Cha Cantalamessa - Bài Giảng Thứ II Mùa Chay 2016

(muoianhsang.com) - Thứ tư, 02 Tháng 3 2016 20:48

 

Bài suy tư Thứ II Mùa Chay của Cha Raniero Cantalamessa - Vị giảng thuyết phủ giáo hoàng giảng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Phủ Giáo Hoàng, ngày 26/02/2016.

LÃNH NHẬN LỜI ĐƯỢC GIEO BẰNG SỰ KHIÊM NHƯỜNG

Một Suy Tư về Hiến Chế Tín Lý Dei verbum 

Chúng ta hãy tiếp tục việc suy tư của chúng ta về các văn kiện chính của Công Đồng Vatican II. Về bốn “hiến chế” đã được công đồng phê chuẩn, văn kiện về Lời Chúa, Dei Verbum, là văn kiện duy nhất – cùng với văn kiện về Giáo Hội, Lumen gentium – có phẩm chất “tín lý” hơn trong tựa đề của nó. Điều này có thể được giải thích bởi sự thật là Công Đồng đã có ý định cùng với văn kiện này để tái khẳng định lại tín lý về động lực thánh của Kinh Thánh và đồng thời để xác định mối quan hệ của nó với truyền thống. Theo dòng ý định của tôi để nhấn mạnh các áp dụng mang tính thiêng liêng và tinh thần trong các văn kiện của Công Đồng, tôi sẽ tự giới hạn bản thân tôi ở đây trước những suy tư nằm vào việc thực hành và suy niệm cá nhân.

1. Một Thiên Chúa Lên Tiếng Nói

Thiên Chúa theo kinh thánh là một Thiên Chúa lên tiếng nói. “ĐỨC CHÚA, Thượng Đế chí tôn, nay Người lên tiếng...Người không nín lặng” (Tv 50:1, 3). Chính Thiên Chúa lặp lại vô số lần trong Kinh Thánh, “Dân Ta hỡi, nghe đây Ta phán dạy” (Tv 50:7). Về điểm này Kinh Thánh trình bày một sự tương phản rất rõ ràng với những ngẫu tượng “có miệng nhưng không nói được” (Tv 115:5). Thiên Chúa dùng ngôn từ để giao tiếp với con người.

Nhưng đâu là ý nghĩa mà chúng ta dành cho những lời thể hiện mang tính nhân chủng như “Thiên Chúa nói với A-đam” “do đó Thiên Chúa phán”, “Thiên Chúa phán”, “sấm ngôn của Đức Chúa”, và những câu tương tự? Rõ ràng là chúng ta đang đề cập đến một kiểu nói khác với kiểu nói mang tính con người, một kiểu nói cho đôi tai của tâm hồn. Thiên Chúa nói theo cách thế Ngài viết! Ngang qua tiên tri Giê-rê-mia Ngài phán, “Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta” (Gr 31:33).

Thiên Chúa không có miệng và hơi thở mang tính con người: miệng ngài là các tiên tri, và hơi thở của Ngài là Thần Khí. “Ngươi sẽ là miệng lưỡi của Ta”, Ngài nói với các tiên tri của Ngài, hay “Ta sẽ đặt lời của Ta vào miệng lưỡi người”. Điều đó có cùng một ý nghĩa với câu rất nổi tiếng, “chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa” (2 Phêrô 1:21). Thuật ngữ “những lời nội tâm” vốn chỉ đến lời nói trực tiếp từ Thiên Chúa trước những linh hồn thần bí, cũng có thể được áp dụng, theo một sự khác biệt về phẩm chất và cao cả hơn, so với cách mà Thiên Chúa nói với các tiên tri trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, chúng ta không thể loại trừ điều đó trong một số trường hợp nhất định, như trong phép rửa và trong sự biến hình của Chúa Giêsu, cũng có một tiếng nói vang vọng một cách nhiệm mầu.

Trong bất kì trường hợp nào, chúng ta đang đề cập đến kiểu nói theo nghĩa thật của nó; tạo vật nhận được một thông điệp có thể được chuyển thành những lời của con người. Tiếng nói của Thiên Chúa quá rõ ràng và thực đến nỗi một ngôn sứ có thể nhắc lại một cách cụ thể về không gian và thời gian mà trong đó một lời cụ thể “ngự đến” trên người ấy: “Năm vua Út-di-gia-hu băng hà” (Is 6:1); “Ngày mồng năm tháng tư năm thứ ba mươi, lúc tôi đang ở giữa những người lưu đày, bên bờ sông Cơ-va” (Ed 1:1); “Ngày mồng một tháng sáu năm thứ hai triều vua Đa-ri-ô” (Kg 1:1).

Lời của Thiên Chúa cũng quá cụ thể đến nỗi người ta có thể nói lời ấy “rơi” xuống trên Israen như thể đó là một hòn đá: “Chúa Thượng đã gửi một lời đến Gia-cóp, lời ấy rơi xuống Ít-ra-en” (Is 9:7). Ở một thời điểm khác thì cùng một sự cụ thể và mang tính vật chất được thể hiện không phải ngang qua biểu tượng của một hòn đá rơi xuống mà bởi bánh đã được ăn bằng niềm hoan lạc: “Gặp được lời Chúa, con đã nuốt vào, lời Ngài làm cho con hoan hỷ” (Gr 15:16; x. Ed 3:1-3).

Không một tiếng nói con người nào có thể chạm đến con người tới chiều sâu mà lời của Thiên Chúa chạm đến họ. Lời ấy “hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Dt 4:12). Đồng thời, lời của Thiên Chúa giống như “tiếng sét” mạnh mẽ đến nỗi “đánh gãy ngàn hương bá, CHÚA đánh gãy ngàn hương bá Li-băng” (Tv 29:5). Lúc khác lời ấy giống như “tiếng gió hiu hiu” (x. 1 V 19:12). Lời ấy biết hết tất cả âm giai của tiếng nói con người.

Phần diễn từ về bản chất của lời nói của Thiên Chúa thay đổi cách triệt để ngay tại thời điểm mà trong đó chúng ta đọc thấy trong Kinh Thánh, “Ngôi Lời đã thành xác phàm” (Ga 1:14). Với sự ngự đến của Đức Kitô, giờ đây Thiên Chúa nói bằng giọng nói của con người mà đôi tai thể lý có thể nghe được. Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống... chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa” (1 Ga 1:1,3).

Lời đã được thấy và được nghe! Tuy nhiên, điều đã được nghe không phải là lời của con người mà là lời của Thiên Chúa bởi vì người nói không phải là thiên nhiên mà là một con người, và con người của Đức Kitô là cùng một Ngôi Vị thánh trong tư cách là Con Thiên Chúa. Ở nơi Ngài thì Thiên Chúa không còn nói qua một trung gian nữa, “qua các tiên tri”, mà trong một con người, bởi vì Đức Kitô “là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa” (Dt 1:2-3). Lời nói gián tiếp ở ngôi thứ ba được thay thế bằng lời nói trực tiếp trong ngôi thứ nhất. Không còn trường hợp của việc “do đó Đức Chúa phán!” hoặc “sấm ngôn của Đức Chúa!” nữa mà là “Tôi nói  với các ngươi..”.

Lời nói của Thiên Chúa, bất luận là qua trung gian bởi các vị tiên tri trong Cựu Ước hay qua lời nói mới và trực tiếp bởi Đức Kitô, sau khi đã được thông truyền bằng miệng thì cuối cùng cũng đã viết thành lời, vì thế giờ đây chúng ta có “Kinh Thánh”.

