28. NGHỆ THUẬT GIÁO DỤC TRÍ TUỆ - TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP

 

Một ý kiến ngớ ngẩn cách chung cho rằng sự hiểu biết bị chi phối bởi một loại gen di truyền. Người này sinh ra thì thông minh, người kia thì trì độn, kẻ khác nữa thì như thế này thế nọ. Ngày nay, các tâm lý gia và chuyên gia khắp nơi trên thế giới tin chắc rằng trí khôn có là do học tập. Tất cả các thí nghiệm chứng minh rằng cha mẹ và thầy cô chỉ chú ý nhiều đến điều họ từng hiểu biết: sai lầm tai hại khi cứ nghĩ rằng sự hiểu biết và học hành kém cỏi đã được định đoạt rồi.

Bản thân cha mẹ có thể dạy cho con cái thành những kẻ thông minh. Nếu như cha mẹ kiên quyết định hướng cho tình thương và sự ân cần của mình bằng cách nào đó giúp con cái phát triển kho trí năng mà trẻ có. Trí thông minh tựa như hạt giống chứa đựng các nhân tố cần thiết cho việc nảy mầm, nó chỉ cần một mảnh đất tốt và những điều kiện phù hợp để mọc lên thành cây xanh tươi. Mỗi đứa trẻ ẩn chứa một hứa hẹn “thiên tài”, nhưng trong 12 năm đầu đời (cực kỳ quan trọng cho sự phát triển tâm trí) của trẻ thường xảy đến những chuyện phá rối hoặc cản lối trí tuệ của trẻ phát triển bình thường.

Ta đều biết con cái có vẻ rất thông minh trước khi khởi sự đi học và chúng biến tính thành những học trò biếng nhác, mất nhuệ khí, kém cỏi. Có những đứa trẻ ghét môn số học trước khi biết môn đó, những đứa khác đầu hàng ngay lập tức trước sự khó khăn của môn tiếng Ý hoặc một ngoại ngữ, ngược lại nhiều người trải qua thành công như không có gì xảy ra. Điều gì tạo ra sự khác biệt?

Thông thường cha mẹ quyết định làm hay không làm điều để đào tạo trí thông minh cho con cái. Dưới đây là một trong những chiến lược đơn giản nhất.

Trí thông minh là kết quả của tư duy. Chẳng đúng tí nào khi nói suy nghĩ là kết quả của trí thông minh. Các chuyên gia xác nhận rằng bộ não phát triển nhờ việc động não. Con cái thông minh tăng theo tỷ lệ từ những cơ hội trực tiếp được cung cấp cho chúng. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên “nơi căn hộ chung cư” trải qua phần lớn những ngày sống trầm mình trong tính thụ động trì độn. Trí thông minh (và do đó nhân cách) của chúng sẽ bị đè bẹp cách thê lương. Dạy tư duy, có nghĩa là đối thoại, học đánh giá một chương trình truyền hình, thảo luận về một cuốn sách, bài viết, một sự kiện.

Trí thông minh là khả năng nhìn thấy và giải quyết vấn đề. Trẻ nhỏ cần được giúp đỡ để đối phó với khó khăn, giải quyết các vấn đề và học cách đưa ra những giả thuyết và tìm các giải pháp.

Trẻ nhỏ bị bỏ mặc một mình có khuynh hướng hành động cách mù quáng và hầu như trẻ không bao giờ đạt được các giải pháp chính xác, thường xảy ra tai nạn cho nó (avviene spesso per puro caso).

Trí thông minh phụ thuộc vào quan điểm mà cha mẹ và con cái có đối với tất cả điều thuộc đời sống văn hóa, dấn thân học hành và từ hình ảnh nội tại (l’immagine di sé) mà cha mẹ có về con cái.

Các bậc cha mẹ tin nhận mình có con cái thông minh sẽ hành xử theo cách lối khiến các em trở nên thông minh. Từ một hình ảnh tốt đẹp về chính mình (una buona immagine di sé) cũng dựa vào động lực thúc đẩy, nghĩa là năng lượng mà một đứa trẻ đầu tư vào trong một công việc và đứa trẻ cũng sẽ tiếp tục kiên trì đối mặt với nỗi thất vọng và chán chường. Muôn vàn phiền toái học hành nảy sinh bởi thiếu động lực thúc đẩy.

Con cái cần có một hình ảnh tích cực và có cái nhìn lạc quan về các môn học khác nhau.

Cha mẹ có bổn phận làm sao cho môn học lần đầu được diễn ra trong bầu không khí vui vẻ và thích thú. Người ta không học “vì bổn phận”, nhưng học “vì vui thú”. Người mẹ khẳng định theo kiểu: “Ồ, mẹ chẳng bao giờ thích toán học” có nhiều khả năng tiền định số phận khoa học của con bà.

Cần nuôi dưỡng đời sống giàu trí tưởng tượng của con cái. Sức tưởng tượng là “mẹ” của sự sáng tạo và là một trong những yếu tố quan trọng nhất thời nay. Người ta có thể nuôi dưỡng trí tưởng tượng không chỉ qua những cuốn sách viễn tưởng khoa học, mà còn thông qua các hoạt động phi ngôn ngữ như âm nhạc, nghệ thuật và đi dạo. Cha mẹ nên kể những câu chuyện và khuyến khích con cái kể lại. Họ có bổn phận đọc cho và đọc cùng bọn trẻ cũng như có thể cùng chúng xem một số bộ phim mang tính giáo dục. Trên hết và trước hết hãy trò chuyện với chúng.

Sáu quy tắc vàng ngọc

Theo tâm lý gia David Lewis, có sáu nguyên tắc vàng ngọc để lượng giá năng lực trí tuệ của một đứa trẻ. Chúng là :

1. Mỗi người phản ứng cách khác nhau với cuộc sống. Không tồn tại những cái gọi là 'thông minh' và 'ngu ngốc' trong một đứa trẻ. Quý vị hãy hiểu cho cả khi các phản ứng gây chướng tai gai mắt.

2. Đừng quên rằng tất cả các đánh giá đều mang tính chủ quan. Có ai nghĩ rằng có thể xem thấy một đứa trẻ thông thái như thể tất cả mọi thứ nó làm thì thông minh ngay từ sơ khởi. Ai lại có thể nghĩ rằng đó là một đứa trẻ ngu ngốc, để rồi có xu hướng chỉ lưu tâm nhiều hơn nữa tới những điều ngu ngốc đứa trẻ làm hoặc nói. Và rồi người ta không nhận biết về bất cứ điều gì mà nó hoàn toàn không có.

3. Tránh bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các thầy dạy hoặc các “chuyên gia”. Hãy nhớ rằng đánh giá của họ dù cho có vẻ khách quan cũng chỉ là sản phẩm của những yêu cầu mang tính nghề nghiệp và nặng khuynh hướng cá nhân.

4. Đừng tin tưởng thái quá vào chỉ số thông minh (IQ) có trên giấy tờ. Và trên hết đừng mảy may quan tâm tới phương thức đánh giá thủ công được báo chí đề cập.

5. Cố gắng đừng áp đặt thái độ và ý tưởng cá nhân trên những cái có thể là những hoạt động đáng trân trọng và chỉ số thông minh cao. Con cái cần thử nghiệm thế giới bao nhiêu có thể.

6. Nếu con của bạn làm điều gì đó có vẻ “lạ lẫm” hãy luôn luôn tìm kiếm một lý do không nằm trong sự ngu dốt. Tôi đảm bảo với quý vị rằng mọi người ta được sinh ra với khả năng của một trí thông minh tuyệt vời.

 

Tôi cũng sẽ hỏi ý kiến của các con tôi.