Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 31.10 ĐẾN 06.11.2010 – ĐẦU TUẦN)

 

THOẢ THUẬN VỀ PHÉP RỬA TỘI GIỮA CÔNG GIÁO VÀ CẢI CÁCH : LỜ ĐI QUAN NGẠI CỦA VATICAN ?

 (CWNews 02.11)  Một thoả thuận chung được đưa ra giữa HĐGM Hoa Kỳ và bốn cộng đồng Giáo Hội Cải Cách (Tin Lành) tỏ ra phớt lờ những quan ngại gần đây của Vatican về tính hiệu lực của phép rửa được ban bằng việc rảy (nước). Nẩy sinh từ thần học của John Calvin, các cộng đồng Tin Lành nầy xuất hiện vào thề kỷ 16 và đôi khi ban phép rửa tôi bằng việc rảy hơn là nhúng chìm hoặc đổ nước. Việc thực hành ban phép rửa bằng rảy nước xuất hiện ở Tây phương vào thời Trung Cổ. Bộ Giáo Luật 1917 nhận định rằng phép rửa được ban một cách đúng đắn “hoặc qua việc xối nước hoặc qua nhúng chìm (trong nước) hoặc qua rảy nước” (§ 758). Các nhà thần học thời đó nhận định rằng khi nước chạm tới đầu và chảy xuống, thì phép rửa có hiệu lực.Làm cách khác, tính hiệu lực của phép rửa là đáng ngờ. Trong khi các  phép rửa được ban bằng xối nước theo nghi thức Công giáo chắc chắn có hiệu lực, thì phép rửa Tin Lành bằng xối nước lại bị nhìn là có hiệu lực ít chắc chắn hơn. Có lẽ vì những quan ngại nầy, Phòng Thư Ký về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô hữu năm 1967 đã cảnh báo về “nguy hiểm sự vô hiệu” của các phép rửa được ban bằng cách rảy nước. Phòng thư ký nầy đã lưu ý trong sách Hướng Dẫn Đại Kết, giúp hướng dẫn các quan hệ với các Kitô hữu ngoài Công giáo cho 25 năm kế tiếp :” Phép rửa bằng nhúng chìm,xối nước hoặc rảy nước cùng với công thức Chúa Ba Ngôi tự nó là có hiệu lực”. Văn kiện nầy, tuy thế,khuyến cáo ở chú thích cuối trang, rằng “liên quan đến tất cả các Kitô hữu, phải xét đến nguy hiểm của sự vô hiệu khi phép rửa được ban bằng rảy nước, nhất là cho nhiều người cùng một trật”. Bộ Giáo Luật 1983 bỏ ra bất cứ lời nào nhắc  tới phép rửa bằng rảy nước. Khoản 854 quy định :”Phép rửa phải được ban hoặc bằng nhúng chìm hoặc xối nước”. Năm 1993,HĐ Giáo Hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất ra Danh Bạ đối với Việc Áp Dụng Các Nguyên Tắc và Tiêu Chí về Đại Kết, loại bỏ và thay thế văn kiện 1967…Vòng thứ bảy của đối thoại chính thức giữa Công giáo và Tin Lành ở Hoa Kỳ, kết thúc ngày 08.10, đã đưa ra văn kiện nầy. “Những Loại Nước Sinh Động Nầy : Thoả Thuận Chung về việc Công nhận phép rửa của nhau” (gọi tắt “The Living Waters.ND). Tại hội nghị tháng 11, HĐGM Hoa Kỳ sẽ quyết định có phê chuẩn thỏa thuận chung về phép rửa nầy hay không. ĐHY Walter Kaspar, chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô giáo năm 2002, là người đầu tiên đề nhgị một thoả thuận chung như thế. Ngay cả sớm hơn, vào năm 1993, Hướng Dẫn của HĐ Giáo Hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kirô giáo về Áp Dụng Các Nguyên Tắc và Tiêu Chí về Đại Kết, đã nói : Rất khuyến khích đối thoại liên quan đến ý nghĩa và cử hành có hiệu lực phép rửa diễn ra giữa các thẩm quyền Công giáo và thẩm  quyền các giáo hội và những cộng đồng giáo hội khác ở cấp độ giáo phận hoặc HĐGM. Theo đó,nên có thể đi tới những tuyên bố chung qua đó họ bày tỏ sự công nhận phép rửa của nhau cũng như các thủ tục để xem xét những trường hợp xuất hiện nghi ngờ về tính hiệu lực của một phép rửa cá biệt. Tuy nhiên,văn kiện “These Living Waters” nầy tỏ ra không đưa ra bất cứ những thủ tục nào để xem xét các trường hợp có nghi ngờ tính hiệu lực của một phép rửa cá biệt. Thêm nữa, “These Living Waters’ không hề nhắc đến những quan ngại gần đây của HĐ Giáo Hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô giáo về “nguy hiểm của sự vô  hiệu” của những phép rửa được ban bằng việc rảy nước. Thay vào đó, những bên ký kết Công giáo và Tin Lành đã đồng ý với tuyên bố chung sau : Đề một phép rửa được hiệu lực, nó phải được ban bởi một người nào được phép làm như thế, với việc dùng nước và công thức Chúa Ba Ngôi. Một cách đặc thù, phép rửa được ban bởi một thừa tác viên được truyền chức hoặc linh mục, trong một buổi phụng tự, với việc sử dụng nước (hoặc nhúng người được rửa vào nước hoặc xối hay là rảy nước trên người nhận phép rửa) và theo lời Chúa Giêsu truyền dạy làm phép rửa cho muôn dân “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19). Tiếp theo tuyên bố chung Công Giáo – Tin Lành nầy, những người Công giáo ký vào tuyên bố nói thêm :” Phép rửa phải được ban với nước và nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi,từ “sự gia nhập vào đời sống của Ba Ngôi Cực Thánh qua mang hình dạng  Mầu Nhiệm phục sinh của Chúa Kitô”, được biểu thị và ban hành trong bí tích nầy… Hình thức có ý nghĩa nhất của phép rửa là nhấn vào nước ba lần – (nước nầy được thánh hiến bằng một lời cầu nguyện xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần xuống trên nước nầy đẻ ban ân sủng của Chúa con) - . Tuy vậy, việc xối nước cũng được chấp nhận”.

 

HỘI NGHỊ CÁC GIÁM MỤC CÁC GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NGHI LỄ ĐÔNG PHƯƠNG LẦN THỨ 13

 (ZENIT 31.10) Hội nghị lần thứ 13 các giáo phẩm Công giáo đông phương Châu Âu sẽ diễn ra ở Sofia, Bulgary, từ ngày 04 đến 07.11 tới đây,nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày hợp nhất GH Công giáo nghi lễ byzantin Bulgary với GH Công Giáo Roma,dưới sự bảo trợ của Hội Đồng các HĐGM Châu Âu (CCEE). Các Vị sẽ thảo luật về chủ đề :”Những tiêu chuẩn giáo hội tính của các GH Đông phương ngày nay”, được phân tích dưới ánh sáng Công Đồng  Vatican II và cuộc đối thoại giữa GH Công giáo và Chính Thống giáo. Trong thời gian hội nghị nầy cũng sẽ đề cập đến vấn đề các cơ cấu mục vụ cho người di dân Công giáo của các GH Đông phương dưới ánh sáng văn kiện Erga migrantes caritas Christi (Tình thương Chúa Kitô đối với người di cư).Cùng tham dự có ĐHY Leonerdo Sandri,tổng trưởng Thánh Bộ các GH Đông phương, ĐHY Peter Erdo,TGM giáo phận Esztergom-Budapest và là chủ tịch CCEE, sứ thần Toà Thánh ở Bulgary, ĐGM Januariusz Bolonek; ĐGM Antonio Veglio,chủ tịch HĐ giáo hoàng về Di Dân và Những Người di chuyển và ĐGM Cyril Vasil, thư ký Thánh Bộ các GH Đông phương. Hội nghị nầy sẽ diễn ra kín.Trong lòng GH Công giáo, có những GH đặc biệy, được gọi là GH sui juris hoặc là Các Nghi Lễ, hiệp thông trọn vẹn với GH Rôma,nhưng phân biệt với GH Công giáo la tinh về những hình thức khác nhau về phụng vụ, lòng đạo đức bình dân,kỹ luật bí tích (việc ban các bí tích) và giáo luật, cũng như các thuật ngữ và các truyền thống thần học. Hiện trên thế giới có 24 giáo hội sui juris thực hành những nghi lễ phụng vụ khác nhau và hiệp thông trọn vẹn với Toà Thánh, trong đó có 15 thuộc nghi lễ phụng vụ Byzantin (14 trong số đó tham dự hội nhgị nầy). Sau đây là danh sách 14 GH được mời:

+ GH Công giáo Ý và Albani (giáo phận Lungro và Piana degli Albanesi, Ý)

+ GH Hy Lạp Công giáo Albani (Albania)

+ GH Hy Lạp Công giáo Bulgary (Bulgary)

+ Tổng giáo phận Chypre Công giáo Marônit (Chypre)

+ GH Hy Lạp Công giáo Croatia (giáo phận Krizevci,Croatia)

+ GH Hy Lạp Công giáo Hy Lạp (Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ)

+ GH Hy Lạp Công giáo Serbi và Montenegro (SerbiaMontenegro)

+ GH Hy Lạp Công giáo Macêđonia (Macéđônia)

+ GH Hy Lạp Công giáo Rumani (Rumania)

+ GH Hy Lạp Công giáo Ruthen (giáo khu ở Ucraina)

+ GH Hy Lạp Công giáo Nga (Nga)

+ GH Hy Lạp Công giáo Slôvakia (Slôvakia)

+ GH Hy Lạp Công giáo Ucraina ( Ucraina,Ba Lan,Hoa Kỳ,Canada và ac1c cộng đồng Ucraina thế giới)

+ GH Hy Lạp Công giáo Hungary (Hungary)

 

KHOẢNG 100 GIÁM MỤC PHI LUẬT TÂN ĐI VIỀNG AD LIMINA

(gmanews.tv 31.10) Ít  nhất 98 giám mục Phi Luật Tân sẽ gặp Đức Thánh Cha vào đầu tháng 11,khi các Ngài đi viếng Ad Limina. Tổng thư ký HĐGM Phi Luật Tân, ĐGM Juanito Figura cho biết các vị giáo phẩm sẽ tường trình với Đức Thánh Cha về những phát triển trong giáo phận và những vấn đề liên quan đến đoàn chiên của các ngài. Các Ngài cũng sẽ thăm các bộ nghành của Giáo Triều La Mã. Các giám mục sẽ chia làm ba nhóm : nhóm 1, từ 25.11 đến 06.12.2010,gồm : 30 giáo phận vùng Manila cũng như Miền Trung và Miền Bắc đảo Luzon; Nhóm thứ hai,từ 07.02 đến 19.02.2011, gồm : 28 giáo phận Miền Nam Luzon, Visayas và Hạt Quân Đội; Nhóm thứ ba, từ 21.01 đến 05.03.2011, gồm các giám mục đảo Mindanao, kể cả Tổng giám mục giáo phận Lipa.

 

HỒI KÝ CỦA NGUYÊN TỔNG THỐNG  BUSH NÊU BẬT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II

 (CNA 31.10). Cuốn hồi ký “Decision Points” (những điểm quyết định) thảo luận về liên hệ của nguyên tổng thống Bush với Đức Gioan Phaolô II, nhất  là về ảnh hưởng của Đức Gaío Hoàng trên quyết định của ông về hạn chế nghiên cứu tế bào gốc phôi. Đức Giáo Tông Gioan Phaolô II và tổng thống Bush đã gặp nhau công khai vào các năm 2001,2002 và 2004,với những cuộc thảo luận cho thấy cả những đồng thuận sâu xa lẫn những dị biệt nghiêm trọng giữa hai người nầy. Trong lần gặp gỡ đầu tiên vào tháng 07.2001, Đức Thánh Cha nhắc với tổng thống rằng “một xã hội tự do và có đạo đức,mà Hoa Kỳ khát khao đạt tới, phải loại bỏ những thực hành làm giảm giá trị và vi phạm sự sống con người ở bất cứ giai đoạn nào từ khi thụ thai cho đến cái chết tự nhiên”. Đức Thánh Cha nói :”Qua một văn hoá sự sống mạnh mẽ, Hoa Kỳ có thể chỉ cho thế giới thấy con đường đi tới một tương lai thật sự nhân bản,trong đó con người vẫn luôn làm chủ,chứ không phải là sản phẩm, cơng nghệ của nó”. Tổng thống Bush hết sức cảm động về cái nhìn văn hoá của Đức Thánh Cha, cũng như chứng từ cá nhân của Người. Đức Gioan-Phaolô II bị chứng liệt rung (Parkinson) từ hơn một thập niên tính từ cuộc gặp nầy.Nhưng Người chống lại nghiên cứu về nất cứ điều trị nào liên quan đến việc hủy diệt sự sống các phôi thai. Cuốn sách cũng cho thấy tổng thống Bush không tán thành với Đức Gioan-Phaolô II về vụ xâm chiếm Iraq. Đức Thánh Cha chống lại “học thuyết Bush” về chiến tranh ngăn ngừa chống lại những quốc gia bị  nghi là de doạ Hoa Kỳ, nhận định rằng chiến tranh pjải được coi không chỉ như phương sách cuồi cùng khi mà tất cả lựa chọn khác đã sử dụng hết. Ngày 18.03.2003, hai ngày trước khi nỗ ra cuộc chiến, Đức Thánh Cha cảnh báo về “những hậu qủa khủng khiếp” đối với dân Iraq và nói “vẫn còn giờ thương lượng” để tránh chiến tranh. Khi hai người gặp lại nhau vào năm 2004, Đức Thánh Cha tái khẳng định rằng lập trường chống lại chiến tranh vẫn luôn là lập trường rõ ràng dứt khoát của Toà Thánh.

 

ĐỨC THÁNH CHA NÓI HAWKING SAI LẦM VỀ THIÊN CHÚA

(UPI 31.10) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói Người cho rằng các nhà khoa học phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, đều sai lầm,rằng Thiên Chúa hiện hữu và đã tạo dựng vũ trụ. Đức Thánh Cha không nêu tân ra,nhưng rõ ràng là ám chỉ nhà vật lý và toán học Stephen Hawking,người đã đề  ra trong một cuốn sách in tháng trước rằng các luật vật lý có thể giải thích việc tạo thành của thế giới và không cần đến một hữu thể tối cao. Mặc dù khác nhau về quan điểm đó, Đức Thánh Cha đã ca ngợi khoa học và các nhà khoa học trong một bài diễn văn với Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Khoa Học, nói rằng vai trò khoa học là khám phá Thiên Chúa trong vũ trụ. Người nói :” Các nhà khoa học không tạo dựng thế giới; họ nghiên cứu về nó và cố gắng bắt chước nó”…Quan sát vũ trụ, như các nhà khoa học làm,”dẫn chúng ta tới thừa nhận sự hiện hữu của một Lý Trí toàn năng,vốn khác với lý trí của con người và nâng đỡ thế giới nầy”. Trong sách của ông,”The Grand Design”, Hawking nói rằng,do sự hiện diện của lực hấp dẫn, “vũ trụ có thể và sẽ tự hình thành từ con số không”. 

 

BẮT GIỮ CON TIN TRONG NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ BAGDAD : NHIỀU NẠN NHÂN

 (ZENIT 01.11.org) Vụ bắt giữ con tin diễn ra hôm Chúa Nhật 31.10 trong nhà thờ chính toà Công giáo Syri Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Bagdad kết thúc với sự can thiệp chớp nhoáng của các lực lượng Iraq, để lại nhiều người chết (trong đó có hai linh mục) và nhiều người bị thương. ĐGM Georges Casmoussa,TGM Công giáo  Syri ở Mosul cho biết, trước khi các con tin được giải thoát,qua một cuộc gọi điện thoại tới Công Đồng Sant’Egidio :” Sau trưa, bốn người vũ trang đã đột nhập vào trong nhà thờ chính toà Công giáo Syri ở Bagdad khi đang cử hành Thánh Lễ, giết chết hai người, sau khi đã cho nổ tung một chiếc xe hơi ở cửa  nhà thờ chính toà”. Ngài nói thêm:” Chúng tuyên bố thuộc về tổ chức ‘nhà nước Hồi giáo Iraq” và yêu cầu giải phóng các tù nhân thuộc tổ chức của họ bị giam giữ ở Iraq và Ai Cập”. Cùng với 5 nơi thờ phương Kitô giáo khác, nhà thờ nầy là cái bia tất công vào ngày 01.08.2004 đã làm thiệt mạng một chục người. Trả lời cuộc phỏng vấn ngắn cho Blog “Baghdadhope” (hy vọng của Bagdad), ĐGM Shlemon Warduni, giám mục phụ tá giáo phận Bagdad Công giáo Can-đê khẳng định đây là một “thảm hoạ” : “Chúng tôi cầu xin Chúa soi lòng trí và tâm hồn những tay khủng bó để chúng biết suy nghĩa về sự lành con người, của gia đình chúng và không đi theo những con đường không phải là những con đường của Chúa,mà là của ma qủy”. Tổng kết sơ bộ có bảy người chết và khoảng hai chục người bị thương,nhưng một số nguồn tin nói là có 10 người chết trong các con tin (trong đó có một bé gái và hai linh mục) và 14 người trong bọn khủng bố và các lực lượng Iraq.

 

ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI CHẤM DỨT BẠO LỰC ‘TÀN ÁC DÃ MAN” Ở IRAQ

(CathNews 02.11) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói : Cuộc vây hãm Nhà thờ chính toà giáo phận Baghdad với 46 người đang làm việc thờ phượng  bị sát hại, là một hành vi “dã man” của bạo lực phi lý. Người thúc giục các nhà cầm quyền quốc gia và quốc tế và tất cả mọi người có thiện chí cùng cộng tác để chấm dứt những màn bạo lực dã man tàn ác đang tiếp tục tàn phá dân chúng Trung Đông. “Người nói :” Cha cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ tấn công bạo lực phi lý nầy, bạo lực vốn càng dã man hơn vì nó đánh vào những người không có khả năng tự vệ, dđng tụ họp trong Nhà Ch1ua, là một ngôi nhà của yêu thương và hoà giải. Ước mong mọi người thống nhất nỗ lực để chấm dứt ngay mọi bạo lực”

 

