Các phòng thí nghiệm tương trợ

tại một vùng lận cận thành phố Roma

 

Tiếp theo sau buổi chia sẻ kình nghiệm của nhóm các bà mẹ,

một hiệp hội đã hình thành để trợ giúp các trẻ em bị khuyết tật.

 

31/10/2010

Nguồn: Stories from life <> Focolare Movement <> www.focolare.org

Bản Dịch Việt Ngữ: Thảo Nguyên

 

 

Khi đứa con trai đầu tiên của tôi chào đời, hai năm sống tiếp theo đó thực sự là thời gian đầy khổ cực cho chúng tôi. Các bác sĩ cho rằng cơn bệnh của con tôi có thể dẫn đến cái chết. Con trai tôi đã từng phải nhập viện nhiều lần, mà mỗi lần phải nằm viện khá lâu để điều trị, mà đôi khi điều trị hình như càng làm cho căn bệnh ra nặng hơn. Cuối cùng khi bé được hai tuổi, thì mới xác định được rõ căn bệnh: một bệnh di truyền thuộc loại hiếm hoi. Đó là một hình thức Parkinson nơi trẻ em, là loại bệnh kèm theo chứng chậm phát triển cơ năng tâm sinh lý.

Từ đó đứa trẻ như tiếp tục phải trải qua cuộc tái sinh chậm chạp. Chúng tôi vui mừng mỗi lần đón nhận một dấu hiệu phát triển nào đó: như cái đầu lắc lư được ổn định,  hai tay cử động để chơi đùa, ngồi yên được một chỗ. Đến lúc đứa bé tám tuổi thì chập chững bước đi đầu tiên! Hiện giờ đứa trẻ đã đạt tới tình trạng tự lập đáng kể, tuy có điều là bé chưa nói dược.

Chồng tôi luôn tính chuyện có thêm một đứa con nữa. Lúc đầu thì tôi không thể cho đó là một chuyện đáng phải bàn tới. Thế nhưng toàn bộ kinh nghiệm hiện tại có tác dụng thắt chặt sự quan hệ giữa chúng tôi. Sự kiện giúp bản than tôi có thể thắng vượt sự lo sợ đã mở đường cho chúng tôi biết mở rộng tâm hồn đối với sự sống. Thế là đứa con thứ hai của chúng tôi đời: thật một hồng ân quá sức đặc biệt!

Trong tất cả nhũng năm sống đó, có đến hơn một lần, tôi thấy đầu óc mình như muốn nẩy ra một ao ước là nên làm điều gì đó để giúp các bậc cha mẹ đồng hội đồng thuyền với chúng tôi, nhưng tôi không biết mình phải làm sao và phải làm  gì. Vào mùa Thu năm 2005, vị mục sư của tôi giới thiệu tôi đến một bà mẹ trẻ có đứa con mắc chứng bệnh Down Syndrome. Tôi cùng với người mẹ khác là người có tám đứa con mà một đứa cũng mắc chứng Down Syndrome, gai chúng tôi bắt đầu đến thăm thiếu phụ trên đều đặn. Một người bạn khác cũng nhập vào nhóm chúng tôi, tuy bà không có đứa con nào mắc bệnh cả, mà chỉ có lòng mẫn cảm muốn tình nguyện phục vụ người khác mà thôi.

Qua việc cùng nhau chia sẻ những cảm nghiệm, lo lắng cùng ưu tư với nhau, một niềm ước mong cùng nhau làm việc gì đó để trợ giúp cho các con trẻ cùng gia đình các em trong vùng chúng tôi sinh sống. Thế rồi thị trưởng của thành phố rất tán đồng và hỗ trợ cho ý kiến của chúng tôi, nên chúng tôi tiến đến một hội đoàn lớn rộng hơn và khởi sự làm việc tại những căn phòng do một nhà trường cung cấp trong vùng chúng tôi, mở màn cho hội đoàn đi vào hoạt động từ đây.

Chúng tôi bắt tay vào những hoạt động trong phòng  thử nghiệm làm các lá cây bằng đất gốm hay bằng giấy, thu góp những khúc nhạc,  bản nhạc hợp ca, cùng những tập hình khôi hài lạ mắt để cho các em, nhất là các em bị khuyết tật hay gặp khó khăn nào đó, có thể tham gia vui chơi giải trí trong tinh thần chia sẻ lòng tương thân tương ái đồng, và giúp các em khám phá ra những tài năng và sở trường riêng của mình. Sinh hoạt cũng được hỗ trợ bởi các chuyên viên kỹ thuật khác nhau trong giới nhà giáo, hay các nhóm thiện nguyện.

Theo hợp đồng với cơ quan phối hợp liên trường giúp các học sinh khuyết tật trong vùng hội nhập vào con đường học vấn, chúng tôi giới thiệu các sản phẩm từ các phòng thử nghiệm của chúng tôi đến muời trường học như: vật dụng giúp phát triển cơ năng tâm sinh lý, vũ lộn tự do, lá cây làm bằng giấy hay đồ sứ, nhạc kịch diễn trên sân khấu, ca khúc vui nhộn, thủ công dệt bằng len đủ màu,  và bình phun màu để vẽ hình trên tường. Thêm vào đó, chúng tôi còn chú trọng đến việc trợ giúp cho các phụ huynh cần đến sự giúp đỡ.


(R. L. – Rome, Italy)