Chúa Nhật 18 Thường Niên – Ngày 31 Tháng 7, 2022

Lm. Cassian Derbes, OP

Các bài đọc: Ecc 1:2; 2:21–23 • Ps 90:3–4, 5–6, 12–13, 14 and 17 • Col 3:1–5, 9–11 • Lk 12:13–21    

bible.usccb.org/bible/readings/073122.cfm

 

Hầu hết chúng ta không rao giảng từ ý tưởng nghèo nàn mà từ ý tưởng phong phú của chúng ta. Xét cho cùng, làm sao chúng ta có được gì để nói nếu không chia sẻ những hạt ngọc khôn ngoan, những kho báu mà tất cả chúng ta đều hy vọng là vàng ròng. Đókhối tài sản phong phú của chúng ta, và bản thân chúng ta nghĩ tốt khi cho đi. Đáng buồn thay, có nhiều nhà thuyết giảng lại giàu có được hỗ trợ do ý kiến của chúng ta và tài hùng biện của họ. Nhưng nếu việc rao giảng của chúng ta có hiệu năng như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều người đến để nghe chúng ta rao giảng chứ, nhưng trái lại thật ít ỏi.

Việc rao giảng tốt giúp các tâm hồn hối cải; và thật sự mà nói, nếu như việc rao giảng của chúng ta hiệu quả hơn, thì sẽ có nhiều ơn gọi hơn. Sự thánh thiện có là nhờ bắt chước, nên chúng ta cần thêm nhiều người trẻ có thể nói: Tôi muốn làm một nhà rao giảng như Chúa Giêsu! (Tôi muốn noi gương Người!). Muốn nên thánh hãy tìm cách bắt chước Chúa Giê-su - nhà rao giảng tuyệt vời - Đấng là “là đường, là sự thật và là sự sống”. Lời Chúa là sự sống! Thế giới khao khát chân lý, còn các linh hồn thường khao khát sự khôn ngoan. Chúng ta là những người “không [hay chưa] giàu có về những gì là quan trọng đối với Thiên Chúa.” Đấy là một tính chất nói lên sự nghèo nàn của chúng ta.

Chứng từ của đấng sáng lập Dòng Thuyết Giảng chính là Thánh Đa Minh là một nhà rao giảng nghèo nàn. Ngài phát ngôn từ tận cùng sự nghèo nàn của ngài từ sự lệ thuộc của ngài vào Thiên Chúa. Những lời rao giảng của Thánh Đa Minh phát huy trong sự thinh lặng chiêm niệm. Thánh Đa Minh biết rằng lời chân lý sinh ra trong thinh lặng; ngài biết trước tiên phải lắng nghe lời Chúa trước khi bập bẹ bài giảng nghèo nàn của mình.

Vào thời chúng ta, chúng ta phải đăm chiêu suy xét và ra sức để biết được sự khác biệt giữa quan điểm của chúng ta với chân lý, giữa sự phong phú về các quan điểm của chúng ta với thực tại. Dạy tốt, giảng tốt nói về thực tại; còn thực tại mới nói lên chân lý. Sự phong phú về các quan điểm của chúng ta từ khởi đầu đến kết thúc chỉ là nói lên cái bản thân phong phú của chúng ta mà thôi.

Tuy nhiên, việc rao giảng chân lý được nhận ra nhờ hoa trái của nó – tức là phần rỗi các linh hồn. Đấy là s nghèo nàn của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện cho chân lý đơm hoa kết trái. Các linh hồn đói khát chân lý và khao khát được cứu rỗi. Việc rao giảng chân thực và hữu hiệu giúp các tâm hồn hối cải. Việc rao giảng của chúng ta phải mang lại nhiều kết quả hơn, và vì thế, người rao giảng cần phải làm cho mình nghèo nàn hơn.