AL QEADA NHẬN TRÁCH NHIỆM NHỮNG VỤ TẤN CÔNG Ở BAGHDAD, ĐE DOẠ TÍN HỮU CÔP AI CẬP

 (AsiaNews / Agencies 01.11) Tổ chức ISI (Nhà Nước Hồi giáo Iraq) có liên hệ với Al Qeada đã tuyên bố nhận trách nhiệm về cuộc tấn công vào nhà thờ chính toà Công giáo ở Baghdad (làm chết 37 tín hữu, 7 cảnh sát và 5 tay khủng bố) và đã ra tối hậu thư 48 tiếng cho Giáo Hội Công giáo Cốp ở Ai Cập trả tự do cho hai người vợ của các linh mục mà – theo bọn khủng bố nầy – đang “bị giam giữ trong các tu viện” vì trở lại Hồi giáo. Isi nói vụ tấn công nầy là “để giúp những chị em theo đạo Hồi tội nghiệp của chúng tôi đang là tù nhân trong quốc gia Hồi giáo Ai Cập”. Theo SITE (trung tâm Hoa Kỳ giám sát các website Hồi giáo),  ISI đã đưa lên mạng một thông điệp được gán cho người cầm đầu các cảm tử quân tự sát ở Baghdad đe doạ các Kitô hữu Ai Cập và nhận diện danh tính hai phụ nữ nầy là Camellia Shehata và Wafa Constantine.

 

BA NGÀN SINH VIÊN CHÀO ĐÓN ĐỨC THÁNH CHA Ở SANTIAGO DE COMPOSTELA

 ( Europa Press 02.11) Khoảng 3.000 sinh viên từ các trường công lập và tư thục ở vùng Galicia,Tây Ban Nha, s ẽ chào đón Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đến thành phố Santiago de Compostela vào ngày 06.11. Các sinh viên nầy sẽ sắp hàng sài theo các con đường để nhìn thấy Đức Thánh Cha khi Người đi từ Phi trường Lavacolla đến nhà thờ chính toà Santiago. Toà TGM giáo phận Santiago cho biết công chúng tự do chúc mừng Đức Thánh Cha khi Người đi quãng đường dài 7 dặm trên xe riêng của Người. Những vùng đặc biệt theo lộ trình của đoàn xe hộ tống đã được chỉ định cho những nhóm khác nhau,kể cả một khu vực cho những người đến từ các giáo phận Tây Ban Nha khác, những khu vực chio các giáo xứ khác nhau của giáo phận Santiago và một khu vực dành cho 3.000 sinh viên sẽ chào đón Đức Giáo Hoàng. Theo dự tính, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Lavacolla lúc 11:30 sáng giờ địa phương,và sẽ được Hiàng Tử và Công Chúa xứ Asturias,cùng Đức TGM giáo phận Santiago tiếp đón. Người sẽ đọc bài diễn văn thứ nhất tại nền phi trường và sau đó tiếp kiến riêng hoàng tử và công chúa tại phi trường. Ngày tiếp theo, Đức Thánh Cha sẽ thăm Barcelona.

 

HĐGM HOA KỲ CUNG CẤP TÀI LIỆU CHO ĐÊM CANH THỨC CẦU NGUYỆN TOÀN THẾ GIỚI 27.11

(CWNews 02.11) HĐGM Hoa Kỳ đã công bố các tài liệu nhằm giúp các giáo xứ tham gia đêm canh thức cầu nguyện tòn thế giới vì mọi sự sống con người mới sinh, sẽ diễn ra vào tối thứ bảy,27.11. Đức Thánh Cha sẽ dẫn đầu đêm canh thức cầu nguyện nầy  tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Roma.Thư ký Các Hoạt Động Bảo Vệ Sự Sống thuộc HĐGM Hoa Kỳ,Deirdre McQuade, nói :” Sự sống con người mới nẩy sinh đang bị tấn công bằng vố số cách. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ,hơn 50 triệu trẻ em chưa sinh đã bị mất mạng sống vì nạo phá thai kể từ vụ Roe v.Wade…Nghiên cứu tế bào gốc phôi giết các sinh linh nay từ những giai đoạn đầu hết nhân danh khoa họ. Các công nghệ sinh sản hủy diệt hoặc đông lạnh vô hạn định nhiều sinh mạng hơn là là con số ttrẻ em từng được sinh ra ”. Các tài liệu của HĐGM Hoa Kỳ gồm những lựa chọn cho Giờ Kinh Chiều, Phép Lành, Chuỗi Mân Côi và rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ.

 

 GIÁO PHẬN NANCHANG CHÀO MỪNG PHÓ GIÁM MỤC

 (UCAN 01.11) Tân giám mục phó giáo phận Nanchang ở tỉnh Giang Tây, đông nam Trung Quốc, ĐGM John Baptist Li Suguang,tìm cách thống nhất các cộng đoàn mở và “chui” của Giáo Hội địa phương. Ngài nói :”Tôi sẽ tích cực giữ liên lạc với hàng giáo sĩ cộng đồng “chui”. Chúng tôi là một gia đình và tôi hy vọng đạt được hoà giải”. Được tấn phong giám mục ngày 31.10, ĐGM Li nói cộng đoàn mở không có nhiều tiếp xúc với cộng đoàn “chui”,mà trung tâm là ở giáo phận Yujiang do Đức giám mục 90 tuổi Yhomas Zeng Jingmu cầm đầu. Giáo Hội mở chủ yếu ở Nanchang,Yujiang và ba giáo phận khác để thành hình giáo phận Giang Tây vào năm 1985. Hiện mỗi cộng đồng có khoảng 40 linh mục phục vụ 100.000 tín hữu Công giáo trong tỉnh nầy. Khoảng 1.000 tín hữu tham dự lệ phong chức diễn ra tại nhà thờ chính toà Vô Nhiễm Thai ở Nangchang, do ĐGM Joseph Li Shan giáo phận Bắc kinh, bạn học chủng viện của Tân GM,chủ phong với các phụ phong là các GM Joseph Shen Bin giáo phận Haimen và Joseph Zhao Fenchan giáo phận Liaocheng và ĐGM Jonh Wu Shizhen giáo phận Nanchang, 89 tuổi,già yếu bệnh hoạn. Tân GM nhắm tăng nhanh sự phát triển của Giaó Hội địa phương bằng  xúc tiến việc rao giảng Tin Mừng và đào tạo linh mục và giáo dân. Sinh năm 1965, ở tỉnh Sơn Tây, bắc Trung Quốc, ngài học ở chủng viện địa phận Bắc Kinh,thụ phong linh mục năm 1992. Trước khi làm việc ở Nanchang, Ngài phục vụ ở Sơn Tay và Vùng Nội Mông Tự Trị, được bổ nhiệm làm tổng đại diện và đồng thanh được bầu làm ứng viên giám mục vào năm 2009.

 

NGÂN HÀNG VATICAN ĐẶT KẾ HOẠCH TUÂN THEO HOÀN TOÀN CÁC QUY ĐỊNH CỦA CHÂU ÂU

(CWNews 02.11) Toà Thánh đã tái khẳng định cam kết đưa các hoạt động của ngân hàng Vatican, IOR (Viện các Công trình tôn giáo) vào dòng các quy định của Châu Âu. Một phát ngôn nhân của Liên Minh Châu Âu cho bié6g tin Vatican đã đặt kế hoạch đáp ứng hạn chót 31.12 để tuân thủ các quy tắc ngân hàng của Châu Âu. Tờ nhật báo Ý,Libero, nói rằng IOR có thể lỡ thời hạn cuối cùng nầy,và do vậy gây nguy hiểm cho việc Vatican tham gia vào những hiệp ước tiền tệ của Châu Âu. Vatican sẽ ban hành luật  cần thiết để tuân theo các hiệp ước nầy. Kể ra một khuynh hướng rõ rệt hướng tới một sự phơi bày lớn hơn tại IOR, người phát ngôn Liên Minh Xhâu Âu nhận xét :” Đió là một sự cải thiện rõ rệt từ tình hình hiện nay” (Báo cáo Bloomberg về kế hoạch của Vatican mang một đầy đề sai lạc, tới một chừng mực mà nó gợi ý rằng đích thân Đức Giáo Hoàng can thiệp để bảo đảm rằng IOR sẽ đáp ứng hạn cuối cùng do EU nêu ra. Không có bằng chứng cho thấy Đức giáo tông trực tiếp can dự. Những cam kết nầy là co các giới chức khác ở Vatican)

 

TÍN HỮU CÔNG GIÁO INDONESIA BẮT ĐẦU ĐẠI HỘI NGHỊ LẦN THỨ BA

 (UCAN 02.11) Các đại diện Công giáo ở Indonesia đã tụ họp nhau lại để thực hiện lời kêu gọi của Giáo Hội và củng cố đức tin trong Chúa Giêsu Kitô trước khi thi hành các hoạt động xã hội và văn hoá của họ. ĐGM Dòng Phan Sinh Martinus Dogma Situnmorang giáo phận Padang, chủ tịch HĐGM Indonesia, nói tại một cuộc họp báo ngày 30.10 ở Jakarta :” Tín hữu Công giáo tin rằng họ đang thực hiện một sứ mệnh làm cho đức tin thêm ý nghĩa hơn và làm cho tha nhân hạnh phúc ”. Đại Hội Đồng lần thứ ba Giáo Hội Công giáo ở Bogor, tây Java, diễn ra từ  01 đến 05.11 và có 350 giám mục,linh mục,trợ sĩ,nữ tu và giáo dân từ 37 Tổng giáo phận vá giáo phân khắp Indonesia tham dự. ĐGM chủ tịch nói :” Trước một cử toạ gồm nhiều thành phần khác nhau, chúng tôi muốn nghe về những cách mà tín hữu Công giáo đã củng cố đức tin của họ”. Ngài nói thêm rằng chủ nghĩa duy vật và sự thiếu lương tâm đã làm hại nền văn hoá của họ. “Tuy nhiên,chúng tôi đã học hỏi về nhu cầu liên đới từ những thảm hoạ”, khi nhắc đến ảnh hưởng tích cực trong các tín hữu Công giáo từ cơn sóng thần và thảm hoạ núi lửa phun vừa qua. Theo Cha Alfons Agustinus Duka, đứng đầu uỷ ban tổ chức SAGKI (Uỷ ban hành động Công giáo Indonesia), nhiều Phật tử,tín đồ đạo Hồi và đại diện các tôn giáo khác được mời chia sẻ những suy nghĩ về Giáo Hội Công giáo. (Hai hội nghị trước là vào năm 2000 và 2005)

 

PHÁI VIÊN VATICAN CẦU KHẨN LIÊN HIỆP QUỐC NHÌN NHẬN THÀNH KIẾ, ĐE DOẠ VỚI KITÔ HỮU

(CWNews 02.11) Đại diện Vatican tại LHQ,TGM Francis Chullikatt, đã tố giác sự phân biết đối xử chống lại các Kitô hữu trong một bài diễn văn gây xúc động vào ngày 01.11. Ngài kể ra cuộc tàn sát tại nhà thờ chính toà ở Baghdad như một ví dụ sống động về những hiểm nguy mà các Kitô hữu phải đương đầu  và nhắc nhở cử toạ rằng chính Ngài đã ở và làm việc ở Iraq cho tới ngày gần đây và bản thân quen biết một số trong  các nạn nhân vụ tàn sát nầy. Đức TGM nói Ngài mất tinh thần vì một báo cáo của LHQ về sự bao dung tôn giáo đã không “lưu ý đến số phận các Kitô hữu bị điệu khỏi nhà,bị tra tấn,bị bắt giam,bị sát hại hoặc bị cưỡng ép cải đạo hoặc phủ nhận đức tin khắp nơi trên thế giới”.Ngài nhấn mạnh : Các nhà lãnh đạo quốc tế phải chú tâm và sự đàn áp các Kitô hữu. Đức TGM Chullikatt nói rằng mặc dù Tòa Thánh ủng hộ các nỗ lực bảo vệ tôn giáo khỏi “những lời hận thù và kích thích bạo lực”, nhưng phái bộ của Ngài băn lhoăn lo lắng với cách tiếp cận vốn nhắm “phỉ báng tôn giáo”. Ngài nói : trong thực tế,các biện pháp đưa ra để ngăn chận “sự phỉ báng tôn giáo” thì nay lại bị dùng như phương tiện cho sự đàn áp các tín hữu được nhà nước tài trợ

 

TÍN ĐỒ ANH GIÁO TRỞ LẠI CÓ THỂ ĐƯỢC PHÉP THỜ PHƯỢNG TRONG CÁC NHÀ THỜ ANH GIÁO

(CWNews 02.11) Theo tổng thư ký Tổng Hội Đồng Gáo Hội nước Anh,William Fittall : Các tín đồ Anh giáo đã gia nhập Giáo Hội Công giáo theo tông hiến Anglicanorum Coetibus của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sẽ có thể được phép làm việc thờ phượng trong các nhà thờ Anh giáo,mà đa số trong các nhà thờ ấy nguyên thủy là của Công giáo. Ông nói :” Đuều quan trọng ấy là nếu dân chúng đi,thì họ quyết định với tư cách cá thể. Không phải là các giáo xứ sẽ quyết định đi gia nhập hạt tòng nhân nầy,mà là các cá nhân.  Đó có thể là tất cả mọi thành viên của một hội đồng giáo hội thuộc giáo xứ,nhưng họ không đi với tư cách đó. Họ không thể đem theo họ những cơ sở,văn phòng hoặc các tài sản của Giáo Hội nước Anh”.

 

 THẾ HỆ TRẺ NGÀY CÀNG BẢO VỆ SỰ SỐNG

(CWNews 02.11) Các số liệu thăm dò,con số những đám đông tham gia Tuần Hành Vì Sự Sống ở Washington năm 2009 và 2010 vá một sự gia tăng rất nhanh về con số các nhóm sinh viên học sinh bảo vệ sự sống trong hơn 4 năm qua, cho thấy bằng chứng rằng những người sinh giữa những năn cuối thập niên 1970 và những năm cuối thập niên 1990 thì ủng hộ bảo vệ sự sống hơn là thế hệ bùng nổ sinh sản. Steve Phelan,giám đốc truyền thông Quốc Tế Sự Sống Con Người, nói :”Công nghệ truyền thông qua các tổ chức như Hành Động Tại Chỗ (Live Action); Sinh Viên Học Sinh vì Sự Sống đang cho chúng ta những hình ảnh mà chúng ta biết rõ là đang làm thay đổi các tâm hồn”.

 

541 TRẺ ĐƯỢC CỨU TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG 40 NGÀY VÌ SỰ SỐNG

(CNA 02.11) CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ SỨ SỐNG CHO BIẾT 541 TRẺ ĐƯỢC CỨU KHỎI NẠO PHÁ THAI TRONG CHIẾN DỊCH 40 NGÀY MÙA THU NĂM NAY VÌ SỰ SỐNG , kéo dài từ 22.09 đến 31.10, bao gồm các hoạt động như là cầu nguyện và chay tịnh,những đêm canh thức hoà bình và cộng đồng vươn xa khắp Hoa Kỳ. Dù một số nhóm khắp Hoa Kỳ cho biết sự chống đối từ các bệnh viện địa phương,cũng như một số bệnh viện do Tổ mchức Kế Hoạch Gia Đình điều hành,nhưng sự kiện toàn quốc nầy đã thành công. Nhà lãnh đạo phong trào bảo vệ sự sống cũng cho biết có ít nhất bốn nhân viên cơ sở nạo phá thai đã bỏ việc trong cuộc vận động vừa chấm dứt nầy và lưu ý rằng “có nhiều người sẽ phải suy nghĩ về điều nầy”

 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC Ở SRI LANKA PHÁT ĐỘNG ÁN CHÂN PHƯỚC

(UCAN 03.11) Trong thánh lễ ngày 29.10 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Lanka ở Tewalta, nơi vị hồng y được mai táng, Đức hồng y vừa được bổ nhiệm,Malcolm Ranjith đã tuyên bố mở án phong chân phước cho Đức Hồng Y Dòng Oblate Thomas Benjamin Cooray. ĐHY Cooray làm TGM giáo phận Colombo vào năm 1947 và được Đức Phaolô VI phong làm hồng y tiên khởi của Sri Lanka vào ngày 22.02.1965. Ngài từ trần năm 1988. Ngài nói :” Hãy cầu nguyện với Chúa để ĐHY Cooray được tôn vinh Chân Phước. Nếu anh chị em trải nghiệm việc chữa lành như kết quả nhờ lời Ngài chuyển cầu, thì xin vui lòng báo cho tôi biết”. Trong bài giảng lễ, TGM danh dự giáo phận Colombo,Oswald Gomis đã gợi lại cuộc đời của ĐHY Cooray. Đức TGM Ranjith đã bổ nhiệm bốn linh mục phụ trách án phong chân phước nầy.

 

CHA LOMBARDI GẶP GỠ NHỮNG NẠN NHÂN CỦA CÁC LINH MỤC PHẠM TỘI ẤU DÂM

 (ZENIT 03.11) Giám đốc văn phòng báo chí Toà Thánh,Cha Fedrico Lombardi, đã tiếp đón hôm 31.10 tại trụ sở Radio Vatican những nạn nhân của các linh mục phạm tội ấu dâm, gồm khoảng 100 người đến từ các nước khác nhau tụ họp lại để biểu tình ở Roma, giữa lâu nđài Saint Ange và Quảng trường Thánh Phêrô. Theo Radio Vatican, sau buổi biểu tình, Cha Lombardi đã gặp gỡ một phái đoàn 8 người,trong đó có các nhà tổ chức và đã nói chuyện với họ khoảng một tiếng đồng hồ. Radio Vatican đưa tin :”Cha đã lắng nghe lời họ và bày tỏ sự đau đớn và lo lắng của Giáo Hôi, giải thích cho họ sự cam kết của Giáo Hội liên quan đến cuộc đấu tranh chống lại vết thương do tội ấu dâm và những lạm dụng tình dục,cũng như việc bảo vệ thanh thiếu niên”. Cha cũng trao cho họ một văn bản trong đó người ta có thể đọc thấy rằng khi chú tâm tới cuộc biểu tình của họ, người phát ngôn nhân Vatican nầy cảm thấy “được khích lệ bởu những chọn lựa của Đức giáo hoàng Biển Đức XVI, đã trong nhiều dịp,lắng nghe một số nạn nhân và bày tỏ quyết tân làm tất cả những gì có thể để những tội ác ghê tởm nầy không bao giờ còn xảy ra nữa”. Những người biểu tình khẳng định muốn “xin Đức Thánh Cha hành động nghiêm túc và ra lệnh cho các giám mục tố giác các linh mục phạm tội ấu dâm”.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 


Về Trang Mục Lục