Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 07.11 ĐẾN 13.11.2010 – ĐẦU TUẦN)

 

ĐỨC THÁNH CHA HÔ HÀO NHÀ NƯỚC TÂY BAN NHA BẢO VỆ HÔN NHÂN,GIA ĐÌNH,SỰ SỐNG

 (ZENIT 07.11) Đức Thanh Cha mong rằng nhà nước Tây Ban Nha dấn thân vào việc ủng hộ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, gia đình và sự sống bằng những biện pháp kinh tế và xã hội thích hợp. Trong ngày cung hiến vương cung thánh đường Segrada Familia ở Barcelona, Đức Thánh Cha đã phát động lời kêu gọi mạnh mẽ :” Giáo Hội yêu cầu có những biện pháp kinh tế và xã hội thích hợp, để phụ nữ có thể thể hiện trọn vẹn chình mình trong gia đình và nơi công việc, để người nam và người nữ kết hợp với nhau trong hôn nhân và hình thành một gia đình,sẽ được nhà nước nâng đỡ một cách kiên quyết, để sự sống ttẻ em đươ6c bảo vệ như là linh thiêng và bất khả xâm phạm từ kji thụ thai; để tỷ lệ sinh đẻ được quan tâm khơi dậy,nâng cao giá trị và nâng đỡ trên bình diện pháp ly,xã hội và làm luật”. Trước sự hiện diện của vua Juan Carlos và hoàng hậu Sofia đến tham dự Thánh Lễ cho Người chủ tế, và khoảng 7.000 người (cùng với khoảng 500.000 người theo dõi qua các màn hình khổng lồ trong các đường phố Barcelona) Đức Biển Đức XVI đã nhắc lại rằng Giáo Hội chống lại “mọi hình thức phủ nhận sự sống con người” và ủng hộ “những gì cổ vũ trật tự tự nhiên “trong khuôn khổ cơ chế gia đình”. Đức Thánh Cha nói tiếp :” Những điều kiện sống đã thay đổi sâu xa và cùng với chúng là những tiến bộ to lớn trong những lãnh vực kỹ thuật,xã hội và văn hoá. Chúng ta không thể tự hài lòng về những tiến bộ nầy. Chúng phải luôn được đi kèm bằng những tiến bộ về đạo đức,như sự quan tâm,bảo vệ và trợ giúp gia đình, bởi vì tình yêu quảng đại và không thể chia cắt giữa một người nam và người nữ là khung hữu hiệu và là nền tảng sự sống con người trong việc mang thai,sinh nở và lớn lên cho tới khi chết tự nhiên”. Đức Thánh Cha nói thêm :”Chỉ nơi nào có tình yêu  và chung thủy,thì mới nẩy sinh và kéo dài tự do thật sự”. Từ năm 2005, Tây Ban Nha đã hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính. Ngoài ra một luật cho phép nạo phá thai được thông qua vào tháng 2.2010 và có hiệu lực vào tháng 07 vừa qua.

 

TÍN ĐỒ HỒI GIÁO CỰC ĐOAN NGĂN CẢN VIỆC XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG Ở KUWAIT

 (AsiaNews/Agencies 06.11) Một nhóm Kitô hữu đã than phiền rằng Hội đồng thị chính thành phố Kuwait đang ngăn cản họ mua đất để xây dựng một thánh đường. Trưởng giáo Boutros Gharib,người đứng đầu Giáo Hội Công giáo Hy Lạp địa phương,nói :” Hội đồng thị chính là một vấn nạn lớn ngăn cản chúng tôi mau đất,không phải tất cả mọi thành viên hội đồng,mà chỉ có những tín đồ Hồi giáo cực đoan” (vốn kiểm soát phe đa số trong hội đồng). Yêu cầu được mua đất đã bị đình hoãn nhiều năm qua. Một ngôi thánh đường mới sẽ giảm thiểu sự quá tải trong một biệt thự hiện được dùng cho việc thờ phượng. Theo Cha Gharib,cả chính quyền lẫn nhà lãnh đạo Kuweit, tiểu vương Sabah al-Shmad al-Sabah đã chấp thuận và cho phéo xây dựng thánh đường.Tuy nhiên, hội đồng lại không làm theo,mà cũng chẳng cho biết lý do. Cha cho biết mỗi tháng Giáo Hội phảii trả 6.944 USD cho biệt thự được chia sẻ giữa hai cộng đoàn (Tin lành và Công giáo). Cộng đồng Công giáo Hy Lạp ở Kuweit gồm khoảng 650 gia đình. Khoảng 460.000 Kitô hữu phải chia sẻ với nhau bốn nhà thờ chính thức – hai Công giáo,một Tin Lành Truyền Giảng và một Anh giáo; cùng với nhà thờ Công giáo Cốp đang xây dựng.

 

ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI CHÂU ÂU QUAY VỀ VỚI THẬP GIÁ,” ÁNH SAO DẪN ĐƯỜNG”

 (CNA/EWTN News 07.11) Triển khai khái niệm “tái rao giảng Tin Mừng” trong thế giới, Đức Thánh Cha kêu gọi toàn thể Châu Âu, đặc biệt giới trẻ - hãy ra khỏi bóng tối mà đi vào ánh sáng đức tin. Phát biểu với các tín hữu trong Thánh Lễ cử hành bên ngoài nhà thờ chính toà Santiago de Compostella ngày 06.11, Đức Thánh Cha suy tư về công việc của các tông đồ như được thuật lại trong các sách Tin Mưng, khi các Ngài làm nhân chứng cho cuộc sống,cái chết và sự phụ sinh dủa Chúa Giêsu và cuộc sống phụ vụ của họ,rút ra từ gương khiêm hạ và vâng phục thánh  ý Chúa Cha của Chuá Kitô. Sử dụng việc phục vụ nầy như là phần chủ yều trong đời sống mình, các môn đệ tim cách đi theo và bắt chước Chúa Kitô, làm cho tình yêu Chúa hiện diện ‘với mọi người trong mọi cách thế và làm chứng nhân cho Người ngay trong những việc làm nhỏ nhoi và đơn giản nhất”. Đức giáo tông bày tỏ nguyện vọng rằng thông điệp Tin Mừng của việc làm việc chúng trong công đồng với một “lô-gic tình yêu và phục vụ” sẽ có thể vươn tới tất cả giới trẻ. Qua Phúc Âm – Đức Thánh Cha nói - họ sẽ nhìn thấy một “con đường qua đó, với việc từ bỏ con đường ích kỷ và thiển cận của cách nghĩ quá tầm thường ngày nay và thay vào đó đi theo con đường tư duy riêng của Chúa Giêsu, các con sẽ có thể đạt đến sự thành toàn và trở thành hạt giống hy vọng”. Quay sang Giáo Hội ở Châu Âu, Đức Thánh Cha nói rằng “ sụ đòng góp của Châu Âu được tập trung vào một thực tế đơn giàn và quyết định : Thiên Chúa hiện hữu và Người đã ban sự sống cho chúng ta”.Nhìn vào những chương vừa mới đây nhất trong lịch sử Châu Âu, trong đó Thiên Chúa trở nên bị khai trừ, Đức Biển Đức XVI đặt câu hỏi :”Làm sao những gì là quyết định nhất trong cuộc sống lại có thể bị giam hãm vào một phạm vi thuần riêng tây hoặc bị đày ải vào bóng tối?”. Chúng ta không thề sống trong bóng tối,mà không nhìn thấy ánh sáng mặt trời.  Làm sao xảy ra rằng Thiên Chúa, Đấng là Ánh Sáng cho mọi tâm tri, Sức Mạnh cho mọi ý chí và Sức Hút của moi con tim, lại bị phủ nhận quyền đem ánh sáng để xua tan mọi bóng tối đêm đen?”.Người giải thích :”Chính vì thế mà chúng ta cẩn nghe lại Chúa dưới bầu trời Châu Âu. Mong cho từ thánh thiện nầy không được nói ra vô ích và mong nó không được sử dụng vào những mục đích nào khác ngoài. Nó cần được nói lên một cách thánh thiện và được nghe một cách thánh thiên trong cuộc sống bình thường”. Đức Thánh Cha nói :” Châu Âu phải mở lòng ra với Thiên Chúa. Để làm được như thế, Người đưa ra thập giá, “dấu chỉ tối cao tình yêu”,như một “sao sáng dẫn đường trong đêm đen thời gian. Thập giá và tình yêu,Thập gía và ánh sáng đều đã có cùng nghĩa trong lịch sử chúng ta,vì Chúa Kitô đã để mình bị treo lên đó để ban cho chúng ta chứng từ cao cả nhất về ình yêu của Ngưởi, nhằm mời gọi chúng ta tha thứ và hoà giải, nhằm dạy chúng ta cách dùng điều lành mà vượt thắng sự dữ”. Đức Thánh Cha hô lớn :” Hỡi Cây Thánh Giá, xin hãy luôn soi sáng trên những vùng đất Châu Âu”.(x. Tin bài Zenit 06.11.2010: “Thiên Chúa hiện hữu và không phải là kẻ thù con người”.ND)


GIÁO DÂN NHÂN CHỨNG ĐỨC TIN TRONG CUỐN SÁCH MỚI VỀ LỊCH SỬ KITÔ GIÁO Ở HÀN QUỐC

 (AsiaNews 07.11) Với đề tựa”bên trong Giáo Hội Công giáo ở Hàn quốc”, Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Giáo Hội Công giáo Hàn Quốc vừa mới phát hành cuốn sách đầu tiên phác thảo lịch sử Đạo Công giáo Hàn quốc từ thời kỳ bách hại ban đầu trong thế kỷ 18 cho đến ngày nay. Ở phần dẫn nhập, Don Joseph Kim Seong Tae, giám đốc Viên, viết :”Chúng tôi cảm thấy nhu cầu viết một cuốn sách tóm lược cô đọng lịch sử Giáo Hội chúng tôi để mọi người có thể tiếp cận được. Tôi cho đó là một sự trợ giúp cho những người muốn biết rõ Gaío hội Công giáo Hàn quốc”. Giáo Hội Hàn quốc được lập ra nằm 1784 do hàng giáo dân Hàn quốc,mà không có sự nâng đỡ trực tiếp của các vị thừa sai. Vì đức tin của mình, hơn 20.000 người đã chịu tử vì đạo trong hai thế kỳ 18 và 19. Cuốn sách giới thiệu đường đi của việc rao giảng Tin Mừng Hàn Quốc trong bốn giai đoạn, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dân. Họ tiếp xúc với Kitô giáo lần đầu tiên qua sách giáo lý viết bằng tiếng Hoa do Cha Matteo Ricci, mang về quê hương do một người dân Hàn quốc được phái đến triều đình Trung Hoa. Phần cuối cuốn sách tập chú vào lịch sử hiện đại và vai trò quan trọng củ Gaío Hội và của Kitô giáo trong việc dân chủ hoá đất nước nầy. ĐGM Andrea Yom Su Jeong,GM phụ tá giáo phận Séoul và là chủ tịch Viện nghiên cưú lịch sử Giáo Hội Hàn Quốc nói :” Cuốn sách nầy chứa đựng lịch sử vẻ vang của Gaío Hội chúng tôi qua công việc của hàng giáo dân, song cũg nói về các nỗ lực của họ để phổ biếb sâu rộng sứ điệp Kitô giáo hiện nay”. ĐGM mời gọi độc giả suy nghĩ :” Tôi đã hành động thế nào,với tư cách một Kitô hữu, nếu tôi sống vào những thời kỳ bách hại?”.

 

HAI GIÁM MỤC ANH GIÁO (CoE) TỪ CHỨC, ĐỂ NHẬP GIÁO HẠT TÒNG NHÂN ANH GIÁO

(CathNews 08.11) Hôm nay TGM Canterbury dự tình sẽ loan ab1o đơn từ chức của hai giám mục Anh giáo, lo sợ tở thành đợt sóng đầu tiên ra đi gia nhập đạo Công giáo La Mã, hậu quả từ xung đột về truyền chức cho nữ giới. ĐGM ở Richborough,Keith Newton,58 tuổi, được trông đợi trở thành lãnh đạo Giáo hạt tòng nhân Anh giáo, được lập ra cho những người chọn rời bỏ Giáo Hội Nước Anh để nhập Giáo Hội Công giáo. ĐGM ở Ebbsfleet Andrew Burnham, 63 tuổi, cũng được trông đợi gia nhập Giáo hạt tòng nhân nầy, cùng với ĐGM ở Fulham,John Broadhurst, người đã loan báo tháng trước rằbng ngài sẽ xin từ chức cuối nay nay. Một GM thứ tư hưu dưỡng, Edwin Barnes,cũng được trông đợi sẽ gia nhập Giáo hạt tòng nhân nầy. Các nguồn tin cho biết rằng Giáo hạt tòng nhân nầy sẽ được đưa ra vào Hiện Xuống năm tới,bảy tuần sau lễ Phục Sinh

 

ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN : ĐỨC HỒNG Y TAURAN Ở IRAN

 (ZENIT 09.11) Theo một thông cáo của HĐ. Giáo Hoàng về đối thoại liên tôn: ĐHY Jean-Louis Tauran,chủ tịch HĐ.GH về đối thoại liên tôn, thực hiện hành trình 6 ngày đến Iran. Ngài phải tham dự một hội nghị chuyên đề về “Tôn giáo và Xã hội : cái nhìn Kitô giáo và cái nhìn Hồi giáo” (từ ngày 09 đến 11.11), do HĐ của Ngài và Trung Tâm về đối thoại liên tôn của Tổ chức Hồi giáo các nền văn hoá và các quan hệ, tổ chức. Đức TGM giáo phận Công gáio Can-đê Teheran, ĐGM Ramzi Garmou và Ti63ng đại diện TGP Ispahan Công giáo Latinh, Cha Francesco Pinsi, cũng tham dự hội nghị chuyên đề nầy. Cuộc gặp diễn ra hai kỳ : một khoá khai mạc công khai vào ngày 09.11 và những công việc họp kín. Hội nghị cũng sẽ thăm Qom,thánh địa của người Si-ai và thăm trung tâm nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo, cũng như sẽ có một cuộc họp báo trong một đại học ở Teheran, để giới thiệu cho các giáo sư và sinh viên chủ đề của cuộc gặp theo quan điểm Kitô giáo.

 

GIÁM MỤC THÚC GIỤC CÁC KITÔ HỮU RỜI BỎ IRAQ

(CWNews 09.11) Một Giám Mục Chính Thống Syri có trự sở ở Luân Đôn đang thúc giục Kitô hữu người Iraq rời bỏ quê cha đất tổ. TGM Athanasios Dawood nói,một tuần sau vụ thảm sát ở nhà thờ chính toà Công giáo Syri ở Baghdad :”Tôi nói rõ ràng và bây giờ - những người Kitô hữu nên rời bỏ quê hương yêu dấu của tổ tiên chúng ta và thoát khỏi sự thanh trừng sắc tộc đã dự tính trước nầy, còn hơn là để bị giết chết lần mòn từng người một”. Vị TGM,một người gốc Iraq,nói thêm :” Chính phủ Iraq nhu nhược, có thành kiến,nếu không nói là cực đoan. Chính phủ nầy không bảo vệ chúng ta và các dân thiểu số khác. Nó phớt lờ các quyền hợp pháp của chúng ta. Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ Anh,Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ bảo vệ chúng tôi..Tôi đã yêu cầu chính phủ Anh giúp các Kitô hữu Iraq và cho họ những quyền tỵ nạn nhân đạo để bảo tồn những gì còn lại của các nạn nhân vốn không cầm bất cứ thứ vũ khí gì để chiến đấu và giết hại ai. Ngài nói :”Các Bạn biết đó, mọi người thù ghét các Kitô hữu. Đúng vậy, dưới thời Saddam Hussein,chúng tôi sống trong hoà bình – không ai tấn công chúng tôi. Chúng tôi đã có nhân quyền. Chúng tôi đã được bảo vệ,nhưng nay chẳng còn ai bảo vệ chúng tôi”. Ngài nói thêm :: Kể từ 2003, Kitô hữu không còn được bảo vệ nữa. Chúng tôi đã mất rất nhiều người và chúng đánh bom nhà cửa, thánh đường, tu viện của chúng tôi. Tại sao chúng tôi nay đang sống trong đất nước nầy, sau khi chúng tôi có lời hứa từ Hoa Kỳ là sẽ đem tự do,dân chủ đến cho chúng tôi? “. Cha Saad Sirop hanna, một linh mục Công giáo ở Baghdad trả lởi “”Đi hay ở – chúng tôi sẽ để cho dân chúng quyết định. Tôi có thể nhiểu được Vị giám mục nầy. Tôi đồng ý với Ngài từ một quan điểm nhất định, nhưng tôi lại không đồng ý với Ngài về quan điểm khác. Chúng tôi sợ hãi,nhưng không tuyệt vọng”.

 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC CONGO THI HÀNH TÁC VỤ BẮNG CANÔ,XE GẮN MÁY

(CWNews 09.11) Đức TGM Marcel Utembi Tapa giáo ohận Kisangani đã cho biết về nnhững thách thức của việc thi hành tác vụ ở địa phận lớn nhất Congo nầy. Một triệu tín hữu Công giáo của TGP rải rác trên khoảng 150.000 cây số vuông (gần ½ diện tích Việt Nam.ND). “Tôi hết sức ao ước được gặp tất cả mọi tín hữu,do vậy mà suốt cả năm tôi tổ chức kinh ký các giáo xứ trong TGP. Với một số giáo xứ, họ thật sự vui mừng khi gặp tôi,vì đây là lần đầu trong 19 hoặc 20 năm rồi họ mới có cơ hội gặp TGM của họ. Những chuyến kinh lý nầy đòi hỏi rất nhiều cố gắng và chi phí đáng kể,nhưng chúng tôi vui mừng dấn thân vào sứ mệnh nầy. Thánh Giá là một phẩn trọn vẹn sứ mệnh của Giáo Hội. Mỗi lần tôi tới một trong các cộng đoàn cách xa trung tâm TGP nầy, bằng xe gắn máy,bằng canô hay là đi bộ, tôi quên hết mệt nhọc khi được tín hữu sở tại đón tiếp nồng nhiệt” Ngài nói thêm: “Thử thách lớn nhất là thiếu linh mục. Con số linh mục hãy còn chưa đủ. Hiện tại,nhờ ơn Chúa, chúng tôi có 50 linh mục triều và khoảng 30 thừa sai. Đất nước chúng tôi bị chiến tranh kéo dài nhiều năm tàn phá nặng nề. Nhiều hạ tầng cơ sở bị phá hủy và nền kinh tế bị tổn hại trầm trọng…Nhưng dân tộc chúng tôi hết sức quảng đại. Họ có thể tặng cho Giáo Hội tất cả những gì họ có và tất cả lương thực họ sản xuất được. Mặc cho còn nhiều khó khăn gặp phải trong cộng tác mục vụ, chúng tôi vẫn luôn hy vọng. Hy vọng của tôi đặt nền tảng trên thừa tác linh mục và đang sinh hoa kết trái. Chúng tôi có 39 đại chủng sinh đang học triết và thần, 97 tiểu chủng sinh và 12 chủng sinh dự bị”.

 

TÍN HỮU CÔNG GIÁO TIẾN HÀNH CHIỀN TRANH VỚI DỰ LUẬT HẠN CHẾ SINH SẢN

 (UCAN 08.11) Hàng trăm tín hữu Công giáo Thành phố Lipa,bắc Manila, tổ chức một cuộc tuần hành phản  đối cuối tuần để chống lại đạo luật y tế đang được đưa ra Quốc Hội Phi Luật Tân. Đức TGM giáo phận Lipa,Ramon C. Arguelles nói với đám đông hãy đứng lên chống lại những gì Ngài gọi là “đe doạ lớn nhất đến các giá trị sự sống và gia đình”. Ngài tố cáo những ai ủng hộ Đạo Luật 2010 về Sức Khoẻ Sinh Sản và Dân Số và Phát Triển. Đức TGM giáo phận Cebu, ĐHY Ricardo Vidal cảnh báo rằng Giáo Hội đang “đâm đầu vào nhau” với những người hậu thuẫn cho dự luật gây tranh cãi nầy. Ngài nói thêm : “Vấn đề không phải là khẳng định quyền lực để ra lệnh,nhưng là bảo vệ các giá trị giữ đất nước lại với nhau”. Theo ĐGM giáo phận Tandag,Nereo Odchimar, chủ tịch HĐGM : Các giám mục sẽ hỏi ý kiến các chuyên viên pháp lý và y khoa để giúp các ngài chuẩn bị cho một cuộc đối thọai với chính phủ về vấn đề nầy. Các Ngài sẽ tìm cách ngăn chận các khía cạnh ân số sức khỏ sinh sản, kinh tế,luật pháp và y khoa. Ngài nói :”Không quan trọng việc chúng tôi sẽ thằng hay thua, chúng tôi vẫn rao giảng Phúc Âm và lập trường Giáo Hội Công giáo”. Tổ chức Về Gia Đình và Sự Sống, một bợ phận của tổ chức Các Cặp Hôn Nhâh vì Chúa Kitô, cho biết các tín hữu Công giáo Phi Luật Tân phải làm việc để canh tân gia đình, khi nó bị đe doạ bởi những giá trị nghịch với giáo huấn Giáo Hội.

 

CÁC LUẬT ĐẠO ĐỨC SINH HỌC : TUYÊN BỐ CHỐNG LẠI CHÍNH SÁCH NGU DÂN

(Génétique 10.11) Trong diễn văn bế mạc Đại hội khoáng đại HĐGM Pháp ngày 09.11.2010, ĐHY André Vingt-Trois đã nhắc lại rằng đạo đức sinh học đụng chạm đến những vấn đề căn bản cho hạnh phúc các công dân đồng hương của chúng ta và rằng đấy là một chủ đề liên quan đến sự gắn kết giữa tôn trọng nhân phẩm và tiến bộ kỹ thuật y sinh học. Trước một sự nhập cuộc như thế, sẽ không nghiêm túc nếu biến cuộc tranh luận nầy chỉ còn là một cuộc đối đầu giữa những người theo phe cuộc nghiên cứu khoa học như thế và những người dấn thân vào một cuộc nghiên cứu khác. Chính sách ngu dân của những người nầy đối với những người nọ không xứng với người Pháp,vốn chờ đợi – đôi khi với lo âu - tầm nhìn cao hơn nữa,vì họ chỉ hy vọng những [phương pháp] trị liệu mới,chứ không gì hơn”. Điều nầy chỉ có thể có được nhờ một cuộc đối thoại khách quan và đầy đủ. “Một cuộc đối thoại như vậy không chấp nhận chính sách ngu dân hoặc ý kiến không kiên định được biện minh bằng những thay đổi bằng việc chế ra những phạm trù đạo đức khác nhau,như thể trách nhiệm trong sự tôn trọng nhân phẩm là ở hình học hay biến đổi tùy thuộc người ta làm khoa học hoặc làm chính trị”.

 

MỘT CUỘC TRIỂN LÃM ĐỂ BIẾT RÕ THƯ VIỆN VATICAN

(H2ONews 10.11) Cuộc triển lãm “Biết rõ Thư Viện Vatican” đã được giới thiệu ngày 09.11 và sẽ mở cửa ngày 10.11,kéo dài cho tới hết tháng  Giêng 2011. Nhân dịp mở cửa lại nầy, sau ba năm làm việc, cuộc triển lãm nầy có tham vọng cho mọi người biết lịch sử của một di sản như lá thư viện tông đồ Vatican là di sản nầy, được bảo tồn trong một thư viện như là thư viện tông đồ Vatican, được lập ra năm 1451, nhưng trên hết là dịp để cho mọi người hiểu – cùng với sự hỗ trợ của công nghệ - giá trị văn hoá,tôn giáo và nhân bản của cơ quan nầy. Opera Romana Pellegrinaggi, vốn tham gia vào hoạt động nầy, đã thiết đặt một hành trình có hướng dẫn qua đó,nhờ một thiết bị đa phương tiện, giúp tiếp cận các không gian vốn không thể nhìn thấy được bằng cách khác. Thư Viện Vatican có 1,6 triệu sách in; 80.000 thủ bản và 100.000 đơn vị thư khố lưu trữ, gần 8.400 những sách in thời đầu tiên (trước 1.500),300.000 đồng tiền và huy chương;150.000 bản khắc,bức hoạ và khuôn,hơn 150.000 bức hình chụp. Triển lãm diễn ra ở Cánh Charlemagne, trên quảng trường Thánh Phêrô.