Quan điểm không giống với chân lý; lẽ ra chúng ta nên dừng lại ở bất cứ điểm nào chúng ta nhận ra ngay được chân lý. Hoặc, chúng ta có thể ngụy biện như quan tổng trấn Pontiô Philatô: "Chân lý là gì?" . . . và cứ bám víu vào nguồn phong phú các quan điểm của chúng ta. Tin vui là: chỉ có chân lý mới đem lại ân sủng. Thách đố là: chúng ta phải hạ mình trong sự nghèo nàn thì mới có được ân sủng.

Trong một thế giới bị bủa vây bởi rối loạn trong các vấn đề về chân lý, nhiều người trong chúng ta phải khó khăn lắm mới tìm được lòng can đảm. Chúng ta rất bị dễ bị cám dỗ muốn khoe khoang lòng dũng cảm qua các quan điểm mạnh mẽ. Những quan điểm mạnh mẽ của chúng ta đôi khi chỉ là phô trương sự phù phiếm của mình. Thực vậy, nếu  người thông minh có quan điểm, thì người không thực sự thông minh cũng có quan điểm vậy.

Đôi khi chúng ta quên rằng quan điểm không cứu được thế giới đâu.  Quan điểm không có sự can đảm.  Như thánh Tôma Aquinô cho thấy, đức dũng càm (tức can đảm) là sẵn sàng đối diện với cái chết.  Điều này xem ra cũng đáng yêu lắm:  đó là trẻ em chơi game, còn chúng ta thì xem những cuốn phim giả bộ thái độ ra vẻ anh hùng này.

Nhưng sự dũng cảm đích thực mà các thánh Kytô giáo sở hữu chỉ đạt được khi lòng đam mê mãnh liệt dẫn bạn đến thực hành nhân đức. Như Thánh Tôma Aquinô đã dạy, để có được lòng dũng cảm (nghĩa là lòng can đảm), bạn phải cảm nhận được sự thúc đẩy bởi năm cảm giác khác nhau, những điều này đánh động cả tâm hồn lẫn trí khôn: sợ hãi, táo bạo, hy vọng, tuyệt vọng và giận dữ. Những đam mê này có thể thúc đẩy chúng ta đạt được điều tốt đẹp hoặc giúp chúng ta chiến thắng việc xấu để phải gánh chịu gian nan. Dù thế nào đi nữa, niềm đam mê cũng thúc đẩy chúng ta.

Nhân đức uy dũng kiềm chế những ham muốn mạnh mẽ nhất thời này. Vì vậy, càng nên xem xét vì đâu chúng ta dễ bị tuyệt vọng hoặc sợ hãi chẳng hạn. Đây là những đam mê mà có lẽ bản thân chúng ta ít thừa nhận. Chỉ bằng cứ nhìn thẳng vào những niềm đam mê (cá nhân) này, chúng ta mới có thể khắc phục những xu hướng tiêu cực của các đam mê ấylấy nhân đức kiềm chế chúng. Thứ nhân đức ấy cần được phát huy, và đó là phẩm chất của nhân đức dũng cảm. Làm cho bản thân trở nên nghèo nàn theo cách này cần phải thực sự can đảm.

Thế giới - và Giáo hội - cần những con người mạnh mẽ. Chắc chắn có quá nhiều quan điểm mạnh mẽ trên thế giới rồi. Điều thế giới và Giáo hội khao khát là những người làm nhân chứng cho công cuộc của Tin Mừng - chứ không phải cho công cuộc của những quan điểm vật vờ của riêng họ, vì chúng ta tự hào về những quan điểm mạnh mẽ của chúng ta, rồi chúng ta khăng khăng giữ chặt lấy chúng. Những kiểu phô trương sức mạnh giả tạo ấy thật đáng xấu hổ. Thay vì sử dụng những quan điểm mạnh mẽ ấy, hãy thử dùng sự khiêm tốn của chân lý. Sự khiêm tốn ấy có được là nhờ sự nghèo nàn. . . và nhờ lòng can đảm nữa.

Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp 

Nguồn: https://www.hprweb.com/

 

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm C