Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa

 

Ngày 03 tháng 12: Ý chí là chìa khóa tốt để đi vào đời

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1854:  Trong một biến cố mà một số người coi là vận động cho sự khai sinh của nền dân chủ Nước Úc, nhóm kỵ binh của nhà nước giết hại trên 20 người khai thác vàng tại thị trấn Ballarat vì họ đang nổi dậy để chống lại chính phủ về hệ thống giấy phép khai thác mỏ quẳng được gọi là Eureka Stocdale

1967:  Trong Bệnh Viện Groote Shuur tại thành phố Cape, Nam Phi, nhóm y sĩ mà đứng đầu là Bác Sĩ Christian Bardard lần đầu tiên đã thành công trong việc thay tim cho con người. Người được thay tim là ông Louis Washkansky 53 tuổi

1984:  Một lượng thuốc độc bị rò rỉ ra từ một nhà máy chế biến thuốc sâu Union Carbide tại thành phố Bhopal Ấn Độ khiến cho trên 380 người bị thiệt mạng.

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Sự rủi ro giống như những con dao có thể phục vụ chúng ta và cũng có thể cắt đứt chúng ta tùy theo chúng ta nắm dao đằng chuôi hay đằng lưỡi.___James Russell Lowell.

 

Suy niệm trong ngày

 

Br: Denis Loft:

 

Một trong những cậu bé đáng thương nhớ nhất mà tôi dậy học là Simon. Cậu sinh tại Sepik, một làng xa xôi hẻo lánh của Papua New Guinea. Cậu không có chân và cũng không có tay.

 

Gia đình cậu sống nghề nông làm chính. Họ hàng ngày họ bắt cá và săn thú làm thịt, và phải lệ thuộc vào lượng thu hoạch bột sa gu để mà sinh sống. Cũng giống như các anh chị em của mình, cậu Simon không được cắp sách đến trường. Canh ngộ của cậu được chuyển đến cơ quan Cheshire Homes, một nhóm hoạt động do Leonard Cheshire sáng lập, mà tiền thân của nó là một nhóm phi công nổi tiếng của Nước Anh trong Thế Chiến Thứ II. Sau khi là một người quan sát chính thức về trái bom nguyên tử thả xuống thành phố Nagasaki, ông hiến trọn đời sống còn lại của mình vào công tác trợ giúp những người tàn tật. Simon bắt đầu học tiểu học lúc 18 tuổi. Khi tôi gặp cậu thì cậu đang học trung học trong trường Hobola tại Moresby. Lúc này cậu 23 tuổi mà chỉ cân nặng 30 ký lô. Cậu là một học sinh nổi tiếng của trường mà ai cũng biết đến. Cậu ta thuộc tên của mọi người, có sở thích thu thập các câu chuyện, và rất thích loại bi kịch.

 

Các học sinh thì tranh nhau đẩy xe lăn cho cậu. Khi chiếc xe lăn bị gẫy hỏng không dùng được, thì các em dùng chiếc xe cút kít để mà đẩy cậu đi lòng vòng. Trong các bi kịch, cậu thường đóng những vai đứa bé nằm trong xe nôi trẻ con, và có lần cậu đóng vai Thánh Gioan Tiền Hô đầu bị chặt bỏ trên đĩa. Simon học đánh máy chữ, và đạt tới tốc dộ 17 chữ một phút. Cậu dùng cằm và vai mình để quặp chiếc bút chì mà gõ vào bàn máy. Khi tốt nghiệp, cậu ta kiếm được việc làm trong một công ty chuyên trách về an ninh, một trung tâm sử dụng vô tuyến.

 

Giả như không nhìn thấy những cảnh tàn khốc của chiến tranh, thì Leonard Cheshire có kẽ chẳng bao giờ có tư tưởng lập ra dịch vụ phục vụ như thế, và những người trong cảnh ngộ như Simon cũng vẫn luôn còn sống trong tình trạng bị xã hội bỏ rơi suốt đời mình. Hình như tôi luôn luôn thấy một điều rất là lạ lùng rằng: trong những cảnh ngộ đau thương bao giờ điều tốt cũng nẩy sinh. Tôi được nhắc nhở tới lời của tác giả Thánh Vịnh nói rằng: “Đường lối của Thiên Chúa không giống như đường lối của loài người.”

 

Lời cầu nguyện

 

Lậy Chúa, xin Chúa trở nên phần cốt cát trong cuộc hành trình của đời sống con. Xin cho con nhìn thấy Chúa nơi những người kém may mắn hơn con. Xin cho con biết trân quý những ân phúc con nhận được và biết sử dụng các ân phúc này một cách xứng đáng. Xin cho con biết chuyển cảnh ngộ xấu thành điều tốt. Amen