Chúa Nhật 15 Thường Niên – Ngày 10-7-2022

Lm. Cassian Derbes, OP

 

Các bài đọc: Dt 30:10–14 • Ps 69:14, 17, 30–31, 33–34, 36, 37 or Ps 19:8, 9, 10, 11 • Col 1:15–20 • Lk 10:25–37     

bible.usccb.org/bible/readings/071022.cfm

 

Nhiều trẻ em thích chơi ngoài trời. Dù là trên núi, bãi biển, trên hồ hay trong rừng, đều có điều gì đó tuyệt vời tạo sảng khoái khi ở ngoài trời, nhất là vào một ngày hè nóng bức. Thiên nhiên, từ sân sau nhà bạn đến vùng hoang dã Công viên Quốc gia Yellowstone, đến những tảng đá ở Grand Canyon, khơi dậy trong trái tim con người sự say mê và cảm giác mạo hiểm, đặc biệt là vào mùa hè khi bạn chỉ muốn ra khỏi nhà. Bạn chỉ thực sự nhận ra giá trị hoạt động ngoài trời khi nào bạn bị nhốt trong nhà quá lâu.

Thiên nhiên dạy chúng ta đủ thứ. Đối với trẻ em, thiên nhiên là một cuộc phiêu lưu; nào là bạn đào bới chung quanh trong thiên nhiên để làm thí nghiệm, đắp một con đập ngăn nước trên bãi biển để xây một pháo đài trong rừng. Thiên nhiên luôn là sự thay thế thích hợp nhất cho lớp dạy khoa học, cho nhà thám hiểm hoặc khoa học gia tò mò trong mọi con người chúng ta.

Lớp khoa học cũng dạy chúng ta biết tìm tòi về thiên nhiên. Trẻ em, dù thích hoặc không thích hoạt động ngoài trời, cũng trở nên tò mò không những về thiên nhiên, như cây cối, rừng rậm và hươu cao cổ, mà còn về bản chất tự nhiên con người nữa. Đặc biệt, thanh thiếu niên bắt đầu quan tâm và để ý chăm sóc thân xác mình qua quần áo và kiểu tóc. Đối với người già người trẻ, thể thao cũng có thể dạy chúng ta phát huy thân xác bằng cách rèn luyện, học cách vận dụng sức mạnh của chính thân xác mình. Một số trong chúng ta không còn hy vọng thân xác mình phát trin nữa; nhưng đối với những người khác, thân xác chẳng bao giờ hoàn hảo đủ. Thậm chí một số người còn có vẻ ghét thân xác họ nữa. Và nhiều người trong chúng ta phải vật lộn với hình hài của chính mình.

Khám phá thế giới thiên nhiên ngoài trời đôi khi cũng có thể dẫn đến khám phá một thiên nhiên khác – đó là bản chất của chính thân xác chúng ta. Cảm giác hồi hộp hồn nhiên của những sinh hoạt mạo hiểm ngoài trời có thể trở thành cảm giác hồi hộp của thân xác, đôi khi ngây thơ và đạo đức, nhưng đôi khi cũng bí ẩnkhông đàng hoàng.

Vậy điểm kỳ cục của bài giảng này là gì – về thiên nhiên, về rừng cây, về không gian ngoài trời tuyệt vời hay về thân thể?

Thiên nhiên dạy dỗ chúng ta, dù đó là thế giới tthiên nhiên hay bản chất thân xác của chính chúng ta. Việc dạy dỗ ấy được phản ánh trong điều chúng ta gọi là luật tự nhiên, tức là “những lời ở sát bên bạn, ở nơi miệng và trong lòng bạn; bạn chỉ có thể thực thi nó mà thôi”, như bạn đã nghe trong bài đọc đầu tiên hôm nay trích sách Đệ Nhị Luật. Luật tự nhiên không chỉ là điều gì khách quan, nhưng nó được viết vào chính bản tính con người chúng ta.

Cố gắng tìm hiểu ý nghĩa thế nào là có bản tính con người, một phần cố gắng hiểu được ý nghĩa thế nào là sống trong một thân xác - tức thân xác bạn, bất kể yêu hay ghét nó. Chúng ta yêu trong thân xác, chúng ta hồi hộp trong thân xác, chúng ta phạm tội cũng trong thân xác, và thân xác chúng ta cuồng nhiệt lên với những ham muốn và khát khao của chính thân xác.

Tại sao điều này có liên quan mật thiết như vậy? Đây là bí quyết: rất nhiều người chúng ta nghĩ rằng thực tại nằm trong đầu chúng ta. Còn thân xác, tốt nhất chỉ nên là phương tiện, nhưng chúng ta lại lạc lối trong chính cái đầu chúng ta.

Thách đố trong quá trình trưởng thành là học sống trong thân xáchọc làm chủ được thân xác tức là không để thân xác khuất phục mình bằng mọi đam mê và tò mò, cũng đừng chối bỏ thân xác bằng cách trở nên tê dại, nhàm chán và tuyệt vọng, nhưng hãy làm chủ được cuộc sống trong thân xác.

Chúng ta hãy khôn ngoan nhắc nhở bản thân điều Thánh Thomas Aquinas đã dạy: mọi tri thức đều qua các giác quan mà tới. Có thể nói, nếu chỉ sống bằng cái đầu thôi, chúng ta sẽ luôn bị mắc kẹt. Tuy nhiên, nhìn nhận tội lỗi chúng ta và những gì chúng ta đã làm hoặc không làm trong thân xác sẽ giúp  chúng ta kiểm chứng được thực tại đích thực.

Sự thật và thực tại thiên nhiên phản ánh sự khôn ngoan của Đấng Tạo Hóa. Đứng đầu trên mọi thụ tạo, bản chất con người mang hình ảnh và khuôn mẫu từ Đấng Tạo Hóa. Như Thánh Phao-lô nói, “Đức Giêsu Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử mọi tạo vật; vì trong Người muôn loài trên trời dưới đất đã được tác thành. Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa.

Mọi điều đang nói về thiên nhiên đều nói về thực tại mà Chúa Giêsu đang chứng tỏ - tức là về sự tốt lành của thiên nhiên và về luật tự nhiên. Hãy nhớ mọi dụ ngôn Chúa Giê-su sử dụng đều là thiên nhiên. Thiên Chúa đến với chúng ta, không phải là một ý niệm hay một bóng ma, mà là Thiên Chúa làm người bằng xương bằng thịt. Thực tại Thiên Chúa chính là thực tại Thiên Chúa trong xác phàm. Chúa Giêsu Kytô đã đến để cứu chúng ta khỏi cạm bẫy tội lỗi và để giải thoát chúng ta hầu chúng ta được hạnh phúc, hạnh phúc trong thân xác trong xác thịt.

 

Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp 

Nguồn: https://www.hprweb.com/

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm C