Lumen Christi - Ánh sáng Chúa Kitô.

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long 05/04/2012

 

Kinh Thánh cũng như sử sách không ghi lại ngày mừng lễ Phục sinh nhất định nào trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô.

Vì thế, tuy cùng tin vào Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, nhưng Giáo Hội Công giáo Roma phía bên Tây và Giáo Hội Chính Thống phía bên Đông có ngày lễ mừng Chúa Giêsu sống lại vào những ngày khác nhau.

Năm nay 2012 Giáo Hội Công Giáo Roma, cả bên Tin Lành cũng mừng lễ phục sinh vào ngày 08.04.2012. Đang khi bên Chính Thống giáo mừng vào ngày 15.04.2012. Lý do nằm ở chỗ hai bên dùng hai niên lịch khác nhau. Trong qúa khứ cũng đã có những cố gắng đi đến một thỏa thuận cùng mừng lễ Chúa sống lại vào một ngày chung. Nhưng vẫn không hay chưa đạt được bứơc tiến chung.

Ngày mừng lễ Chúa phục sinh đích thực ngay từ thời Giáo Hội sơ khai thuở ban đầu cũng đã không vào một ngày nhất định rồi. Ngay từ lúc đó đã có tranh cãi kịch liệt với nhau về „ ngày nào đúng“ mừng lễ Chúa sống lại. Vì không phải lúc đó đã mừng ngày lễ thống nhất vào ngày Chúa nhật như ngày nay. Lý do đưa đến sự thể đó nằm ở nơi bốn phúc âm thuật về biến cố sự thương khó và phục sinh của Chúa Giêsu có khác biệt nhau.

Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Matheo, Marcô và Luca thuật về cuộc thương khó tử nạn của Chúa Giêsu khác với bài tường thuật trong phúc âm theo Thánh Gioan. Theo những nhà sử học, những Giáo đòan thời Giáo Hội ban đầu, Giáo đoàn Ephesos và những giáo đoàn ở vùng bên Tiểu Á châu có liên hệ chặt chẽ với Thánh Gioan, đã chọn ngày lễ Pessach như ngày mừng lễ Chúa Giêsu sống lại. Những Giáo đoàn mừng lễ Chúa sống lại bắt đầu vào ngày lễ Pessach - thường không vào ngày Chúa nhật – trong Giáo Hội lúc ban đầu có tên là Quartodecimaner. Đang khi những Giáo đòan thời đó mừng lễ Chúa sống lại vào ngày Chúa nhật cón tên là Dominicales. Cuộc tranh cãi về ngày lễ mừng Chúa sống lại giữa hai nhóm Quartodecimaner va Dominicales đi sâu vào lịch sử đời sống Giáo Hội từ lúc đó.

Đức giáo hoàng Victor đệ nhất vào năm 200 đã muốn ấn định một ngày mừng lễ thống nhất chung cho toàn thể Giáo Hội. Ngài ra quyết định cho các Công nghị thuộc các Giáo đòan vùng nhỏ phải theo quyết định chung. Đại đa số những nơi đó chọn ngày Dominicales cho thực dụng hơn.

Những Giáo đoàn chính của Quartodecimaner ở vùng Tiểu Á châu nhất định chống lại quyết định này. Đại diện cho những Giáo đoàn này là Giám mục Polykrates của Ephesos nói lên tiếng không bằng lòng. Tuy nhiên Đức Giáo hoàng đòi hỏi những Giáo đòan bên vùng tiểu Á châu phải chịu tuân theo quyết định của đa số. Ngài đe dọa sẽ khai trừ ra khỏi cộng đoàn Giáo Hội, nếu không chịu tuân theo.

Tất nhiên Đức giáo hoàng Victor phải hứng chịu sự phê bình chỉ trích nặng nề- trong đó có Giáo phụ nổi tiếng Irenäus thành Lyon. Lời kêu gọi của ngài về lòng khoan dung đã mang đến kết qủa và có ảnh hưởng cho nhóm Quartodecimaner thiểu số còn đưọc phép đến thế kỷ thứ ba sau Chúa Giáng sinh duy trì giữ truyền thống mừng lễ của họ.

Công đồng Arles năm 314 đề ra lần nữa ngày mừng lễ Chúa Giêsu sống lại là ngày Chúa nhật thứ nhất sau lễ Pessach bắt đầu.

Công đồng Nicea năm 325 ra quyết định loại Quartodecimaner ra khỏi cộng đoàn Gíao Hội.

Theo quyết định của Công đồng Nicea về lễ mừng Chúa sống lại:

1. Ngày mừng lễ Chúa Giesu sống lại trong mọi Giáo Hội Chúa Kitô vào cùng một ngày.

2. Lễ mừng Chúa Giêsu sống lại sau khi ngày mùa Xuân bắt đầu

3. Lễ mừng Chúa Giêsu sống lại vào ngày Chúa nhật sau lễ Pessach của người Do Thái

Như thế cuộc tranh cãi về ngày mừng lễ thống nhất tưởng kể như chấm dứt và thuộc về qúa khứ trong lịch sử Giáo Hội.

Thời thế kỷ thứ tư sau Chúa Gíang sinh đã có sự đồng thuận chọn ngày Chúa nhật sau ngày trăng tròn thứ nhất của mùa Xuân là ngày mừng lễ Chúa sống lại. Nhưng vẫn còn chưa rõ ràng là thời điểm ấn định ngày trăng tròn thứ nhất vào lúc nào. Sự tranh cãi lại tiếp diễn cùng lên cao với việc ấn định ngày Chúa nhật trăng tròn, vào ngày 21.tháng ba năm 387. Điểm tranh cãi không đồng ý với nhau ở chỗ ngày trăng tròn này của mùa Đông hay ngày trăng tròn này của mùa Xuân.

Theo sách viết của Giáo phụ Ambrosius, năm 387 ở Roma mừng lễ Chúa sống lại ngày 21.tháng Ba; còn bên Alexandria ( bên Đông) lại mừng lễ vào ngày 25.tháng Tư .

Sự khác biệt về ngày mừng lễ như thế kéo dài 140 năm cho tới khi Gíao Hội bên Roma và bên Alexandria thỏa thuận chung về một ngày lễ mừng Chúa sống lại. Năm 525 Đức giáo hoàng Gioan thứ nhất đã tham khảo ý kiến Thầy dòng Dionysius Exiguus về việc này. Theo bảng tính của Tu sỹ Dionysius cho một chu kỳ liên tục 523 năm. Bên Giáo Hội Tây phương và Giáo Hội Đông phương cùng chấp nhận bảng tính ngày mừng lễ Chúa sống lại này của Tu sỹ Dionysius. Và như thế cuộc tranh cãi về ngày mừng lễ Chúa sống lại chấm dứt.

Một thế kỷ dài (1000 năm) cùng có chung một ngày mừng lễ Chúa sống lại trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô, cho tới thời cuộc cải tổ niên lịch dưới thời Đức Giáo hoàng Gregor thứ 13. năm 1582.

Cuộc tranh cãi về ngày mừng lễ chung lại bùng nổ bắt đầu trở lại từ lúc đó. Giáo Hội bên Đông phương không chấp nhận niên lịch cải tổ của Đức giáo hòang Gregor 13. mà họ vẫn giữ theo niên lịch cũ Julianus, theo niên lịch này trong năm có 13 ngày khác biệt.

Từ thời điểm đó, Giáo Hội Đông phương mừng lễ Chúa Giêsu sống lại khác ngày với bên Giáo Hội Tây phương. Nhưng trong dòng thời gian cũng có những năm trùng hợp cùng mừng lễ phục sinh vào một ngày chung như vào năm 2001, 2004, 2007, 2011, 2014, 2017, 2025.... Đây là sự trùng hợp theo ngày tháng của niên lịch xảy ra như vậy, chứ không phải do sự thống nhất thỏa thuận chung.

Viết theo kath.net“ Warum viele Christen Ostern nicht an einem Sonntag feiern“ 31.03.2012

Không chỉ ngày xưa, mà cả ngày nay đang có những cố gắng bàn thảo xích lại gần nhau dựa theo cách tính khoa học thiên văn, lịch sử cùng thần học tâm linh đạo giáo giữa những Gíao Hội Chúa Kitô ở trần gian, để cùng nhau đi đến một ngày mừng lễ Chúa sống lại thống nhất trong toàn thế giới.

Nhưng con đường đi đến thống nhất chung một ngày lễ mừng Chúa sống lại hãy còn dài cùng xa vời. Dẫu vậy trong lịch sử nhân loại và Giáo Hội vẫn luôn có những bất ngờ tích cực xảy ra. Niềm hy vọng vẫn còn đó cho ngày mai.

Lễ mừng Chúa sống lại 2012

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long