Thánh Augustinô định nghĩa một bí tích là “một lời hữu hình” (verbum visible).[1] Chúng ta có thể định nghĩa lời như là “một bí tích được nghe”. Trong mỗi bí tích đều có một dấu chỉ hữu hình và một thực tại vô hình, ân sủng. Lời mà chúng ta đọc trong Kinh Thánh, tự bản thân nó, chỉ là một dấu chỉ vật lý giống như nước trong phép rửa hay bánh trong Thánh Thể: đó là một lời trong ngôn ngữ con người vốn không khác biệt gì với những lời khác. Tuy nhiên, một khi niềm tin và sự soi sáng của Chúa Thánh Thần bước vào, thì cách nhiệm mầu chúng ta đi vào trong mối liên hệ ngang qua những dấu chỉ này với sự thật hằng sống và ý muốn của Thiên Chúa, và chúng ta nghe thấy chính giọng nói của Đức Kitô. Jacques-Bénigne Bossuet viết rằng,

“Cũng như thân mình của Đức Kitô hiện diện trong bí tích mà chúng ta tôn thờ [Thánh Thể] thế nào, thì chân lý về Đức Kitô cũng hiện diện trong tin mừng mà Ngài rao giảng như thế. Trong mầu nhiệm về Đức Kitô các yếu tố hữu hình mà chúng ta nhìn thấy là các dấu chỉ, nhưng điều được gói gọn trong những yếu tố này là chính thân mình của Đức Kitô; trong Kinh Thánh lời mà chúng ta nghe là các dấu chỉ, nhưng các tư tưởng mà lời thực thi bao hàm chính chân lý của Con Thiên Chúa”.[2]

Tính bí tích của Lời Chúa được mạc khải trong sự thật mà đôi khi lời ấy vượt quá sự hiểu biết của một người vốn có thể bị giới hạn và bất toàn; Lời tự nó hoạt động – ex opere operato, như khi chúng ta nói về các bí tích. Trong Giáo Hội đã từng và sẽ có những cuốn sách mang tính khai trí hơn cả một số sách trong Kinh Thánh (chúng ta chỉ nghĩ đến Việc Noi Theo Đức Kitô), nhưng rồi không một cuốn nào trong số ấy lại hoạt động giống như một cuốn khiêm tốn nhất trong các cuốn sách gợi hứng.

Tôi đã nghe một số người làm chứng kiểu này cho một chương trình truyền hình mà tôi có tham gia. Ông ta là một người nghiện rượu ở giai đoạn cuối mà không thể dừng lại việc uống rượu chỉ trong hơn hai tiếng đồng hồ; gia đình ông đã ở trên bờ vực của sự tuyệt vọng. Ông và vợ ông đã được mời đến một buổi gặp gỡ về lời Chúa. Một số người ở đó đọc một đoạn từ Kinh Thánh. Một câu đặc biệt đã đi qua ông như thể một quả cầu lửa và mang lại cho ông sự đảm bảo về việc được chữa lành. Sau đó, mỗi khi ông bị cám dỗ phải uống, thì ông chạy đi mờ Kinh Thánh với câu đó, và trong khi đọc lại những lời này thì ông cảm thấy sức mạnh trở lại với ông cho đến khi ông được chữa lành. Khi ông cố gắng chia sẻ câu nổi tiếng ấy là gì, thì tiếng nói của ông vỡ oà trong cảm xúc. Đó là một câu trong Sách Diễm Ca: “Ân ái của anh còn ngọt ngào hơn rượu” (1:2). Các học giả đã để ý đến kiểu ứng dụng này của Kinh Thánh nhưng – giống như một người mù bẩm sinh là người nói với các nhà phê bình của mình, “Tôi chỉ biết là tôi đã mù và giờ tôi thấy được” (x. Ga 9:10tt) – người ấy có thể nói, “Tôi đã chết và giờ tôi đã trở lại với cuộc sống”.

Một điều tương tự cũng đã xảy ra với Thánh Augustino. Ở đỉnh cao của cuộc chiến về đức khiết tịnh của mình, Ngài nghe một tiếng nói, “Tolle, lege!” (“Hãy cầm lấy và đọc!”). Có các thư của Thánh Phaolô gần đó, Ngài mở sách với ý định sẽ lấy đoạn đầu tiên mà Ngài mở ra như là ý muốn của Thiên Chúa. Đó là đoạn Rôma 13:13tt: “Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương”. Ngài viết trong cuốn Tự Thuật của Ngài, “Không còn muốn đọc thêm nữa, cũng không cần thiết phải làm thế nữa. Ngay lập tức, trong sự thật, ở cuối của câu này, như thể đứng trước một ánh sáng chảy tràn vào trong tâm hồn tôi, tất cả bóng tối của sự hoài nghi đã tan biến”.[3]

2. Lectio Divina

Sau những quan chiêm tổng thể này về lời của Thiên Chúa, tôi muốn tập trung vào lời của Thiên Chúa như là con đường dẫn đến sự thánh hoá bản thân. Văn kiện Dei verbum nói, “Sức mạnh và năng quyền trong lời Chúa thì quá lớn lao đến nỗi lời ấy đóng vai trò là sự hỗ trợ và năng lượng cho Giáo Hội, sức mạnh niềm tin của các con cái Giáo Hội, lương thực cho linh hồn, nguồn tinh tuyền và viên mãn của đời sống thiêng liêng”.[4]

Bắt đầu với Guigo II thuộc dòng Thánh Bruno, các phương pháp và cách tiếp cận khác nhau đã được đưa ra cho việc cầu nguyện lectio divina.[5] Tuy nhiên, các phương pháp và cách tiếp cận này có lợi thế, về việc đã từng được phát minh ra trong các mối liên hệ với đời sống tu viện và chiêm niệm và do đó không phù hợp mấy với thời đại của chúng ta mà trong đó việc đọc Lời Chúa cá nhân được đề nghị cho hết mọi người tin, cả người tu trì lẫn người tín hữu.

Thật không may cho chúng ta, tự bản thân Kinh Thánh đã đưa ra một phương pháp đọc Kinh Thánh dành cho hết mọi người. Trong Thư của Thánh Gia-cô-bê (Gc 1:18-25) chúng ta đọc thấy một đoạn nổi tiếng về lời Chúa. Chúng ta có thể lấy ra từ đó một kế hoạch cho việc cầu nguyện lectio divina theo ba bước hay ba giai đoạn liên tục nhau: lãnh nhận lời, suy niệm lời, và đưa lời vào thực hành. Chúng ta hãy cùng suy tư về mỗi giai đoạn trong ba bước này.

A. Lãnh Nhận Lời

Bước đầu tiên là nghe lời: “Hãy lãnh nhận bằng sự khiêm nhường”, vị tông đồ nói, “lời đã được gieo vào” (Gd 1:21). Bước đầu tiên này bao hàm tất cả mọi hình thức và cách thế mà một người Kitô Hữu đi vào trong sự liên hệ với lời của Thiên Chúa: chúng ta nghe lời trong phụng vụ, trong việc học Kinh Thánh, trong việc viết về Kinh Thánh, và – điều không thể thay thế - trong việc đọc Kinh Thánh cá nhân. Trong Dei verbum, chúng ta đọc thấy,

Thượng hội đồng thánh cũng hết lòng và đặc biệt kêu gọi tất cả mọi người tín hữu Kitô Giáo, đặc biệt là các Tu Sĩ, hãy học bằng cách thường xuyên đọc Kinh Thánh “sự hiểu biết tuyệt vời về Đức Giêsu Kitô” (Pl 3:8)... Mọi người phải vui mừng đặt bản thân mình vào trong mối quan hệ với chính bản văn thánh, bất luận là ở trong phụng vụ, sự phong phú trong lời thánh, hoặc ngang qua việc đọc theo sự tận hiến, hoặc ngang qua những hướng dẫn thích hợp với mục đích hoặc sự trợ giúp khác.[6]

Trong giai đoạn này có hai mối nguy cần phải tránh. Mối nguy thứ nhất là dừng lại ngay bước đầu này và chuyển việc đọc Lời Chúa cá nhân thành một việc đọc vô cảm xúc. Đây là một mối nguy đáng để ý ở những nơi đào luyện học thuật. Theo như Søren Kierkegaard, một người đợi chờ để áp dụng lời Chúa vào trong cuộc đời của ông cho đế khi ông đã giải quyết hết mọi vấn đề có liên hệ đến bản văn, những biến thể, và tính đa chiều của các ý kiến học thuật, sẽ không bao giờ đạt tới bất kì một kết luận nào: “Lời của Thiên Chúa được ban tặng để bạn hành động trên đó, chứ không phải để bạn thực hành việc giải thích những đoạn văn khó hiểu”. Không phải là “những đoạn khó hiểu” trong Kinh Thánh đang đe doạ, vị triết gia này nói, đó là những đoạn rất rõ ràng![7]

