Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 05 tháng 11: Khoa học cần được luân lý dẫn lối

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1605:  Âm Mưu Đặt Thuốc Nổ bị chặn đứng khi Guy Fawkes bị phát giác dưới Tòa Nhà Quốc Hội Nước Anh đang chuẩn bị châm ngòi nổ. Guy Fawkes sau đó bị hành quyết

1955:  Hoàn thành công trình tái thiết Nhà Hát quốc gia thành Vienna bị phá hủy năm 1945 trong cuộc chiến, và hôm này được khánh thành

2003:  Trung Tâm NASA thông báo về vệ tinh Voyager I đang thăm dò không gian phóng đi từ năm 1977.   Vệ tinh này đã  bay trên không gian hàng tỷ cây số, một đường dài hơn bất cứ vệ tinh nhân tạo nào khác, và đã bay tới tận cùng của thái dương hệ”

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Khoa học mà không có tôn giáo thì khác chi người què, còn tôn giáo mà không có khoa học thi giống như người mù.____Albert Einstein

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Một tướng lãnh của Thế Chiến Thứ II tên là Omar Bradley đã bầy tỏ tình trạng nguy hiểm của sự phát triển khoa học bằng những lời lẽ như sau:  

 

Chúng ta có quá nhiều khoa học gia, nhưng có rất ít người của Thiên Chúa. Chúng ta nắm được mầu nhiệm của trái bom nguyên tử, mà lại bỏ đi bài giảng trên núi. Thế giới này đạt tới việc\vinh quang của khoa học mà lại không có khôn ngoan, có thế lực mà không có lương tâm.

 

Một vấn đề về phát triển khoa học chính là chiều hướng của con người cứ tưởng rằng: bởi vì chúng ta tìm ra được phương pháp làm được điều gì đó và chúng ta nên làm như thế. Tuy nhiên ở đây cần có sự hòa hợp giữa khoa học và đạo đức.

 

Không phải bởi vì chúng ta tìm ra được phương pháp vô tính cho một người thụ thai, là chúng ta cứ thế mà làm đâu.  Lãnh vực đạo đức về sinh vật được giải đoán với những lưỡng nan như vậy. Khoa học bây giờ có thể cung cấp kỹ thuật xác định sắc phái của đứa trẻ trước khi nó sinh ra.  Một hệ quả xẩy ra trong các quốc gia đông dân số là theo chính sách mỗi gia đình chỉ được sinh một con nên dẫn đến chuyện ai cũng muốn sinh con trai – khiến cho xẩy ra tình trạng dân số nam nữ không cân bằng.

 

Khi chọn sắc phái cho đứa bé, vấn đề giữ dự trữ đông lạnh có thể giúp cho sư sống và thụ thai cho những người gặp tình trạng thiếu nhiễm thể hoặc zen sinh sản đang là những vấn nạn tiến thoái lưỡng nan của đạo đức trong  thời tân tiến. Khoa học có thể thực hiện được việc này, thế nhưng câu hỏi luân lý vẫn còn có thể đặt ra là: “chúng ta có nên làm như thế hay chăng?” 

 

Những câu hỏi luân lý này đôi khi tải theo niềm cảm xúc khá đậm đà. Chẳng hạn trong các kỷ nguyên trước đây, hầu hết những người mắc chứng bạch tạng thường chết vào lúc 15 tuổi. Ngày nay, với ngành y khoa trợ giúp, họ có thể sống đến trên 30 tuổi, và cũng có khả năng sinh con. Thế nhưng họ có nên sinh con không, bởi vì rất có thể con cái sinh ra biết đâu cũng lại trở thành các người mắc chứng bệnh bạch tạng? Một vấn nạn tiến thoái lưỡng nan diễn ra từ lâu nay là chuyện nới rộng phép như thế nào cho những người mắc chúng chậm phát triển não bộ, là những người được coi là có vấn đề về nhiễm thể sinh sản, thế nhưng họ vẫn có thể trưởng thành và có thể thụ thai được. Có thể là họ có khả năng sinh con, nhưng liệu họ được phép không?

 

Có điều không may mắn là sự phát triển của khoa học nhiều khi vượt xa hơn cả phạm vi luân lý, bởi vì khoa học có thể làm được điều gì đó, thế nhưng không có nghĩa là cứ thế mà làm như vậy.

 

Lời cầu nguyện

 

Lậy chúa, xin giúp con biết phân minh giữa những điều “có thể làm” và những điều “nên làm”