HOA KỲ ĐANG ĐI TỚI VIỆC CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI?

 

 

LS PHẠM VĂN PHỔ

 

 

Sau phán quyết Roe v. Wade ngày 22 tháng 7, 1972, cách đây 30 năm, hợp thức hóa việc phá thai tại Hoa Kỳ, với hậu quả hàng triệu thai nhi vô tội đã bị chấm dứt cuộc sống ngay từ trong bụng mẹ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ lại vừa đưa ra một phán quyết có tác hại không ít đối với nền luân lý của Hoa Kỳ:  phán quyết Lawrence et al v. Texas, ngày 26 tháng 6, 2003, công nhận “quyền” của những nngười đồng tính luyến ái được phép làm những tác phong đồi bại “sodomy” với nhau mà luật pháp không thể trừng phạt. 

 

Với phán quyết này người ta lo ngại việc công nhận “hôn nhân” của các cặp đồng tính luyến ái sẽ được hợp thức hóa không còn bao xa.

 

I. Lược thuật vụ án Lawrence et al. v. Texas

 

Theo luật thường được mệnh danh là “chống loạn dâm” (sodomy law) hiện hành của Texas (cũng như một số tiểu bang khác như Oklahoma, Kansas, Louisana và Idaho) những người cùng phái tính không được phép làm một số hành vi xác thịt thân mật với nhau, nếu bị bắt họ có thể bị phạt tù.

 

John Lawrence và Tyron Garner bị cảnh sát Houston bắt quả tang đang làm chuyện bậy bạ với nhau.  2 anh chàng đực Rựa này bị Tòa trừng phạt theo luật định.  2 thanh niên này chống án và nội vụ đưa tới Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán xử.  Kết cục, Tối Cao Pháp Viện tuyên xử luật chống loạn dâm của Texas vi hiến vì xâm phạm tới “quyền riêng tư” của các cá nhân.

 

Phản ứng của các tôn giáo

 

Sau bản án này, dư luận trong các giới tôn giáo, xã hội, và cả luật pháp đều phản ứng mạnh vì người ta e ngại phán quyết này sẽ dẫn tới việc công nhận các cuộc hôn nhân của những người đồng tính luyến ái và sẽ đưa Hoa Kỳ lún sâu vào tình trạng suy đồi hơn nữa về mặt luân lý.  Bởi vậy, chúng ta không mấy ngạc nhiên khi giới đồng tính luyến ái đã ăn mừng lớn với cả hàng trăm ngàn người biểu tình hoan hô quyết định của Tối Cao Pháp Viện.

 

Phản ứng của những nhà luân lý và các vị lãnh đạo tôn giáo cũng mạnh mẽ không kém.  Hãng thông tấn Zenith tường thuật, Đức Cha Wilton Gregory, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhận xét:  “Tối Cao Pháp Viện đã coi việc làm đồng tính luyến ái giữa những người lớn đồng tình là một chuyện riêng tư.  Nhưng vấn đề luyến ái của con người không thể được quan niệm như vậy.”

 

Theo Đức Giám Mục, hoạt động dục tình có những hậu quả xã hội không chỉ hạn chế vào những hành vi dục tình.  Vì lý do này, xẵ hội luôn luôn quan tâm về việc thế nào là chính đáng thế nào là không chính  đáng trong tác  phong tình dục giữa các cá nhân.

 

Ngài nói tiếp: “Giáo Hội Công Giáo, cùng một quan niệm với các truyền thống tôn giáo khác cũng như phù hợp với truyền thống đã từ lâu được xã hội công nhận, dạy rằng hoạt động tính dục thuộc về phạm vi liên hệ tính dục trong hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà trong sự trung thủy với nhau.  Liên hệ này là căn bản của gia đình mà gia đình là căn bản của xã hội.”

 

Đức Giám Mục nhấn mạnh:” Việc tôn trọng mục đích của tính dục con người và gia đình cần được tái công nhận trong xã hội của chúng ta; điều gì làm giảm bới sự tôn trọng đó –như phán quyết của Tối Cao Pháp Viện vừa qua- thật là đáng buồn.”

 

Cũng theo Zenith, Mark Chopko, luật sư của hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ trấn an rằng phán quyết của Tối Cao Pháp Viện chỉ có giới hạn ở trường hợp những người đồng tính luyến ái.  Trường hợp luật chống mãi dâm và hiếp dâm tuy liên hệ tới liên hệ tình dục giữa những người lớn vẫn không vượt khỏi việc kiểm soát của luật pháp.

 

Tuy ông không tin là phán quyết mới đây của Tối Cao Pháp Viện sẽ không có nghĩa là chính phủ phải công nhận các cuộc hôn nhân đồng tính luyến ái.  Tuy nhiên nhận xét của ông có vẻ hơi lạc quan vì hiện nay, nhiều phong trào, tổ chức ủng hộ đồng tính luyến ái đã tích cực vận động trong dư luận, trong các nhà lập pháp, Tòa Án,để luật pháp Hoa Kỳ phải chính thức công nhận hôn nhân của các cặp đồng tính luyến ái.

 

Chính Thẩm Phán Scalia, một thẩm phán có quan điểm bảo thủ của Tối Cao Pháp Viện, trong ý kiến chống đối, đã cho rằng phán quyết của Tối Cao Pháp Viện đã bị ảnh hưởng bởi những phán quyết của các Tòa Án Âu châu và luật quốc tế, trong đó một số Tòa Án Tối Cao của một số quốc gia như Anh, Gia Nã Đại, Do Thái đã đặt nền tảng cho việc công nhận quyền hôn nhân của các cặp đồng tính luyến ái.

 

II. HẬU QUẢ KẾ TIẾP:  VIỆC THỪA NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

 

        Với phán quyết nói trên của Tối Cao Pháp Viện, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới việc những người ủng hộ cho phong trào đồng tính luyến ái đòi luật pháp công nhận hôn nhân đồng tính luyến ái.

 

        Hiện nay trên thế giới, chỉ có 2 quốc gia đã chính thức công nhận hôn nhân đồng tính luyến  ái và một số quốc gia khác công nhận tình trạng sống chung của các cặp đồng tính luyến ái.

 

1. Những quốc gia công nhận tình trạng sống chung của các cặp đồng tính luyến ái mà họ gọi một danh từ khá mỹ miều là “kết hợp dân sự (civil unions) hay “các cặp sống chung cùng nhà” (domestic partners).

 

-       Các quốc gia Âu Châu: Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy  Điển, Pháp, Pháp: những cặp đồng tính luyến ái này có đủ quyền lợi của những cặp vợ chồng trừ quyền nhận con nuôi. Nhưng vào năm 2002, Thụy Điển đã cho phép những cặp đồng tính luyến ái được phép nhận con nuôi. Riêng Đức cũng công nhận “khế ước sống chung” của những cặp đồng tính luyến ái nhưng không công nhận các quyền lợi về tài chánh và nhận con nuôi.

 

 -  Tại Mỹ, đa số các tiểu bang đã ra luật cấm hôn nhân những cặp đồng tính luyến ái nhưng một số các tiểu bang trong đó có California công nhận những cặp đồng tính luyến ái có quyền sống chung như những “cặp sống chung nhà. “ (domestic partners).

 

Riêng tại California, Hạ Viện vừa thông qua dự luật Hạ Viện 205 có tên là QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC  CẶP SỐNG CHUNG (Domestic Rights and Responsabilities Act 2003. Dự luật này công nhận cho  những cặp đồng tính luyến ái được hưởng đầy đủ những quyền của các cặp hôn nhân hợp pháp khác kể cả quyền khai thuế chung, được khấu trừ  thuế như những cặp vợ chồng, quyền thừa hưởng tài sản, quyền lãnh trợ cấp, quyền giám hộ con của người bạn từ trần, không được phép làm chứng chống lại người bạn sống chung v.v. trừ quyền nhận con nuôi.  Nói tóm lại, dự luật mới này đi gần hơn tới việc công nhận hôn nhân của những cặp đồng tính luyến ái, so với luật cũ cho phép những cặp đồng tính luyến ái  được sống chung. Dự luật này sẽ được đem ra thảo luận tại Thượng Viện vào cuối tháng 8 và đã được Thống Đốc Davis ký thành luật vào trung tuần tháng 9 vừa qua.

 

        Tại Massachusetts, tòa án tối cao pháp viện của Tiểu bang dự trù sẽ đưa ra phán quyết công nhận hôn nhân những cặp đồng tính luyến ái trong một ngày rất gần. Tiểu Bang Vermont đã đưa ra một dự luật tương tự.

       

2.      Những quốc gia công nhận hôn nhân của những cặp đồng tính luyến ái :

 

-Tại Âu Châu đã có 2 quốc gia chính hợp thức hóa hôn nhân đồng tính luyến ái. Đó là Hòa Lan và Bỉ.

 

      -Tại Gia Nã Đại, Tòa Thượng Thẩm đã Ontario đã chính thức cho phép một cặp đồng tình luyến ái nam “kết hôn” và chính phủ Canada đã quyết định không kháng án phán quyết này, lại còn dự trù làm luật để hợp thức hóa hôn nhân đồng tính. Thủ Tướng Gia Nã Đại Jean Chretien tuyên bố sẽ cương quyết không sửa đổi dự thảo luật công nhận “hôn nhân” của những cặp đồng tính luyến ái

 

  3.  Tại Á Châu, theo văn hóa và phong tục Á Đông cũng như Việt Nam, xã hội chúng ta hầu như không có tệ nạn đồng tính luyến ái như tại các nước Âu Mỹ,.  Nhưng khi tiếp xúc với một nền văn hóa xa đọa, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã bị cuốn hút vào một lối sống mà họ cho là “văn minh” và đã có một số bạn trẻ sống theo nếp sống này.  Gần đây, trong Cộng đồng Việt Nam cũng đã có những hội “đồng tính luyến ái” đăng báo phổ biến lập trường của hội và kêu gọi cộng đồng thông cảm “lối sống mới” của họ. Giới phụ huynh chắc cũng không quan tâm và cũng không nghĩ rẵng con cái mình lại đi theo những trào lưu trái đạo lý đó.

 

III.  TÒA THÁNH CƯƠNG QUYẾT CHỐNG LẠI HÔN NHÂN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI.

 

        Trước trào lưu vận động công nhận hôn nhân của những cặp đồng tính luyến ái đang lan rộng ở Aâu Mỹ, Tòa Thánh Vatican đã công bố một văn kiện quan trọng với tiêu đề “Nhận  định về những đề nghị việc thừa nhận về mặt pháp lý những cuộc kết hợp giữa những người đồng phái tính” được Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố vào ngày 30 tháng 7 vừa qua. 

 

        Văn kiện trên đã nêu lên những lập trường cố hữu của Giáo Hội về vấn đề sống chung của những cặp đồng tính luyến ái mà Tòa Thánh cho là trái với luân lý, với luật tự nhiên, với pháp luật từ trước tới nay và dĩ nhiên là với giáo lý của Giáo Hội.

 

        Văn kiện nhấn mạnh: thừa nhận những cuộc sống chung và hôn nhân của những cặp đồng tính luyến ái vô hình chung đã đem lại bất công cho những cuộc hôn nhân hợp pháp giữa các cặp vợ chồng vì công nhận những khuynh hướng tình dục lệch lạc cũng có giá trị ngang bằng với các cuộc hôn nhân chính thức đã được thừa nhận từ xa xưa bởi tất cả xã hội loài ngươi, của các nền văn hoá.

 

        Đặc biệt trong văn kiện này, Tòa Thánh đã kêu gọi các nhà chính trị Công Giáo phải cương quyết chống lại những cố gắng hợp thức hóa việc sống chung bất công đó bằng cách không biểu quyết hoặc phản bác những dự luật đó.

 

        Tuy nhiên, đáng buồn thay những nhà chính trị Công Giáo chỉ vì quyền lợi cá nhân đã nhất quyết ủng hộ những dự luật vô luân đó.  Thủ Tướng Gia Nã Đại công nhận mình là người “có đạo” nhưng ông cho biết không thể chống lại việc công nhận “hôn nhân” của những cặp đồng tính luyến ái vì như vậy là đi ngược lại những quyền tự do của con người và chống lại quốc gia!  Ông tuyên bố một câu xanh rờn:  “Tôi là một người Công Giáo và tôi cầu nguyện.  Nhưng tôi là Thủ Tướng Gia Nã Đại.  Tôi hành động như một người có trách nhiệm đối với quốc gia.  Và vấn đề tôn giáo của tôi, tôi sẽ hành xử trong những hoàn cảnh khác.”

 

        Thống Đốc Davis, mặc dầu là người Công Giáo nhưng ông đã công khai ủng hộ chính sách tự do phá thai (mặc dầu ông đã bị Đức  Giám Mục Sacramento cấm không được rưóc lễ) và bây giờ lại công nhận quyền sống chung của những cặp đồng tính luyến ái.

 

        Trước ngày Tòa Thánh công bố văn kiện trên, Tổng Thống George Bush đã tuyên bố với các phóng viên rằng các luật sư của Tòa Bạch Ốc đang  nghiên cứu cách thức để bảo đảm rằng “hôn nhân” vẫn được định nghĩa theo luật là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ và nếu cần phải sửa đổi Hiến Pháp nữa.

 

Viết tới đây, chúng tôi lại nhớ lời cảnh tỉnh của Đức Giáo Hoàng trong những lần viếng thăm Hoa Kỳ, điển hình khi tới dự đại hội Giới Trẻ Thế Giới 198 8 tại Denver, Colorado, Đức Giáo Hoàng đã nói thẳng với dân chúng Mỹ, có mặt cựu Tổng Thống Clinton:  “Nước Mỹ nếu không ăn năn, sẽ mất linh hồn”.  Ngài muốn ám chỉ tới tệ nạn phá thai và những sa đọa về luân lý khác. 

 

Ngày ngay,  với phán quyết hủy bỏ luật chống “loạn dâm” và những cuộc vận động dư luận cũng như trong giới luật pháp nhằm  hợp thức hóa hôn nhân đồng tính luyến ái, liệu nước Mỹ có thoát khỏi tình cảnh của thành Sôđôm trước đây? 

 

Vấn đề sống chung và hôn nhân của những cặp đồng tính luyến ái chắc chắn sẽ trở thành những đề tài chính trị sôi nổi trong những ngày tháng sắp tới. Liệu chúng ta, những người công giáo và những người tha thiết tới nền đạo lý của nhân loại đã sửa soạn sẵn sàng chưa để đối phó với vấn đề nghiệm trọng này, không những cho chúng ta mà còn cho thế hệ con cháu chúng ta nữa?

 

LS PHẠM VĂN PHỔ

28-9-2003

 

 


Trở Về Trang Mục Lục Giáo Dục
Trở Về Trang Nhà