Thánh Gia-cô-bê so sánh việc đọc Lời Chúa với việc nhìn vào chính bản thân mình trong gương. Người chỉ giới hạn bản thân mình trong việc nghiên cứu các nguồn, các biến thể, và các tập sách về Kinh Thánh và không làm gì hơn nữa thì giống như một người dành thời gian để nhìn vào gương – xem xét hình thức của chiếc gương, vật liệu của nó, phong cách của nó, tuổi của nó – mà không nhìn vào chính mình trong gương. Chiếc gương không hoàn thành chức năng đúng đắn của nó dành cho người ấy. Việc phê bình mang tính học thuật về lời của Thiên Chúa là không thể thiếu và chúng ta không bao giờ có thể biết ơn đủ đối với những người dành cả cuộc đời của họ để làm cho con đường thêm trơn tru cho sự hiểu biết ngày càng gia tăng về các bản văn thánh, nhưng học thuật thì tự bản thân nó làm cạn kiệt ý nghĩa của Kinh Thánh; học thuật là cần thiết, nhưng chưa đủ.

Mối nguy khác là chủ nghĩa cực đoan, hiểu mọi sự trong Kinh Thánh theo đúng nghĩa đen mà không có một sự suy tư tưởng giải nào. Có hai sự thái quá, chỉ trích thái quá và cực đoan, là hai điều dường như là chỉ đối kháng vì cả hai đều có khuyết điểm chung là dừng lại ở bề mặt câu chữ và phớt lờ Thần Khí. 

Với dụ ngôn người gieo giống và hạt giống (x. Lc 8:5-15), Chúa Giêsu đưa ra sự trợ giúp cho mỗi người chúng ta khi khám phá ra hoàn cảnh của chúng ta liên quan đến việc đón nhận lời của Thiên Chúa. Ngài phân biệt bốn loại đất: đất trên vệ đường, đất trên sỏi đá, đất trong bụi gai, và đất tốt. Rồi sau đó Ngài giải thích các loại đất là tượng trưng cho điều gì: vệ đường tượng trưng cho những người mà lời của Thiên Chúa thậm chí chưa bén rễ; đất sỏi đá tượng trưng cho những người hời hợi và không liên lỉ, những người nghe lời bằng niềm vui rồi lại không cho lời một cơ hội để bén rễ; đất bụi gai tượng trưng cho những người để cho chính bản thân họ bị choáng ngợp bởi những lo toan và những thú vui của cuộc sống; đất tốt tượng trưng cho những người nghe lời và sinh hoa trái qua sự kiên trì. 

Khi nói đến điều này, chúng ta có thể bị cám dỗ để lướt qua thật nhanh ba loại đầu tiên, khi mong đợi kết thúc ở loại thứ tư là điều, bất chấp những giới hạn của chúng ta, chúng ta tưởng là đang phác hoạ chúng ta. Trong thực tế - và đây là sự ngạc nhiên – thửa đất tốt tượng trưng cho những người dễ dàng nhận ra bản thân mình ở trong ba loại đất đầu tiên! Họ là những người khiêm tốn nhận ra biết bao lần họ đã lắng nghe cách chia trí, biết bao lần họ đã bất nhất về những ý định mà họ đã hình thành trong khi nghe một lời từ tin mừng, biết bao lần họ đã để cho bản thân họ bị choáng ngợp bởi chủ nghĩa hoạt động và những lo toan thế gian. Những người này là những người, không biết điều đó, đang trở nên mảnh đất tốt thật sự. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta biết rằng cả chúng ta nữa cũng được tính trong số ấy!

Liên quan đến nghĩa vụ của việc lãnh nhận Lời Chúa và nghĩa vụ không để cho bất cứ một lời nào rơi xuống đất mà không tác dụng gì, thì chúng ta hãy nghe giáo huấn mà Origen, một trong những người yêu mến vĩ Lời Chúa đại nhất, đã nói với các Kitô Hữu thời của ông:

Các bạn là những người quen với việc tham dự vào các mầu nhiệm thánh thì biết rằng, khi các bạn lãnh nhận thân mình Chúa, biết cách bảo vệ thân mình ấy bằng tất cả sự cẩn trọng và tôn kính để không một phần nhỏ nào của thân mình ấy rơi ra, để không một điều gì của quà tặng đã được thánh hiến bị mất đi. Vì các bạn tin, và một cách đúng đắn, rằng các bạn có thể trả lời được nếu bất cứ điều gì rơi khỏi đó do sự phớt lờ. Nhưng nếu các bạn quá cẩn thận để giữ thân mình Ngài, và đúng thế, thì làm sao các bạn nghĩ rằng lại có ít lội hơn đi phớt lờ lời của Thiên Chúa so với đã phớt lờ thân mình Ngài?[8]

B. Chiêm Niệm Lời

Bước thứ hai được Thánh Gia-cô-bê đưa ra hệ tại ở việc “gắn chặt cái nhìn của chúng ta” vào lời, trong việc đặt bản thân chúng ta trước tấm gương ấy thật lâu, tắt một lời, trong việc suy niệm và chiêm niệm lời. Các Giáo Phụ sử dụng hình ảnh nhai đi nhai lại để diễn tả điều này. Guigo II viết, “Đọc, đúng như nó là, nghĩa là đặt thức ăn vào miệng, chiêm niệm sẽ nhai và nghiền nát nó”[9] Theo Thánh Augustine, “Khi chúng ta lắng nghe [Lời Chúa], chúng ta giống y như loài động vật, và rồi sau đó chúng ta gợi nhớ lại trong tư tưởng điều chúng ta đã nghe,...chúng ta giống như con vật gặm nhắm”[10] 

Người nhìn ngắm mình trong gương của lời để hiểu “cách mà mọi thứ là”; họ học cách biết chính họ và khám phá ra sự không giống với hình ảnh Thiên Chúa và hình ảnh Đức Kitô của họ. Chúa Giêsu nói, “tôi không tìm vinh quang cho mình” (Ga 8:50): đây là một tấm gương trước bạn, và đột nhiên bạn thấy bạn đang ở xa Chúa Giêsu thế nào nếu bạn đang tìm kiếm vinh quang cho riêng mình. “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó”: đây là một tấm gương một lần nữa ở trước bạn, và đột nhiên bạn khám phá rằng bạn đang đầy rẫy những dính bén và những điều hời hợt chóng qua, và trên hết là đầy tràn chính bản thân bạn. “Bác ái thì nhẫn nại..”. và bạn nhận ra là bạn đang không nhẫn nại thế nào, đang ghen tương thế nào, có liên quan đến bản thân bạn thế nào. Hơn cả việc “tìm kiếm Kinh Thánh” (x. Ga 5:39), vấn đề là để cho Kinh Thánh tìm kiếm bạn. Thư Tín Hữu Do Thái viết, 

Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Vì không có loài thọ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ (Dt 4:12-13).

Thật may mắn, trong tấm gương của lời, chúng ta không chỉ thấy bản thân mình và các thiếu sót của mình; trước hết chúng ta thấy diện mạo của Thiên Chúa, hay đúng hơn, chúng ta thấy trái tim của Thiên Chúa. Thánh Gregory Cả nói, “Thánh Kinh là gì nếu không phải là một kiểu thư từ của Thiên Chúa toàn năng gửi đến các tạo vật của Ngài?... Hãy học tâm tình của Thiên Chúa trong lời của Thiên Chúa”.[11] Chúa Giêsu thì nói, “Lòng có đầy miệng mới nói ra” (Mt 12:34), cũng đúng về Thiên Chúa. Thiên Chúa đã nói với chúng ta trong Kinh Thánh điều đang đầy tràn trái tim Ngài, có nghĩa là tình yêu. Tất cả Thánh Kinh đều được viết với mục tiêu là con người sẽ hiểu được Thiên Chúa yêu thương họ biết dường nào và trong khi học biết điều này sẽ trở nên bừng cháy bởi tình yêu đối với con người”.[12] Năm Thánh Thương Xót là một dịp tuyệt vời để đọc lại toàn bộ Kinh Thánh từ cách nhìn này như là lịch sử của lòng thương xót của Thiên Chúa.

