Trần Liễu là thân vương nhà Trần, anh ruột của vua Trần thái Tông, từng giữ chức Thái Úy và Phụ Chính của vua. V́ bất măn với quyết định trái luân thường đạo lư của người chú họ là Thượng Phụ Thái Sư Trần thủ Độ, ông dấy binh chống lại triều đ́nh. Sau v́ binh ít thế yếu, ông lẻn xuống thuyền gặp vua xin hàng phục. Thủ Độ biết tin mang quân đến bắt, Thái Tông (Trần Cảnh) lấy thân ḿnh che chở cho anh và nói « Phụng Càn Vương đến hàng đấy ».Thủ Độ giận dữ ném gươm nói : « Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào? », sau đó rút quân về.  C̣n Thái Tông đă lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (Một phần thuộc tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh) phong cho Trần Liễu, v́ thế ông được gọi là Yên Sinh Vương (An Sinh Vương). Truyện xảy ra dưới thời Nguyên Phong.

Cũng có một Thái Tông khác đời nhà Đường bên Trung Quốc, là một minh quân nhưng cách xử sự với người thân lại không bằng vua Việt : Đường Thái Tông Lư Thế Dân có 2 người anh em là Lư Kiến Thành và Lư Nguyên Cát, họ v́ ngôi báu nên đă từng hăm hại ông. Sau khi bàn tính với các đại thần thân tín, Đường Thái Tông, tuy v́ tự vệ, nhưng cũng đă giết hại anh em của ḿnh, lên ngôi lấy niên hiệu Trinh Quán.

 

Hai sự kiện này được Vua Trần Dụ Tông (vị vua thứ 7 của nhà Trần) đem ra so sánh khi làm bài thơ ca ngợi đức độ của cha ông ḿnh với lời phân tích toả sáng gương soi cho đời sau, được dịch nghĩa như sau :

Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông,
Đường xưng: Trinh Quán , Việt: Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết, An Sinh sống,
Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng.

 

Lời bàn :

Trần Liễu mang quân chống lại triều đ́nh là có tội, nhưng cũng có lư khi phẫn uất trước cảnh trái đạo làm người, bản thân bị ức hiếp, gia đ́nh phân ly. Vua Trần Thái Tông đă xử sự bằng t́nh khi nghĩ đến cái lư của anh ḿnh, thật khiến người đời khâm phục. Người lănh đạo không câu nê việc nhỏ mà quên nghĩa lớn, luôn xử sự có lư có t́nh : để t́nh át lư có thể thành bao che, nhu nhược ; nhưng đặt lư trên t́nh có khi trở thành cứng cỏi, cố chấp ; Hăy tuỳ việc nặng nhẹ, tùy con người và hoàn cảnh mà xử sự cho có cả lư lẫn t́nh. Thái độ của hai vua Trần Thái Tông và Đường Thái Tông thật khác nhau, tuy cả hai cùng là những vị vua nhân đức. Tuy nói v́ quốc gia, bảo vệ nghĩa lớn, nhưng phải chăng c̣n phải nh́n lại sự việc với t́nh thân, t́nh người.

 

Ân Linh