Lời Sống

Tháng Mười Một 2022

“Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” Mt 5, 7)

Trong Tin mừng Mat-thêu bài giàng trên núi được đặt sau khi Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai. Núi ở đây được coi như biểu tượng của núi Si-nai mới, ở đó Đức Ki-tô, ông Mo-sê mới, ban “lề luật”. Trong chương trước đó tác giả nói đến đám đông dân chúng bắt đầu theo Chúa Giêsu và Người giảng dạy họ. Trái lại bài giảng này Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người, với cộng đoàn đang nảy sinh, với những người sau này sẽ được gọi là người Ki-tô. Người nói đến “nước trời” là trung tâm của lời giảng dạy của mình (xem Mt 4,23 và 5, 19.20), ở đó những lời chúc phúc nói lên tuyên ngôn lập trình, sứ điệp cứu độ, “tổng hợp của toàn thể Tin mừng mạc khải tình yêu cứu độ của Thiên Chúa” (C. Lubich, Lời Sống tháng 11, 2000)

“Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”

Lòng xót thương là gì? Ai là người xót thương? Câu này được bắt đầu với từ “Phúc thay”, từ có nghĩa là hạnh phúc, may mắn và cũng có nghĩa là được Thiên Chúa chúc phúc. Theo bản văn, trong số chín mối phúc, câu này đứng ở chỗ trung tâm. Chúng không diễn tả những thái độ sẽ được thưởng công, mà là chính những dịp đích thực để trở nên giống Thiên Chúa hơn. Đặc biệt, những người xót thương là những người có tâm hồn tràn ngâp tình yêu đối với Thiên Chúa và những người anh em, tình yêu cụ thể đối với những người rốt hết, những người bị quên lãng, những người nghèo khó, người cần đến tình yêu vô vị lợi này: như vậy lòng Thương xót là một trong những đặc tính của Thiên Chúa; chính Chúa Giêsu là lòng xót thương.

“Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”

Những mối phúc biến đổi và cách mạng những nguyên tắc suy tư của chúng ta. Chúng không chỉ là những lời an ủi, mà có quyền lực thay đổi cõi lòng, chúng có sức mạnh tạo nên một nhân loại mới, làm cho việc rao truyền Lời Chúa có hiệu lực. Cũng cần phải sống mối phúc xót thương cả với chính mình, nhận biết mình cần đến tình yêu phi thường, dư đầy và bao la Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta.

Từ xót thương bắt nguồn từ từ rehem trong tiếng Do thái có nghĩa là “lòng, dạ” và gợi lên lòng xót thương vô giới hạn của Thiên Chúa, như lòng trắc ẩn của người mẹ đối với con mình. Đó là “một tình yêu không đo lường, dư đầy, phổ quát, cụ thể. Một tình yêu hướng đến chỗ làm cho ta đáp lại: đó là mục tiêu tối hậu của lòng xót thương. […] Vậy, nếu ta bị xúc phạm, gặp sự bất công bất kỳ cách nào, thì hãy tha thứ và chúng ta sẽ được thứ tha. Chúng ta hãy là những người đầu tiên thương xót! Cho dầu xem ra khó khăn và táo bạo, khi đứng trước mỗi người bên cạnh, chúng ta hãy tự hỏi: mẹ người này đối sử thế nào?Đó là một ý tưởng giúp chúng ta hiểu và sống theo như cõi lòng Thiên Chúa” (C. Lubich,Lời Sống tháng mười một 2000)

“Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”

“Sau hai năm lập gia đình, đứa con gái của chúng tôi và người chồng đã quyết định ly hôn. Chúng tôi đã đón tiếp con về nhà, và trong những giây phút căng thẳng, chúng tôi tìm cách thương yêu con với lòng kiên nhẫn, tha thứ và sự thông cảm trong tâm hồn, giữ mối liên hệ rộng mở đối với con và người chồng, nhất là tìm cách không xét đoán. Sau ba tháng lắng nghe, giúp đỡ cách kín đáo và nhiều lời cầu nguyện, hai vợ chồng đã về với nhau với ý thức mới, với lòng tin tưởng và niềm hi vọng” (www.focolare.org).

Thực vậy, sống thương xót thì còn hơn là tha thứ. Đó là có một tấm lòng rộng lớn, mong mỏi xóa đi mọi sự, đốt sạch tất cả những gì có thể ngăn cản mối tương quan của chúng ta với người khác. Lời mời gọi của Chúa Giêsu sống thương xót hiến cho ta một lối đi để đến gần đồ án nguyên thủy, để chúng ta có thể trở thành điều chúng ta đã được dựng nên: đó là nên hình ảnh giống Thiên Chúa.

Letizia Magri                                                     


LỜI SỐNG 2022