Kitô Giáo Như Là Mùa Vọng

 

Từ “Christiany as Advent- ĐHY Ratzinger” trong What it means to be a Christian, trang 15-20.

 Trong những tuần lễ này, Giáo hội cử hành Mùa Vọng và chúng ta cùng sống với Giáo hội. Nếu nhớ lại những điều chúng ta đã học thời niên thiếu về Mùa Vọng và ý nghĩa của Mùa Vọng, chúng ta sẽ nhớ lại rằng Mùa Vọng với những ngọn nến, nhắc nhở cho chúng ta hằng ngàn năm (hay hàng ngàn thế kỷ) của nhân loại trước Đức Giêsu Kitô. Điều này nhắc nhở chúng ta, và cả Giáo hội, về thời đại đen tối khi mà nhân loại, vì chưa được cứu độ, nên vẫn đợi chờ ơn cứu chuộc, khi mà ngọn đèn hy vọng vẫn còn leo lét, cho đến khi Đức Kitô – Ánh sáng của thế giới, đến và giải thoát nhân loại khỏi bóng đêm của tình trạng chưa được cứu chuộc. Hơn nữa, chúng ta cũng suy nghĩ về những năm dài trước Đức Kitô, tức là thời kỳ của tội lỗi, hệ quả sau sự sa ngã, trong khi chúng ta gọi những thế kỷ sau khi Đức Kitô giáng sinh là anni salutis reparatae - những năm ơn cứu độ được phục hồi. Sau cùng chúng ta sẽ xem xét để hiểu rằng trong Mùa Vọng, Giáo hội không chỉ hồi tưởng về quá khứ, khi mà cả nhân loại chưa được cứu chuộc và vẫn chờ đợi, nhưng đồng thời còn nhìn ra bên ngoài mình, hướng về đám đông những người chưa lãnh nhận bí tích thánh tẩy, nhưng người vẫn còn đang sống trong Mùa Vọng, bởi vì họ còn đang chờ đợi và còn mong sống trong bóng đêm chưa được cứu chuộc.

Với kinh nghiệm sống trong thời đại này, nếu xuy nghĩ xa hơn, và xem xét kỹ lưỡng những nhận định, chúng ta thấy sẽ khó chấp nhận chúng cách hoàn toàn. Hẳn khi nói : “những năm cứu độ” – tức là những ngàn năm sau khi Đức Kitô giáng sinh, đối ngược với những năm trước khi Đức Kitô sinh ra, chúng ta cảm thấy rất mỉa mai khi nghĩ đến những năm 1914, 1918, 1933, 1939, 1945, - thời kỳ xảy ra những cuộc chiến tranh toàn cầu mà hàng triệu người đã mất mạng, và thường là trong những hoàn cảnh kinh hoàng, thời kỳ gợi nhớ ký ức về những hành động mà nhân loại chắc đã không phạm phải trước kia vì những lý do thuần tuý kỹ thuật. Hơn nữa, những năm tháng ấy cũng nhắc lại thời điểm khởi đầu của chủ nghĩa đã đưa việc giết hại tập thể tới mức độ hoàn hảo đầy khủng khiếp ; và sau cùng còn nhắc lại việc quả bom nguyên tử đã bùng nổ trên thành phố đông người và từ đó dường như loé lên ánh sáng nhợt nhạt của thời kỳ hoàn toàn đen tối.

Khi suy nghĩ về những điều như thế, chúng ta sẽ không còn có thể dễ dàng chia lịch sử thành thời được cứu độ và thời tội lỗi. Nếu mở rộng vấn đề và nhìn vào những gì người kitô hữu (tức là dân “đã được cứu chuộc”) đã gây ra trong thế giới qua con đường bất chính và huỷ hoại ngay trong thế kỷ chúng ta đang sống và những thế kỷ trước, thì chúng ta cũng không thể chia thế giới thành những đã được cứu và những người không được cứu. Thành thực mà nói, chúng ta không còn thể vẽ sự vật thành trắng đen rõ ràng, không thể phân chia cả lịch sử hay vẽ bản đồng thành những vùng của những người được cứu độ và những vùng của những người tội lỗi. Lịch sử như toàn thể và nhân loại như toàn thể, sự xuất hiện trước mắt chúng ta như một đám màu xám, nhiều lúc loé lên những đốm sáng của điều thiện, nhiều lúc con người bắt đầu hướng về điều gì tốt hơn, nhưng cũng nhiều lúc, lại cũng nhiều lúc rơi vào sự dự cách khủng khiếp.

Suy nghĩ như vậy, rõ ràng Mùa Vọng không phải là (như người xưa quen gọi) những sinh hoạt phụng vụ, qua đó, có thể nói, một lần đưa chúng ta trở lại quá khứ, một lần làm cho chúng ta thấy lại hình ảnh sống động về những sự vật, nhờ vậy chúng ta có thể tận hưởng ơn cứu độ của ngày hôm nay cách vui mừng và hạnh phúc hơn. Hơn thế, chúng ta phải thừa nhận rằng, Mùa Vọng không chỉ là vấn đề nhớ lại và cử hành những gì thuộc về quá khứ ; Mùa Vọng chính là hiện tại, là thực tại của chúng ta. Giáo hội cũng không chỉ cử hành điều gì đó ở đây, mà đúng hơn quy hướng chúng ta về điều gì cũng biểu tượng chính thực tại đời sống kitô hữu của chúng ta. Chính qua ý nghĩa của Mùa Vọng mà Giáo hội khơi lại ý thức của chúng ta về điều đó. Giáo hội muốn để chúng ta đối diện với những vấn đề này khiến chúng ta nhìn nhận tình trạng chưa được cứu độ vẫn đang tiếp diễn và không phải điều gì đã được ấn định cho thế giới vào một thời điểm nào đó, và một vài nơi vẫn đang tiếp tục thực hiện trái lại, tình trạng ấy vẫn là một thực tại ngay chính trong đời sống chúng ta và giữa lòng Hội thánh.

Theo tôi, chúng ta thường có nguy cơ không muốn nhìn nhận những điều này. Chúng ta muốn tránh vấn đề, có thể nói, nhiều chúng ta sợ rằng đức tin của mình không đủ vững vàng để có thể soi sáng sự việc. Do vậy, chúng ta tự che chắn khỏi điều ấy và đẩy các sự việc khỏi tâm trí, như thế muốn tránh đối diện với sự việc. Thế nhưng một đức tin mà giải thích được một nửa sự thật, hay nhiều hơn, thì tự bản chất, là một dạng từ chối đức tin, hay ít ra, là một dạng hồ nghi, sợ rằng đức tin sẽ không đủ lớn để đương đầu với thực tại. Điều này có nghĩa là không chấp nhận sự kiện toàn đức tin là sức mạnh vượt trên thế giới. Ngược lại hoàn toàn tin tưởng có nghĩa là nhìn thẳng vào toàn bộ thực tại, không chút sợ hãi và với tâm hồn rộng mở, cho dù thực tại ấy đi ngược với đức tin mà chúng tự tạo ra cho mình, bất cứ vì lý do gì. Đó là lý do tại sao việc đối thoại với Thiên Chúa dù ngay tàng thách đố của đêm tối – như ông Gióp đã làm – lại là thành phần trong đời sống kitô hữu. Đời sống ấy không thể là chỉ luôn hiện diện một nửa trước Thiên Chúa, cất dần đi một nửa vì sợ rằng điều ấy quấy rầy Người – không thể như thế, chắc chắn rằng chúng ta có thể và phải một cách chân thành, đem đến toàn bộ gánh nặng của cuộc sống chúng ta đến trước Thiên Chúa. Chúng ta thường có khuynh hướng bỏ quên điều ghi lại trong sách Gióp như được thuật lại trong Thánh kinh, vào cuối bi kịch, Thiên Chúa tuyên bố ông Gióp là người chính trực, mặc dù ông đã có những cáo buộc xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa, đang khi bị người chối bỏ các bạn hữu của ông, coi họ như những người nói năng không đúng đắn, dù họ đã biện hộ cho Thiên Chúa và đã có một điều tốt lành và đã trả lời mọi vấn đề.

Sống mùa vọng đơn giản là đối thoại với Thiên Chúa như ông Gióp đã làm. Sống mùa vọng cũng có nghĩa là nhìn nhận toàn bộ thực tại và gánh nặng của đời sống Kitô hữu chúng ta mà không hề sợ hãi, đồng thời đưa chúng ta đến trước mặt Thiên Chúa. Đây là thẩm phán và là đầy Cứu Độ, như ông Gióp đã làm ngay cả khi không có câu giải đáp cho mọi vấn đề, và điều còn lại duy nhất là hiện diện sự trước nhan Thiên Chúa, trong tối tăm và không có câu giải đáp, để chính Thiên Chúa trả lời.

HY Joseph Ratzinger (ĐGH Benedictô XVI)

G. Nguyễn Cao Luật, OP chuyển ngữ

 


Mục Lục