SUY
NGHĨ VỚI LỜI CHÚA LỄ BA NGÔI 2010
Thiên Chúa là một mầu nhiệm vô phương đạt đáo, đó là khẳng định xác thực cho mọi thời mọi nơi. Những gì
chúng ta có thể biết về Thiên Chúa chỉ là những gì Ngài tự mình mạc khải cho
chúng ta.
1. NGÀI TỰ MẠC KHẢI TRONG CÔNG CUỘC SÁNG
TẠO.
Có nhiều điều chúng
ta có thể khám phá về Thiên Chúa qua các công trình sáng tạo của Người : 19
Những gì
người ta
có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ.20 Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên
Chúa, tức
là quyền năng
vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. (Rm 1, 19-23). Nhưng bài đọc sách Châm Ngôn có thể có một điều khá mới mẻ làm ngạc nhiên chúng ta : “Ta nhàn du trên quả địa cầu, và gặp thấy hạnh phúc ở giữa loài người” (Cn
8,31). Từ đó khi đọc lại những trang
sách Sáng Thế, chúng ta mới hiểu được tại sao công trình đích điểm và tột đỉnh của công cuộc sáng tạo là việc tạo dựng con
người “là nam và
là nữ”, biểu tượng tuyệt vời cho HẠNH PHÚC, và sách Sáng Thế nói “Thiên Chúa sáng tạo con người theo
hình ảnh mình”. Từ đó thánh Gioan mới có thể khẳng định “Thiên Chúa là Tình Yêu.”
2. NGÀI TỰ MẠC KHẢI TRONG CÔNG TRÌNH CỨU ĐỘ
Lịch sử Cứu Độ bắt đầu với việc Chúa
tuyển chọn kêu gọi Abraham. Theo thánh Phaolô là lịch sử trong đó “Chúa chúng ta, Đấng cho chúng ta dùng Đức Tin mà tiến đến ân sủng, và đứng vững ở đó, và được hiển vinh trong niềm hy vọng vinh quang của con cái Chúa”. Qua cách diễn tả trên và
ở nhiều bản văn
khác thánh Tông Đồ muốn khẳng định lịch sử Cứu Độ là lịch sử Thiên
Chúa là Cha, muốn quy tụ chúng ta trong Con Một của Người, nhờ Thánh Thần Tình Yêu: cho chúng ta trở nên con trong Người Con Một. Vì thế có tác giả khẳng định rằng chúng ta không biết Thiên Chúa nào khác ngoài Thiên Chúa Cứu Độ. Bài Tin Mừng cũng
cho chúng ta thấy bằng cách nào Thiên Chúa thực hiện công cuộc cứu độ chúng ta. Ngài sai Thánh Thần của Cha và của Con đến hoàn tất nơi Giáo Hội công
cuộc của Đức Giêsu Kitô.
3. Thánh Công Đồng Vaticanô 2 trong HCTLHT khẳng định “Như thế Giáo Hội phổ quát xuất hiện như “một dân tộc hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa
Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (số 4). Vì
thế muốn hiểu về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ có con đường thích hợp đó là
CON ĐƯỜNG GIÁO HỘI. Đáng tiếc là trong những ngày tháng qua các thế lực truyền thông đang ra sức làm cho Giáo Hội không còn là khả tín : khi họ đồng hóa Giáo Hội với một tập thể thuần túy xã hội, hay chính trị, họ phủ nhận khía cạnh mầu nhiệm của Giáo Hội. Thậm chí họ chỉ nhìn thấy quốc gia Vatican mà không thấy Hội Thánh. Quốc Gia
Vatican sở dĩ có một vai trò trên trường chính trị quốc tế, không
vì nó là một siêu cường quốc dù về bất cứ khía cạnh nào,
nhưng chỉ vì tính
khả tín của Giáo Hội trên bình diện YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ nhân loại do bản chất mầu nhiệm của Giáo Hội. Giáo Hội Yêu Thương và Phục Vụ như Chúa Yêu Thương và Phục Vụ qua công trình sáng tạo và cứu chuộc.
4. TIN VÀO MẦU NHIỆM MỘT CHÚA
BA NGÔI.
Vì thế tin vào mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là tin vào mầu nhiệm Đối Thoại trong yêu thương và phục vụ được thể hiện trong công trình tạo dựng và cứu độ của Chúa.
Cuộc đối thoại trong đó về phía Thiên Chúa là một sự tự hạ hủy bỏ chính mình, và về phía con người thì luôn được chăm sóc và mời gọi nâng cao phẩm giá của họ lên ngang hàng với Thiên Chúa của họ. Cuộc đối thoại diễn ra trong lịch sử cụ thể luôn bị chính
cái lịch sử ấy phủ nhận và bách hại, nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa thì luôn lớn hơn mọi tội lỗi kể cả sự chết khiến cho cuộc đối thoại không
một giây phút bị ngưng nghỉ.
Giáo Hội có sứ mạng cụ thể hóa cuộc đối thoại ấy trong giòng lịch sử của mình,
cho nên Giáo Hội luôn
phải phấn đấu vượt lên
trên mọi giòng thác của bất công, của mâu
thuẫn, để là dấu chỉ hữu hiệu cho DÂN TỘC DUY NHẤT của Thiên Chúa.Và chỉ bằng cách đó Giáo Hội mới là dấu chỉ khả tín cho
mầu nhiệm Một Chúa
Ba Ngôi.
Lm. Giuse Bảo Lộc