Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 12 tháng 11: Trong chiến tranh, cả hai phe đều thua

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1927:  Ông Josef Stalin trở thành lãnh tụ của nhà nước Liên Sô

1970:  Một con lốc xoáy tạo nên ngọn sóng thần ập vào Vịnh Bengal và Đông Pakistan. Có đến hàng triệu người tưởng là đã bị chết đuối rồi

1990:  Hoang Đế Akihito đăng quang làm Vua Thứ 125 của Nhật Bản

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Chúng ta nên dùng các đam mê của mình để phục vụ đời sống, chứ đừng dùng đời sống để phục vụ các đam mê.___Richard  Steele

 

Suy niệm trong ngày

 

John Edgar:

 

Anh Neil Davis là một trong những nhiếp ảnh ký gỉa nổi tiếng của Nước Úc sinh trưởng tại Tiểu Bang Tasmania. Anh là một người chơi thể thao nhà nghề, thế nhưng vào tuổi thiếu niên anh lại thích thú  ngành ký giả và nhiếp ảnh ngày một nhiều hơn. Anh phát triển các tài năng của mình cùng tự tạo danh tiếng cho mình trong ngành nghề này qua những bài phóng sự tường trình từ Châu Á.  Chính từ vùng này mà anh phát huy được sự say mê đối với người dân, văn hóa cùng nếp sống của các vùng đất này. Anh trở nên thông thạo nhiều thổ ngữ của các địa phương, và anh cũng nổi danh là người có lòng quảng đại đối với các gia đình và trẻ em kém may mắn. Anh Neil Davis viết nhiều bài phóng sự về Chiến Tranh Việt Nam và tình hình Cambodia trong các thập niên 1960 và 70.

 

Neil Davis là người đầu tiên viết về Chiến Tranh Việt Nam dưới góc cạnh Việt Cộng. Một hệ quả của việc say mê tường trình về chân dung chiến tranh từ mọi góc cạnh khác nhau, đó là anh bị nghi ngờ khi trở về với người bản xứ của mình tại Nước Úc, và một số nhóm tố cáo anh là người cộng sản. Có lẽ nên nói chính xác hơn rằng: Neil Davis chẳng mấy biết gì về những liên minh phe phái chính trị, mà chỉ đơn thuần cố gắng tường trình cho người dân về thực tại của chiến tranh. Anh dùng kỹ năng về máy nhiếp ảnh để mô tả trung thực và khách quan về những tàn bạo của chiến tranh.

 

Anh xung phong ra tiền tuyến với quân đội Nước Úc, Hoa Kỳ, Nam Việt Nam và Việt Cộng, thế nhưng anh cũng minh xác rằng: anh có sở thích hơn về hành trình để phóng sư chiến trường bên cạnh lực lượng quân đội địa phương dù là phe nào. Có như vậy anh mới am hiểu và nắm bắt được sự ảnh hưởng của chiến tranh đối với xã hội con người như thế nào, cũng như xã hội con người bị áp lực của chiến tranh ra sao. Sau chiến tranh Việt Nam, Davis vẫn tiếp tục làm việc trong khu vực này, để tường trình về chế độ Khờ Me Đỏ tại Cambodia cho tới khi bị trục xuất ra khỏi đây do những qui định hạn chế áp đặt trên người nước ngoài trong thời diểm đó.

 

Anh Neil Davis chết khi bị kẹt bất ngờ giữa hai làn đạn trong lúc lấy tin tức về cuộc âm mưu đảo chính tại Bangkok. Là một ký giả phóng sự cho tới cuối đời, chiếc máy chụp của anh vẫn hoạt động sau khi anh bị bắn chết, và chiếc máy còn ghi nhận được giây phút cuối đời của anh. Qua công việc làm của mình, Anh Davis nói lên sự kiện là trong bất cứ cuộc tranh chấp nào luôn có hai phía, và chẳng có phe nào là người thực sự thắng trận cả.  Luôn luôn có rất nhiều nạn nhân vô tội. Những giải pháp hòa bình nên được tìm đến để bảo đảm cho thế giới của chúng ta trở nên một nơi sống an toàn.

 

Lời cầu nguyện

 

Lậy Chúa, xin cho con lòng can đảm theo đuổi những say mê của con theo chiều hướng nói lên sự thật và phục vụ tha nhân. Amen