Chúa Nhật 14 TN  – Ngày 3 Tháng 7, 2022

Lm. Cassian Derbes, OP

Các bài đọc: Is 66:10–14c • Ps 66:1–3, 4–5, 6–7, 16, 20 • Gal 6:14–18 • Lk 10:1–12, 17–20  

bible.usccb.org/bible/readings/070322.cfm

 

Sách Thánh sử dụng ngôn ngữ diễn tả sự bành trướng để nói về hiệu quả của lòng Thiên Chúa nhân từ  tức những lời nói lên sự phát triển phong phú. Chúa Giêsu nói về tác động của Thiên Chúa trong chúng ta, như Thánh Luca đã ghi lại bằng những từ diễn tả sự bành trướng như: lớn lên, bừng lên, vỡ bờ; Chúa Giê-su nói: “lúa chín đầy đồng”. Điều này lặp lại những gì bạn vừa được nghe đọc từ sách ngôn sứ Isaia: “Lòng các bạn sẽ đầy hoan lạc, thân mình được tươi tốt như cỏ đồng xanh.  Đức Chúa sẽ biểu dương quyền lực của Người cho các tôi tớ biết".

Ân sủng thúc giục trong chúng ta để chúng ta lớn lênthân mật hơn với chính Thiên Chúa. Nhưng thực trớ trêu là cuộc hành trình nội tâm, đầy nhiệt huyết này không chỉ kéo chúng ta vào sâu tận trong tâm hồn, mà còn đẩy chúng ta ra bên ngoài nữa.

Sự tăng trưởng của ân sủng trong chúng ta thường kèm theo nỗi khó khăn từ chính quan điểm của chúng ta – phấn đấu để phó thác cho những hoạt động nội tâm của ân sủng, phấn đấu để lãnh nhận chính tình yêu Thiên Chúa được ban nhưng không. Một lần nữa thật là trớ trêu: chúng ta thường phải học tin tưởng vào Thiên Chúa để chấp nhận những gì Người ban nhưng không cho chúng ta nhờ ân sủng. Thông thường, cuộc phấn đấu nội tâm này khiến chúng ta hướng về lòng mình, tự xét bản thân.

Tuy nhiên, tâm hồn nào khao khát được triển nở và hoàn thiện đều có thể cảm thấy mình giống như một con cừu non giữa bầy sói. Khó khăn đôi khi làm chúng ta trở nên cứng đầu, thậm chí còn ngoan cố trong một số trường hợp hoặc trong một tư thế bảo vệ đối với những người trải nghiệm trong lòng họ về một thế giới đầy tổn thương. Nghệ thuật phó thác thực ra là một chuyển động hướng ngoại – khởi đi từ tình trạng kẹt cứng giữa những giam hãm của chính mình. Nghệ thuật phó thác là nghệ thuật chúng ta học cách tin tưởng. Chuyển động hướng ngoại này là lời Chúa kêu gọi. “Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít”. Gặt lúa không chỉ là để phục vụ lợi ích của người khác, mà còn để nhận biết Chúa.

Vậy, thế nào là phó thác cho ân sủng, được thúc đẩy do Thiên Chúa? Được thúc đẩy do Thiên Chúa là phương thức để chúng ta được lôi kéo ra khỏi những vướng mắc của chính bản thân mình và biết làm sao cho tâm hồn khắc khoải của chúng ta được yên nghỉ trong bình an của Chúa. Trong khi tâm hồn khao khát được yêu thương – nghĩa là đón nhận tình thương yêu quảng đại của người khácchúng ta không chỉ khao khát nhận được tình yêu tốt đẹp ấy, mà còn muốn cho đi chính bản thân mình một cách quảng đại. Sự ngọt ngào của việc cho đi bản thân vì lợi ích người khác là sự ngọt ngào của lòng bác ái.

Là con người, chúng ta không thể yêu điều gì chúng ta không biết. Biết và yêu luôn đi chung. Trên thực tế, nó đòi hỏi một trí tưởng tượng căn bản để suy tư vượt ra ngoài môi trường xung quanh chúng ta - đem tâm trí chúng ta vượt trên cả những gì chúng ta đã biết và quen thuộc. Rất ít Kytô hữu tưởng tượng về thiên đàng. Đức tin mở mang tâm trí - không đưa ta tới những bịa đặt, mà là tới thực tại, tới những khả thể và nhìn thế giới như Chúa nhìn.

Các tu sĩ Đaminh tiên khởi trong Dòng đã sử dụng ngôn ngữ tương tự diễn tả sự bành trướng trong các công việc liên quan đến nghiên cứu. Các tu sĩ được khuyến khích hãy nghiền ngẫm lời hằng sống của Chúa - khao khát biết Chúa sâu sắc hơn qua việc học tập của mình đ khơi dậy ngọn lửa yêu mến Đấng Cứu Độ mỗi ngày một hơn trong tâm hồn.

Bạn không thể yêu điều bạn không biết. Học hỏi trong đức tin sẽ mang lại hiểu biết hơn về Thiên Chúa, điều này tự nó đã là một ân sủng rồi. Đức tin dạy chúng ta cách nhìn xa hơn. Những người không có đức tin chỉ tin vào những gì họ có thể nhìn thấy - những gì là hữu hình. Thiếu đức tin có nguy cơ dẫn đến cái chết thiêng liêng; thiếu đức tin có nguy cơ làm cho ta bị vướng mắc trong chính bản thân mình. Đức tin giúp bạn nhìn sâu hơn và xa hơn. Đức tin giúp bạn biết bạn được yêu thương bởi Thiên Chúa Đấng bạn có thể biết. Đức tin ấy không những đòi hỏi ân sủng và cầu nguyện, mà còn đòi phải học hỏi nữa - không phải là vất vả lập đi lập lại những lý thuyết mà không biết phân tích, mà là một thứ ngưỡng mộ đường lối của Thiên Chúa và ngưỡng mộ sự sống của Người giúp trí óc và tâm hồn chúng ta được sống động để thấy như Thiên Chúa thấy và để biết được Chúa trong chính Người.

Tuy nhiên, đức tin luôn đi kèm với liều lĩnh, điều này gây khó khăn cho bản cht tự nhiên của chúng ta là sự ổn định và tự do. Hơn nữa, đức tin mang lại cho tâm hồn chúng ta hương vị ngọt ngào của  ơn cứu rỗi. Sự lớn lên, bành trướngtriển nở này là cần thiết cho một cuộc sống được sinh động nhờ lòng yêu mến Chúa và hiểu biết Người tức là cuộc sống của một tâm hồn đem lòng yêu mến Chúa và đã khám phá ra đức tin.

Ân sủng của đức tin mang lại sinh khí cho linh hồn nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng là sự hiện diện sống động. Chúa Thánh Thần mang lại sinh khí cho khuôn mẫu đời sống Kytô hữu chúng ta – Người làm cho khuôn mẫu ấy đầy đủ hơn, lan rộng hơn và tràn đầy niềm vui vì chuyển động hướng ngoại này. Nhưng chuyển động hướng ngoại này lại củng cố đời sống nội tâm chúng ta nhờ đức tin và nhờ ra sức học hỏi. Đức tin mang lại sự sống cho chúng ta, nhưng chính Chúa Thánh Thần mới là Đấng ban hơi thở của sự sống mới trong đức tin.

Lúa chín đầy đồng. Bạn hãy xin ơn đức tin để làm thợ gặt.

 

Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp 

Nguồn: https://www.hprweb.com/

 

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm C