Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 20 tháng 03: Chấp nhận thử thách

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1916:  Tác phẩm General Theory of Relativity (Nguyên Lý Tương Đối Tổng Quát) của Albert Einstein được xuất bản tại Đức Quốc.

1995:  Giáo phái Aum Shinrikyo thả loại khí Gas Sarin trong đường hầm tại Tokyo khiến cho 12 người thiệt  mạng và 5500 người phải vào nhà thương

2003:  Đưới thời Tổng thống George W. Bush, hỏa tiễn Hoa Kỳ khai hỏa vào Baghdad, khai mào cho cuộc hành quân do Hoa Kỳ đứng đầu nhằm truất phế chính quyền Sađam Hussein.

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Hãy nên thường xuyên phó thác cho Thần Khí Thiên Chúa linh ứng để  mình hành động, chứ đừng hành động vì ích lợi riêng nào. ___St John Baptist De La Salle

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Thử thách tối hậu đối với người Kitô hữu là chịu hy sinh và sống thích nghi với đau khổ xẩy đến trong cuộc sống. Sức mạnh đích thực hệ tại ở trái tim chứ không ở đôi chân. Loại sức mạnh ấy cũng giống như sức mạnh thể xác không khải tự dưng mà có đâu. Phải rèn luyện với thời gian thì mới có được.

 

Thân mẫu tôi quả thực có được sức mạnh này. Khi thân phụ tôi qua đời, chính bà là người đau buồn nhiều nhất, và cũng chính bà là người liên kết chúng tôi lại với nhau và giúp tất cả chúng tôi biết đón chịu nỗi mất mát lớn lao trong đời như thế. Thân mẫu tôi đã từng có những nỗi khổ đau tương tự trước đó rồi, nên bà biết học hỏi từ đó, thích ứng với sự việc, và tiếp tục như thế trong suốt cuộc đời mình. Bà có sức mạnh ấy cũng giống như các bà mẹ khác.

 

Sức mạnh ấy được nuôi đưỡng trong một gia đình mà trong đó bậc cha mẹ biết rèn luyện con cái trở nên người không ích kỷ, mà biết từ bỏ tự ái vi người khác và chia sẻ với người khác. Nhiều bậc cha mẹ thường đặt ra những đòi hỏi đối với con cái, và luyện cho các em sống với những yêu cầu như thế. Chúng ta không ngừng khôn lớn trong sức mạnh mỗi khi chúng ta biết dấn thấn và tiếp tục với thái độ dấn thân ấy.

 

Một số người có cảm giác xấu hổ về vìệc đi thăm người bệnh, hoặc tham dự đám tang. Có thể là vi họ lấy làm khó khăn khi không biết phải ăn nói thế nào trong các dịp này. Chúng ta chỉ tự giới thiệu mình là ai và cảm xúc mình trước nhước hoàn cảnh ấy.

 

Đức tin trưởng thành của người Kitô hữu được biểu hiện qua việc họ có thể đón nhận nỗi đau khổ với suy nghĩ đơn giản rằng sự khổ đau này là mồt phần của số phận con người mà chúng ta được đặc ân chia sẻ với Chúa Giêsu.  Các người Kitô hữu luôn phấn đấu trở nên giống Chúa Giêsu cáng nhiều càng tốt, để bước theo chân Ngài không phải chỉ trong những đoạn đời đầy tình thương mến, mà theo chân Ngài cả những lúc đau khổ mỗi khi khổ đau xẩy đến.

 

Lời cầu nguyện

 

Lậy Chúa, xin ban cho con ơn an bình khi vui cũng như khi buồn, khi an bình cũng như khi đau khổ. Xin cho con can đảm đón nhận bất cứ điều gì xẩy đến với con.