắng nghe Lời Chúa. Cha tôi cũng có một khu vườn. Một năm nọ, ông mang về những trái dâu tây đầu mùa, đưa cho tôi và nói: “Những trái đầu mùa dành cho tư tế.” Tôi được nhắc nhở về điều này qua Bài đọc trích sách Đệ Nhị luật hôm nay. Hoa quả đầu mùa được dâng cho thầy tư tế và như vậy là dâng cho Chúa. Dâng hoa trái đầu mùa cho Chúa có nghĩa là Chúa trên hết. Dâng hoa trái đầu mùa có nghĩa là dâng cả cuộc đời của một người cho Chúachúng ta dâng cho Người mọi sự “giống như bà góa nghèo đã bỏ vào hòm tiền dâng cúng cho Chúa toàn bộ cuộc sống của mình” (St. Irenaeus).

Có một điều tương tựnhưng cao cả hơn – đang xảy ra trong Thánh lễ. Một cuộc trao đổi kỳ diệu diễn ra. Chúng ta dâng hoa màu ruộng đất công lao của bàn tay con người để chúng trở nên Bánh Sự Sống và Thức uống thiêng liêng là chính Mình và Máu Chúa. Chúng ta dâng hiến những gì chúng ta có, rồi chúng ta lãnh nhận được chính Thiên Chúa.

Công thức ông Môi-se đưa ra để dâng hoa quả đầu mùa (Đệ nhị luật 26: 4–10) nói về việc Thiên Chúa đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền giải thoát dân Người khỏi ách nô lệ”. Điều đó gợi lại cuộc xuất hành và Thiên Chúa đã cứu dân Người như thế nào và cũng ám chỉ đến của lễ dâng trên Thánh Giá nữa. Trên Thánh Giá, Chúa đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền” để cứu chuộc chúng ta.

Cuộc giải thoát dứt khoát đó được nới rộng tới chúng ta trong mọi Thánh lễ khi chúng ta đứng dưới chân Thánh giá, dưới “cánh tay mạnh mẽ uy quyền dang rộng” của Chúa Giê-su Kytô. Trong Thánh lễ, trước tiên chúng ta dâng lên những hy sinh và cả cuộc đời chúng ta qua bàn tay của linh mục. Cây Thánh giá trên bàn thờ với “cánh tay mạnh mẽ  uy quyền dang ra” nhắc nhớ chúng ta về điều diễn ra trước mắt chúng ta trên bàn thờ sau khi Truyền phép, đó là Chúa Kitô đã hiến dâng mình vì chúng ta. Bí tích Thánh Thể chính là “Chúa Giêsu hiến mạng sống mình dân Người” (Charles de Foucauld). Từ bao đời, dân Chúa đã cầu khẩn Người đổi mới những việc kỳ diệu do “cánh tay mạnh mẽ uy quyền và dang rộng” của Người: “Xin cho tái diễn những điềm thiêng và lại làm những dấu lạ khác. Xin cho cánh tay hùng mạnh Ngài được vẻ vang hiển hách ”(Huấn Ca 36: 5). Đó là một lời kêu gọi được thực hiện một cách hùng hồn nhất khi Hy tế trên Thánh giá được thực hiện trong Bí tích Thánh Thể.

Mới đây, một người cha còn trẻ đang sinh hoạt trong Giáo xứ đã thú nhận rằng anh vừa mới biết (từ một podcast) rằng Thánh Lễ là một hy tế và trong đó, trước hết cùng với Chúa Kitô chúng ta dâng mình cho Chúa Cha. Đó là một tin quan trọng đối với anh vì trước đây anh chưa bao giờ anh nghe điều đó. Điều soi sáng này đã thay đổi hoàn toàn cách anh đã hiểu về Thánh lễ – cũng là cách anh đã sống cuộc đời mình. Việc chuyển các ơn huệ từ trên xuống – tức từ Thiên Chúa xuống chúng ta – gặp gỡ việc từ dưới dâng lên Thiên Chúa khi chúng ta kết hợp với lễ hy sinh của Chúa Kytô. Chúng ta dâng lên Thiên Chúa tình yêu, niềm vui, nỗi buồn, lòng trung tín và niềm phó thác của chúng ta. Chúng ta phó dâng chính chúng ta lại cho Người. Điều quan trọng nhất khi tích cực tham dự Thánh lễ là cùng với Chúa Giêsu chúng ta dâng hiến mình. Một khi kết hợp với hành vi yêu thương tuyệt hảo của Chúa Kytô, những hy sinh của chúng ta sẽ mang ý nghĩa vĩnh cửu.

Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng cơn cám dỗ thường đến vào lúc yếu đuối nhất. Chúa Giê-su, thân xác có yếu đi vì ăn chay, nhưng Người sẽ không thương lượng với ma quỷ. Trái lại, Người dùng Lời Chúa để đương đầu với . Những sự thật nửa vời của Xa-tan đối đầu với Sự Thật của Thiên Chúa. Chúa Giê-su từ chối biến những hòn đá thành cơm bánh để thỏa mãn cơn đói của Người hoặc từ chối đầu hàng tên Quỷ Dữ. Thực sự Đức Ki-tô đã từ chối một phép lạ rẻ tiền là biến những hòn đá thành bánh để thỏa mãn chính mình hoặc để gây ấn tượng cho Xa-tan. Tuy nhiên, Người sẽ biến đổi bánh thành “thịt của Người để cho thế gian được sống” (Ga 6:51) vì “người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà sống bằng Thân Mình Chúa Kitô là Đấng ban sự sống.

Có một sự khác biệt vô biên giữa phong cách tiến dâng của lễ được mô tả trong bài đọc thứ nhất với Bí tích Thánh Thể và giữa những dấu lạ phi thường Thiên Chúa thực hiện để giải phóng dân người với những dấu lạ do ma quỷ đưa ra như trong bài Tin Mừng. Để “cánh tay mạnh mẽ uy quyền và dang rộng” của Chúa chiến thắng, thì cánh tay ấy sẽ bị đóng đinh vào Thánh giá khi Đấng phó thác tất cả cho Chúa Cha vì chúng ta đã tự hiến thân mình. Tình yêu cao cả nhất được thể hiện qua việc bỏ mình đi, trao cho Chúa Cha, dâng lên Chúa Cha. Nhờ chiến thắng của Chúa Giê-su, chúng ta sẽ vượt thắng được những cám dỗ tham lam, tìm vinh hoa, và đánh mất đi ý thức tội lỗi. Khi chúng ta cùng với Chúa Giêsu dâng hiến mình trong Hy tế Thánh Thể, Người sẽ ban cho chúng ta Bánh đích thực để chúng ta được sống.

 

Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp 

Nguồn: https://www.hprweb.com/

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm C