Mồng Hai Tết - Kính nhớ Tổ Tiên và
Ông Bà Cha Mẹ
Hc 44,1.10-15; Tv 127;
Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6
Bài sách Habacuc mời gọi chúng ta “Giờ Đây, Chúng Ta Hãy Ca Ngợi Những Vị Danh Nhân, Cũng Là Cha Ông Của Chúng Ta Qua Các Thế Hệ.” Lý do là vì chúng ta “luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con” : ơn huệ lớn lao nhất và quý báu nhất chính là sự sống đã chỉ được trao ban qua các thế hệ tiền nhân. Rồi còn “Nhờ Các Ngài, Con Cháu Cũng Một Mực Trung Thành” với các điều giao ước, nhờ đó mà “Sẽ Muôn Đời Tồn Tại”. Nhiều khi vì phải bươn trải kiếm sống, chúng ta không còn thấy SỰ SỐNG là một ân huệ, và cũng do đó lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông càng ngày càng bị giảm thiểu. Nó không còn sự gắn bó như xưa. Nhưng cũng chính vì thế, cho dù chúng ta vất vả trăm chiều nhưng thành quả cũng chỉ là rất giới hạn.
Thánh Phaolô cũng nhắc nhở chúng ta, thảo hiếu và tôn kính cha mẹ là điều kiện “Để Ngươi Được Hạnh Phúc Và Hưởng Thọ Trên Mặt Đất Này”.
Tuy
nhiên câu chuyện trong Tin Mừng cho thấy người biệt phái và luật sỹ đã có một
cách suy nghĩ về lòng thảo hiếu và tôn kính cha ông khác với Chúa Giêsu khi họ
đồng hóa lòng thảo hiếu và tôn kính với truyền thống của cha ông. Một trong
những truyền thống ấy là việc phải rửa tay trước khi dùng bữa. Họ đã trách Chúa
Giêsu “Sao Môn Đệ Ông Vi Phạm
Truyền Thống Của Tiền Nhân, Không Chịu Rửa
Bước vào năm mới, Giáo Hội mời gọi chúng ta kính nhớ tổ tiên, không nhằm để chúng ta quay trở về với những tập tục lề thói của cha ông, nhưng là mời gọi chúng ta phải biết nhìn nhận SỰ SỐNG HÔM NAY của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội là một ƠN HUỆ LỚN LAO mà Cha Ông bằng Tình Yêu lớn lao với bao hy sinh đã dành dựt lại cho chúng ta từ bao thử thách và hiểm nguy, chúng ta phải để cho Tình Yêu của các Ngài sống mãi và tiềp tục được chuyển giao cho những thế hệ con cháu.
Lm. Giuse Bảo Lộc