Chúa Nhật 17 TN  – Ngày 24 tháng 7, 2022

Lm. Cassian Derbes, OP

Các bài đọc: Gn 18:20–32 • Ps 138:1–2, 2–3, 6–7, 7–8 • Col 2:12–14 • Lk 11:1–13  

bible.usccb.org/bible/readings/072422.cfm

 

Trong Kinh Lạy Cha, có câu “tha kẻ có nợ chúng con”, vậy từ kẻ có nợ nghĩa là gì?

Là con người, chúng ta có xu hướng lập một bảng cân đối về các ứng xử giữa chúng ta với người khác. Thí dụ  “Người này đã làm điều này cho tôi, vì tôi, chống lại tôi; Tôi đã làm việc tốt này, hay không mấy tốt cho anh ấy, cho cô ấy ”. Đôi khi chúng ta đánh giá người khác theo cách này: “Đó là một chiếc váy đẹp, nên cô ấy giàu có; anh ta trông thông minh, hoặc xảo trá. ” . . . trong bảng cân đối của chúng ta. Chúng ta đặc biệt chú ý đến các chi tiết của người khác, rồi đánh giá họ; và chúng ta làm như vậy quá thường xuyên, quá dễ dàng đến độ gần như là tự động.

Tuy nhiên, hầu như chúng ta đều tỏ ra bề ngoài lịch sự, nên những suy nghĩ ấy chỉ được giữ kín trong lòng tức là những điều chúng ta cứ lẩm bẩm một mình mà chẳng bao giờ nói ra. Nếu chúng ta bênh vực mình, thì chúng ta sẽ bảo đó là điều tự nhiên thôi, còn nếuđánh giá người khác  dù là đánh giá công bằng  thì cũng là xét đoán hoàn cảnh rồi. Nhưng thái độ chỉ căn cứ trên những gì người khác đã làm cho chúng ta, vì chúng ta, hoặc chống lại chúng ta mà phê bình thì đó là một tính xấu. Xu hướng này sẽ biểu hiện trên bảng cân đối về phía những kẻ có nợ chúng ta – tức là mọi kẻ đang mắc nợ chúng ta. Cho nên thay vì tha thứ, bỏ qua, sống trong tự do, chúng ta lại thích dai dẳng và quy trách nhiệm cho mọi người mắc nợ chúng ta. Vậy chúng ta phải để choqua đi. Đó không phải là công bằng và chẳng tốt đẹp cho linh hồn chúng ta đâu.

Chắc chắn chúng ta có thể nhận ra sự thật trong tương quan giữa chúng ta với người khác, rồi chúng ta cũng biết được sự thật nơi người khác nữa. Chúng ta có thể để ý đến các chi tiết; thậm chí chúng ta còn có thể đánh giá và phân tích. Chúng ta là những thụ tạo biết suy nghĩ. Nhưng để đánh giá và phân tích thì phải nhìn như Chúa nhìn. Điều này đòi phải có sự thuần khiết tâm hồn, phải cầu nguyện và lòng bác ái.

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có lời khuyên “tha mọi kẻ có nợ chúng con” trong lời kinh Lạy Cha. Đây là lời khuyên thúc giục chúng ta là hãy tìm cách tránh  tránh bám chặt lấy cái danh sách cân đối, tránh đánh giá mọi kẻ mắc nợ chúng ta, tránh luôn luôn đánh giá người khác và duy trì cái bảng cân đối. Sự thật giải thoát bạn, như Chúa Giê-su nói, để bạn có thể nhận biết sự thật nhờ tâm hồn tự do trong tình bác ái.

Cũng như cầu nguyện, việc tha thứ đòi hỏi phải thực hành liên tục, thậm chí hàng ngày nữa. Nhu cầu tha thứ yếu tố đào tạo thái độ sống của Kitô hữu: không bấu víu vào mọi sự hoặc cách đánh giá tiêu cực của chúng ta về người khác, nhưng hãy bỏ qua, từ bỏ mình, phó thác cho sự thật của mọi sự.

Tuy nhiên, rất thường xuyên khi sống chết với điều gọi là công bằng, chúng ta sẽ nhận định hoàn cảnh, cẩn thận xem ai đã làm gì, ủng hộ hay chống đối; ai có chức vụ này hay địa vị kia. Thái độ chúng ta chằm chằm nhìn người khác chẳng khác nào khi chúng ta quan sát sinh hoạt chính trị: chúng ta lập danh sách cẩn thận và sắp xếp người ta vào danh sách này hoặc danh sách kia, hàng ngày thêm vào danh sách những điểm cá biệt tạo nên các danh sách phụ nữa. Việc lập danh sách không bao giờ kết thúc cả. với thái độ kiêu hãnh, chúng ta nói rằng chúng ta đã cẩn thận nhận định hoàn cảnh rất chính xác rồi. Thậm chí còn tệ hơn nữa khi chúng ta  đem chuyện đó ra bàn tán – lôi kéo sự chú ý của người nào lắng nghe chúng ta, hăng hái xác nhận những đánh giá của mình.  Bàn tán trở thành vu khống.

Đây chính là thái độ và thói quen của não trạng bị Chúa Giêsu lên án trong bài Tin Mừng. Tha mọi kẻ có nợ chúng ta chính là giải thoát mình khỏi xiềng xích của kế hoạch thiết lập bảng liệt . Hãy ngừng lập bảng liệt kê. Thay vào đó, hãy tìm kiếm một tâm hồn biết tha thứ. Hãy lấy lời cầu xin được giải thoát làm lời cầu nguyện hàng ngày của bạn. Tâm hồn ấy là tâm hồn của Chúa Kytô, tâm hồn đã hứa ban sự tự do; còn tâm hồn khác là tâm hồn làm nô lệ.

 

Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp 

Nguồn: https://www.hprweb.com/

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm C