BÀI ĐỌC THÊM

GƯƠNG NHẪN NẠI LẮNG NGHE CỦA QUAN HUYỆN VƯƠNG HÃN

Vào đời nhà Tống (năm 960-1279 SCN) có một ông quan tên VƯƠNG HÃN. Khi còn là Tri huyện Tân Châu, một phụ nữ bị điên đã đến đánh trống kêu oan. Trước đây, do trình bày thiếu rõ ràng, bà đã nhiều lần bị các quan huyện la mắng và đuổi khỏi công đường khiến bà tức giận trở thành điên khùng. Nhưng lần này, quan Vương Hãn đã sẵn sàng nghe trình bày sự việc. Ông nhẫn nại lắng nghe và tra hỏi để biết thêm nhiều tình tiết. Câu chuyện oan ức của bà đã được sáng tỏ như sau :

Trước đây bà đã kết hôn trở thành vợ của một ông bá hộ giàu có, nhưng do nhiều năm không sinh con nối dõi. Ông bá hộ đã lấy thêm vợ lẽ và người này lại sinh cho ông một đứa con trai. Sau khi người chồng bị bệnh chết, bà vợ lẽ dựa vào con đã tìm cách chiếm đoạt toàn bộ gia sản của chồng và đuổi vợ cả ra khỏi nhà. Bà vợ cả đã nhiều lần đến đánh trống kêu oan nơi công đường, nhưng không được giải quyết. Do quá thất vọng và đau khổ nên bà đã dần trở thành một kẻ khùng điên.

Khi Vương Hãn đến nhậm chức tri huyện và có thái độ khác hẳn các quan trước đó. Ông làm việc có trách nhiệm. Khi bà đến đánh trống kêu oan, ông đã kiên nhẫn lắng nghe và đã giải quyết ổn thoả : Ông truyền chia đôi tài sản của chồng để lại và cho bà được hưởng phân nửa. Nhờ được xét xử công minh, bà vợ cả đã bình phục rất nhanh khiến mọi người đều bỡ ngỡ. Sau đó câu chuyện đến tai triều đình, Hoàng thượng đã khen ngợi quan Vương Hãn và còn ban thưởng cho ông 300 súc vải lụa.

BÀI HỌC RÚT RA : SỰ CẦN THIẾT CỦA SỰ NHẪN NẠI LẮNG NGHE :

Một người bị oan ức bất công lâu ngày đã trở thành khùng điên. Nhưng khi được giải quyết công minh, đã sớm hồi phục. Chính nhờ quan Vương Hãn kiên nhẫn lắng nghe và tìm hiểu thấu đáo trước khi phán quyết lấy lại công bằng cho người bị hại.

 


Học Làm Người Và Làm Con Chúa