Đặc biệt Lộ Đức :

Những lần Đức Mẹ hiện ra được Giáo Hội chính thức nhìn nhận.

(số 2)

 

Vaticanô, thứ năm ngày 29 tháng 07 năm 2004 (Zenit.org/french) – Cách đây 146 năm, ngày 28 tháng 07 năm 1858, Đức Giám Mục địa phận Lộ Đức đã dựng một Ủy Ban Điều Tra về những lần, còn được coi là giả thuyết, Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại hang đá Mát Xa Biên (Massabielle) : công việc điều tra đã kéo dài trong 4 năm ròng. Những sự kiện gây ra quyết định : chứng từ của Béc-na-đét, những sự kiện lạ lùng và chỗ mà các bệnh nhân chiếm rất lẹ tại hang động Mát-xa-biên.

Sự nhìn nhận chính thức những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức bởi Giáo Hội được thực sự dựa trên một công việc nghiên cứu, điều tra tỉ mỉ và sự phân định sáng suốt, trong lời kinh nguyện, như trang điện tử về Thánh Điện Lộ Đức cho biết (www.lourdes-france.com).

Chứng từ của em Béc-na-đét :

Luận chứng đầu tiên của Đức Giám Mục là Béc-na-đét đã không muốn lừa đảo : cô bé thành thật và chứng từ của cô ta cho thấy tất cả những bảo đảm mà chúng tôi có thể mong muốn. « Ai mà không thán phục, khi sáp gần cô bé, sự đơn sơ, tấm lòng trong trắng, sự khiêm nhượng của bé ? Cô bé chỉ nói khi người ta hỏi. Cô ta thuật kể tất cả không kiểu cách, với một sự ngây thơ gây xúc đông, và trước nhiều câu hỏi mà người ta đặt ra, cô bé đã trả lời, không do dự, cách rõ ràng, chính xác và đầy ý nghĩa, đượm đầy một niềm xác tín mạnh mẽ ».

Và Đức Giám Mục đã nhấn mạnh rằng Béc-na-đét đã không hề bị lung lay bởi những sự đe dọa, cũng không hề bị cám dỗ bởi những món quà tặng lớn lao. « Luôn luôn trung thực với chính mình, qua nhiều lần bị điều tra khác nhau, cô bé đã luôn luôn giữ điều cô ta đã nói, không thêm cũng không bớt một chút gì. Sự thành thật của Béc-na-đét không thể bác bỏ được ». Nhưng Đức Giám Mục còn đi xa hơn nữa trong luận chứng của Ngài : thành thực, Béc-na-đét đã không tự lừa dối mình. « Nhưng nếu Béc-na-đét đã không muốn lừa đảo, cô bé đã bị lầm thì sao ? Không phải là cô bé đã tin là thấy và nghe những điều cô bé đã chẳng thấy và chẳng nghe ? Không phải là cô bé đã là nạn nhân của một ảo giác ? Làm thế nào mà chúng tôi có thể tin cô bé được ? Sự khôn ngoan của những câu trả lời của cô bé bộc lộ cho người ta thấy trong cô một tinh thần trung trực, một sự tưởng tượng bình thản, một lương tri vưột trên tầm độ của tuổi cô bé. Tính cách tôn giáo trong cô bé không bao giờ thể hiện một tính cách kích động ; không ai đã nhận thấy nơi cô bé sự rối loạn trí tuệ, sự mất mát về tri giác, hay một tính tình kỳ cục, một chứng bệnh, mà tất cả những thứ đó đã có thể khiến cho cô bé dễ dàng có những sự chế tạo đầy tưởng tượng ».

Đức Giám Mục còn thêm rằng Béc-na-đét đã thấy, không phải một lần, mà là 18 lần cả thảy, trong khi đó chẳng có gì đã chuẩn bị cô bé đón nhận điều đó, và rằng nhiều lần khác khi cô bé mong đợi thì cô ta lại chẳng thấy gì cả. Đức Giám Mục ghi nhận rằng nét mặt diễn tả của cô bé thay đổi trong những lần Thị Kiến và cô bé lúc đó đã nghe một loại tiếng nói mà cô ta không hiểu hết, nhưng cô bé đã lưu trữ trong ký ức : « những tình huống này đều được tụ tập không cho phép người ta tin vào một ảo giác được ; cô bé như thế đã thực sự thấy và nghe một thực thể tự tuyên bố là Vô Nhiễm Nguyên Tội ; và hiện tượng này không thể tự giiả thích một cách tự nhiên được, chúng tôi căn cứ vào đó và tin rằng sự thị kiến là siêu nhiên ».

Những « sự thể tuyệt diệu ».

Bổ túc cho chứng từ của Béc-na-đét, Đức Giám Mục gợi lại « những sự thể tuyệt diệu đã được hoàn thành từ biến cố đầu tiên. Nếu người ta phải xét đoán cây theo hoa quả của nó, chúng tôi có thể nói rằng thị kiến được thuật lại bởi cô bé là siêu nhiên và thần linh ; vì nó đã gây ra những hiệu quả siêu nhiên và thần linh ».

Đức Giám Mục nhắc lại rằng đám đông càng ngày càng gia tăng và nghiêm trang kính cẩn đi theo những lần thị kiến và sau đó khi nhũng lần thị kiến đã chấm dứt « những khách hành hương đến từ các làng xã xa xôi như những nước lân cận đổ xô về Hang Động …để cầu nguyện và cầu xin một vài ân huệ nơi Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria. Những linh hồn đã theo đạo kitô giáo được tăng cường thêm trong nhân đức, những người lạnh nhạt bởi sự thờ ơ đã được dẫn đưa về sự sốt sắng thực hành luật đạo ; những khách hành hương ngoan cố đã được hòa giải với Chúa sau khi người ta đã cầu nguyện cho họ qua Đức Mẹ Lộ Đức. Những kỳ công này của ân sủng, mang một tính cách hoàn vũ và kéo dài trong thời gian, chỉ có thể có Thiên Chúa là tác giả mà thôi. Vì vậy, những kỳ công đó đã không đến để minh chứng sự thật của sự « hiện ra » hay sao ? ».

Lợi ích cho thể xác.

Sau những kỳ công đã được thực hiện cho «lợi ích của những tâm hồn», Đức Giám Mục tiếp đến những hiệu quả được gây ra cho sức khỏe của thể xác, chẳng hạn như những bệnh nhân, sau khi đã thấy Béc-na-đét uống và tắm rửa trong nơi đã được chỉ định bởi Đấng Hiện Ra, đã tự hỏi nếu đó không phải là một dấu hiệu của một đức tính siêu nhiên xuống trên giếng nước của hang động Mát-xa-biên. «Trong tư tưởng này, các bệnh nhân đã thử nước của hang động, và đã mang lại kết quả. Nhiều bệnh nhân, trong đó có một số người tàn tật mà đã không được khỏi bệnh, qua những phương hiệu mãnh liệt nhất, đã tìm lại được sức khỏe một cách đột nhiên. Những sự khỏi bệnh cách lạ lùng này đã gây một chấn động rộng lớn…». Những bệnh nhân của các quốc gia đã xin nước của hang Mát-xa-biên…Chúng tôi không thể kể hết nơi đây tất cả những hồng ân đã được nhận, nhưng điều mà chúng tôi phải nói , là nước của hang Mát-xa-biên đã chữa khỏi những bệnh nhân bị bỏ rơi và bị tuyên bố là vô phương cứu chữa. Những sự lành bệnh này đã được lãnh nhận qua sự dùng một loại nước không có một chất lượng tự nhiên để chữa bệnh gì cả, theo những  bản báo cáo của những hóa học gia tài giỏi đã thực hiện sự phân tích một cách chính xác”. Những sự chữa lành bệnh này là vĩnh viễn, theo lời xác định của Đức Cha Laurence. Chính Ngài đã tự hỏi là ai đã gây ra hiệu quả đó : « Khoa học, đã được tham-vấn về đề tài này, đã trả lời là không làm được. Như thế, những sự chữa lành bệnh này là tác phẩm của Thiên Chúa ». Nhưng, như Đức Giám Mục nhận xét, những sự chữa lành bệnh này được nối kết cách trực tiếp với sự thị kiến là điểm khởi đầu và đã gây ra sự trông cậy của các bệnh nhân.

Sự xét đoán của Đức Giám Mục.

Và Đức Giám Mục kết luận : “có một sự liên kết chặt chẽ giữa những sự chữa lành bệnh và sự việc Đức Mẹ hiện ra. Sự “hiện ra” là thần linh, vì những sự lành bệnh mang một dấu ấn thần linh. Mà điều gì đến từ Thiên Chúa là chân lý ! Vì vậy, Đấng Hiện Ra tự tuyên xưng là Vô Nhiễm Nguyên Tội, điều mà Béc-na-đét đã thấy và đã nghe, là Đức Rất Thánh Trinh Nữ ! Vậy chúng ta hãy ghi khắc nơi đây : ngón tay của Thiên Chúa là ở đây !”. Và Đức Giám Mục, ngụ ý ám chỉ đến sự tuyên xưng Tín Điều Vô Nhiễm Nguyên Tội bởi Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín (IX) vào cuối năm 1854, đã hô hoán lên :”Và như thế khoảng ba năm sau, Đức Thánh Trinh Nữ, khi hiện ra với một cô bé, tuyên bố rằng :”Ta là Vô Nhiễm Nguyên Tội…Ta muốn người ta dựng nơi đây một nhà nguyện cho ta”. Không phải là Đức Mẹ đã muốn thánh hóa, bởi một công trình kiến trúc, lời tuyên bố không thể sai lầm được của Đấng kế vị Thánh Phê Rô hay sao ?”. Rối tiếp đến là Thánh Danh của Thiên Chúa đã được cầu khẩn, bản văn của lời tuyên xưng mang sự nhìn nhận chính thức của những Lần Hiện Ra mà chúng tôi đã đề cập đến khi bắt đầu bài này.

Những « lần hiện ra » và lời tuyên xưng đức tin.

Sự phán quyết này của Giáo Hội là chính yếu vì những Lần Hiện Ra không thêm gì hơn vào lời tuyên xưng đức tin, cũng chẳng thêm gì cho Kinh Thánh cả : những Lần Hiện Ra đó chỉ là một sự nhắc nhớ lại những điều đó cho một thời đại có khuynh hướng quên đi những chân lý đó, như một Sự Truyền Tin đầy tính cách tiên tri cho thế giới chúng ta. Thiên Chúa không muốn chúng ta chú tâm vào những kỳ diệu hay sự phi thường : qua những lần hiện ra, Thiên Chúa làm dấu hiệu cho chúng ta để chúng ta trở lại với Thánh Kinh là Lới của Con Ngài, là Lời của Sự Sống. Sự phù hợp của sứ điệp với Thánh Kinh, sự đích thực của đời sống của chứng nhân, những hoa trái của sự thánh thiện sinh ra từ đó cho dân Chúa : đó là những tiêu chuẩn của sự đích thực của Sự Hiện Ra trong Giáo Hội. Tại Lộ Đức, những điều đó được kiểm chứng với một nét rõ ràng đặc biệt : Giáo Hội đã không lầm tại đó”.

 

Trần Văn Toàn


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà