38. BÀI THỰC TẬP LẠ LÙNG – CÓ PHẢI NÓI VỀ SỰ CHẾT KHÔNG ?

Việc xuất hiện trên thị trường sách một quyển truyện tranh u buồn với nhan đề “Tôma và sự vô hạn” [1], nhằm vào trẻ em từ chín tuổi trở lên, kể chuyện thần kỳ về sự “chết lành”, đã khuấy động những cuộc tranh luận và bàn cãi trên báo chí và truyền hình.

Don Bosco đã không sợ nói về sự chết cho thanh thiếu niên của ngài. Trong các nhà của ngài đã hoàn thiện cách thực hành đặc biệt, được gọi là “Dọn mình chết lành”, bao gồm việc xưng tội và rước lễ được thực hiện mỗi đầu tháng, như thể là lần sau chót trong đời: một việc huấn luyện lương tâm để nhìn cuộc sống từ quan điểm sinh quý tử quy. Mỗi tháng dừng lại để có trách nhiệm đối với chính mình.

Trái lại, nó đã không là một thời gian buồn bã. Việc “Dọn mình chết lành” luôn luôn có một nét son không thể nhầm lẫn của dòng Salêdiêng. Don Pietro Ricaldone, người kế vị thứ tư của Don Bosco viết: “Các học sinh luôn được báo cho biết trước một vài ngày để chuẩn bị; nó được thực hiện cho một lễ trọng nào đó ; và để tạo một bầu khí lễ hội cho ngày đó, sau Thánh Lễ, người ta phân phát những thứ ăn kèm với bánh mì, cách đúng lúc”.

Nó là ngày lễ thật sự. Don Bosco muốn thanh thiếu niên của ngài nghĩ về cái chết của chính mình để loại bỏ điều gây ra lo lắng và sợ hãi. Trước hết và trên hết: loại bỏ tội lỗi.

Chỉ là cái “chết giả hiệu”

Cách sống và nghĩ của con người ngày nay từ chối cái chết và thúc đẩy mỗi người trong ta hành xử như thể cái chết không hiện hữu.

Được tình yêu và lương tri hướng dẫn mà nhiều bậc cha mẹ dường như kháng cự lại các cuộc tấn công dồn dập của sự chủ nghĩa vô cảm tràn lan, bất chấp tất cả, họ tìm ra đường ngay nẻo chính để giúp đỡ con cái khi lưỡi hái của tử thần đến gần chúng. Nhưng chắc chắn chúng không được nâng đỡ bởi môi trường xung quanh.

Giáo sư Marcello Bernardi viết: Trong một nền văn hóa bị chi phối bởi sự tự tin mang dáng vẻ trẻ trung giả hiệu thì cái chết phải không hiện hữu. Vì vậy người ta không nên nói về cái chết, người ta không nên phơi bày nó và người ta cũng không nên chấp nhận nó. Nhất là chuẩn bị chết. Cái chết duy nhất cho phép được phổ biến bởi màn ảnh truyền hình, được trình bày khái quát trong những dấu hiệu hoàn toàn xa rời thực tế. Cái chết giả hiệu này phải là tốt nhất. Hình như một đứa trẻ bên Hoa Kỳ nhìn thấy trên truyền hình 40 ca tử vong một ngày...”.

Giáo sư Vittorino Andreoli nói rằng, sự thiếu hiểu biết về ý nghĩa cái chết là một trong những đặc điểm đáng lo lắng nhất cho giới trẻ ngày nay: “Giới trẻ biết cách thức để đưa đến cái chết, mà không biết cái chết là gì. Và do đó họ có thể tạo ra cái chết hoặc thậm chí suy nghĩ buộc phải đón nhận cái chết với những kết quả hoàn toàn trái ngược nhau”.

Trong cỗ máy này của sự vô tri, của sự tầm thường hóa, trong những buổi phụng vụ vắng vẻ giáo dân cách thê lương, sự chết không còn bất kỳ ý nghĩa nào. Thế nhưng đánh mất ý nghĩa của sự chết là giảm giá ý nghĩa của cuộc sống. Hậu quả thường là một bức tường im lặng ngăn cách giữa cha mẹ và con cái gây lúng túng cho đôi bên. Không giống như người lớn, trẻ em không che đậy cái chết. Chúng đặt câu hỏi. Sự thinh lặng của người lớn khiến con cái lo lắng.

Với một người nào đó bên

Bước trước tiên của một nền giáo dục lành mạnh thật sự cốt ở việc phá đổ nỗi sợ hãi khiến người ta câm lặng. Những cha mẹ từng làm điều đó nhận ra rằng những lời họ phải nói cho con cái không mang tính trung lập, nhưng đặt những xác tín sâu xa nhất của họ vào trong điều đang được nói đến. Và vì vậy chúng có dính dáng đến đức tin của họ.

Người ta cần học hỏi để biết cách trả lời các câu hỏi của trẻ em. Người ta nên giải thích, đừng làm hoảng sợ. Và người ta không nên biến tang chế thành một cảnh trình diễn hoặc tệ hơn một trang tiểu thuyết giả tạo.

Một điều chắc chắn: bất kể ở tuổi tác nào của chúng và bất kể lý do tại sao người ta phải làm, những trẻ nhỏ đón nhận kinh nghiệm về sự chết chỉ với sự giúp đỡ của người lớn. Thông thường một đứa trẻ với sức mạnh của mình có thể vượt qua bất cứ điều gì, nhưng trong trường hợp về sự chết thì không như vậy. Kinh nghiệm về sự chết, cũng như những điều ít bi thảm và ít hấp dẫn hơn, trẻ em bắt buộc phải đón nhận nó với một người thân cận nào đó.

Chắc hẳn nói chuyện về sự chết trở thành một cuộc chuyện trò, một cuộc đối thoại thân mật, rất nghiêm túc về trách nhiệm sống.

Viếng nghĩa trang có thể là một dịp đơn giản và tốt đẹp, cầm tay con cái, cố gắng giải thích cho trẻ những câu viết và biểu tượng mà người ta có thể bắt gặp. Trẻ em thông hiểu nhiều hơn so với ta nghi ngờ. Anrê được bảy tuổi rưỡi, đứng trước mộ ông nội, nó giải thích cách rất nghiêm túc cho người cha: “Ông nội không ở trong đó. Không quan trọng khi thân xác của ông biến thành tro bụi, điều quan trọng là làm thế nào ông yêu mến Chúa Giêsu, yêu mến Thiên Chúa và những người khác”.

 

Tôi sẽ nói chuyện với con cái về đời người.

 



[1]Michel Déon, Thomas et l’infini, récit pour enfants, illustrato da Étienne Delessert - Gallimard 1975.