C. Thực Hành Lời 

Giờ đây chúng đa bước sang giai đoạn thứ ba của con đường mà Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ đưa ra: “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành... ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (Gc 1:22, 25). Trái lại, “Ai lắng nghe Lời Chúa mà không thực hành, thì giống như người soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên của mình” (Gc 1:23). 

Là một “người thi hành lời” cũng là điều quan trọng nhất về tâm hồn của Chúa Giêsu: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8:21). Không có “việc thi hành lời” thì mọi thứ đều là ảo tưởng và xây nhà trên cát (x. Mt 7:26). Người ta thậm chí không thể nói rằng họ đã hiểu lời bởi vì, như Thánh Gregory Cả nói, lời của Thiên Chúa thực sự được hiểu chỉ khi người ta bắt đầu thực hành lời.[13]

Trong thực tế, bước thứ ba này hệ tại ở nơi việc vâng nghe lời. Lời của Thiên Chúa, dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần, trở thành một sự diễn tả ý muốn sống động của Thiên Chúa đối với tôi vào thời điểm nhất định. Nếu chúng ta lắng nghe cách chú tâm, chúng ta sẽ nhận ra bằng sự ngạc nhiên rằng sẽ không có một ngày trôi qua mà trong đó – trong phụng vụ, trong việc nhắc lại một thánh vịnh, hoặc ở một thời điểm khác – chúng ta không khám phá ra một lời mà chúng ta bị buộc phải nói về lời ấy, “Lời này dành cho tôi! Đây là điều tôi phải làm!” Sự vâng phục lời của Thiên Chúa là sự vâng phục mà chúng ta luôn luôn có thể thực hiện. Sự vâng phục trước những mệnh lệnh của các quyền bính hữu hình chỉ xảy ra lúc này lúc khác; sự vâng phục trong một vấn đều nghiêm trọng chỉ có thể bị đòi hỏi ba hay bốn lần trong cả cuộc đời một người. Tuy nhiên, sự vâng phục trước lời của Thiên Chúa là một điều mà chúng ta có thể thực hiện vào mọi lúc. Đó là một sự vâng phục mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện, cấp dưới và cấp trên. Thánh I-nha-xiô Thành An-ti-ô-kia đưa ra lời khuyên tuyệt vời này cho một trong những đồng môn của Ngài trong dòng: “Đừng để điều gì được thực hiện mà không có sự hài lòng của bạn, hay bất cứ điều gì được thực hiện mà không có sự hài lòng của Thiên Chúa”.[14]

Nói cách thực tế, vâng phục lời của Thiên Chúa có nghĩa là tuân theo những động lực tốt lành. Sự tiến bộ thiêng liêng của chúng ta tuỳ thuộc phần lớn vào sự nhạy bén của chúng ta trước những động lực tốt lành và sự sẵn lòng đáp trả của chúng ta. Một lời của Thiên Chúa đã đưa ra một ý tưởng cho bạn, lời ấy đã đặt vào trong tâm hồn bạn một lòng khao khát một cuộc xưng tội tốt lành, một sự hoà giải, một hành động bác ái; lời mời gọi bạn biết ngừng lại việc một chút và diễn tả một hành động của tình yêu với Thiên Chúa. Đừng trì hoãn, đừng để cho động lực trôi qua. “Timeo Iesum transeuntem” (“Tôi sợ Chúa Giêsu đi qua”), Thánh Augustine nói”[15] điều giống như là nói rằng, “Tôi sợ rằng động lực của Ngài sẽ đi qua và sẽ không trở lại”.

Chúng ta hãy kết thúc với một tư tưởng từ một Giáo Phụ Sa Mạc xưa.[16] Tư tưởng của chúng ta, Ngài nói, giống như một cái cối xay; trước hết lúa sẽ được đưa vào trong buổi sáng là cái mà chúng ta sẽ tiếp tuc nghiền nát cả ngày. Do đó, chúng ta hãy mau mắn đặt hạt giống tốt của Lời Chúa vào trong cái cối xay này trước hết vào buổi sáng. Bằng không, ma quỷ sẽ đến và đặt cỏ lùng của nó vào đó, và cả ngày tư tưởng của chúng ta chẳng thể làm được việc gì mà lại xay những hạt cỏ lùng này. Lời đặc biệt mà chúng ta có thể đặt vào chiếc cối xay của tư tưởng chúng ta cho cả ngày là lời đã được chọn cho Năm Thánh Thương Xót: “Hãy xót thương như Cha anh em trên trời là Đấng xót thương!”.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)

Ghi Chú:

[1] St. Augustine, Tractates on the Gospel of John 55-111, 80, 3, vol. 90, trans. John W. Rettig, The Fathers of the Church (Washington, DC: Catholic University of America Press, 2014), p. 117.

[2] Jacques-Bénigne Bossuet, “Sur la parole de Dieu”, in Oeuvres oratoires de Bossuet, vol. 3 (Paris: Desclée de Brouwer, 1927), p. 627.

[3] S. Augustine, Confessions, VIII, 29, trans. John K. Ryan (Garden City, NY: Doubleday, 1960), p. 202.

[4] Dei verbum, n. 21. Quotes from papal documents are taken from the Vatican website.

[5] See Guigo II, The Ladder of Monks: A Letter on the Contemplative Life, trans. Edmund Colledge and James Walsh (Kalamazoo, MI: Cistercian Publications, 1981).

[6] Dei verbum, n. 25.

[7] Søren Kierkegaard, Self-Examination / Judge Yourself, ed. and trans. Howard V. Hong and Edna H. Hong (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1990), p. 29.

[8] Origen, “Homily 13 on Exodus”, 3, in Homilies on Genesis and Exodus, trans. Ronald E. Heine (Washington, DC: Catholic University of America Press, 2010), pp. 380-381.

[9] Guigo II, The Ladder of Monks, 3, p. 68.

[10] Augustine, Expositions on the Psalms, 46, 1, The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 16, trans. Maria Boulding, ed. John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 2000), p. 325.

[11] See Gregory the Great, “Letter 31, to Theodorus”, in Epistles of Gregory the Great, vol. 12, Nicene and Post-Nicene Fathers, trans. James Barmby, eds. Philip Schaff and Henry Wace (Grand Rapids: Eerdmans, 1997), p. 156.

[12] See Augustine, First Catechetical Instruction, 1, 8, vol. 2, Ancient Christian Writers (Mahwah, NJ: Paulist Press, 1978), p. 23.

[13] Gregory the Great, Homilies on the Book of the Prophet Ezekiel, 1, 10, 31, trans. Theodosia Tomkinson, 2nd ed. (Etna, CA: Center for Traditionalist Orthodox Studies, 2008), pp. 200-201; see also CCL 142, p. 159.

[14] Ignatius of Antioch, “Letter to Polycarp”, 4, 1, in The Apostolic Fathers: Greek Texts and English Translations, 3rd ed., ed. and rev. trans. Michael W. Holmes (Grand Rapids: Baker Academic, 2007), p. 265.

[15] Augustine, “Sermon 88”, 13, The Works of  Saint Augustine, Part 3, vol. 3, trans. Edmund Hill, ed. John E. Rotelle (Brooklyn, NY: New City Press, 1991), p. 341.

[16] See Abbot Moses in John Cassian, Conferences, “Conference One”, 18, trans. Colm Luibhéid (Mahwah NJ: Paulist Press, 1985), p. 52.

 


Tu Đức