 

CUỘC HỌP CÁC HỒNG Y

 (VIS 09.11)  ĐHY Niên trưởng Angelo Sodano đã báo với các đồng sự về việc Đức Thánh Cha mời các Vị vào ngày 19.11 nầy cùng suy tư và cầu nguyện một ngày, gồm các hồng y được chọn nay mai sẽ thành Hội Đồng Hồng Y công khai. Các Vị được kêu gọi cùng tranh luận về nhiều chủ đề tế nhị,mà trước tiên là về tự do tôn giáo và các viễn cảnh của nó. ĐHY Quốc Vụ Khanh sẽ trình bày một báo cáo về tình hình thế giới. Tiếp theo là vấn đề phụng vụ trong đời sống Giáo Hội,do ĐHY Tổng trưởng Thánh Bộ Phượng Thự Thánh. Phần thứ hai sẽ dành cho kỷ niệm 10 năm Tuyên Bố Dominus Iesus (bản trình bày của Thánh Bộ Phong Thánh), cho vấn nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục và cho Tông huấn Anglicanorum Coetibus (bản trình bày của Thánh Bố Tín Lý Đức Tin).

 

HIỆP NHẤT KITÔ HỮU

(VIS 09.11). HĐGH về Hiệp Nhất Kitô hữu sẽ mừng kỷ niệm 50 năm thành lập vào ngày 17.11. Nghi lễ sẽ do ĐGM Kurt Koch và vị tiền nhiệm của  Ngài, ĐHY Walter Kasper, chủ trì.,có cả TGM Canterbury,tiến sĩ Rowan Williams và TGM Ioannis ở Pergame, đại diện cho Toà Thượng phụ đại kết Constantinople. Qua Tự Sắc Proprio Superno Dei Nutu ngày 05.06.1960, Đức Gioan XXIII đã lập ra Ban Thư Ký về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô mhữu,mà ĐHY Augustien Bea là người phụ trách tiên khởi. Năm 1988, Đức Gioan-Phaolô II nâng lên hàng Hội Đồng Giáo Hoàng, phụ trách các quan hệ đại kết,song phương cũng như đa phương vớu các tuyên tín Kitô giáo khác. Buổi  lễ trùng với hoá họp khoáng đại của Hội Đồng nầy ( 15 – 19.11),mà chủ đề năm nay dành cho giai đoạn mới của đối thoại đại kết

 

CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO MỚI CHỈ TRÍCH KINH THÁNH MỘT CÁCH TRƠ TRÁO

 (CBN News 10.11) Hội tho chủ nghĩa nhân văn Mỹ (AHA) đã tung ra quảng cáo lớn chưa từng thấy,với thông điệp tấn công trực tiếp Kinh Thánh. Năm trước, chiến dịch của tổ chức nầy linh động hơn, vớu những thông điệp đơn giản như là “Không có Thiên Chúa,không có vấn nạn”. Nhưng chuỗi quảng cáo dán, yết thị, ấn phẩm quảng cáo to lớn nhất nầy lấy Kinh Thánh về các chủ để như là sự trừng phạt, nô lệ và khuất phục nữ giới và sử dụng chúng một cách tiêu cực. Giám đốc điều hành AHA Roy Speckhardt nói :”Trong quá khứ, chúng tôi đã nói: ‘đúng vậy, chúng tôi rất tốt khi không có Thiên Chúa’,nhưng nay thì đủ lắm rồi. Chúng tôi cần cho thấy ra sao. Và cách độc nhất để làm điều đó là tách chúng ta ra khỏi những người lấy giáo lý chỉ từ Kinh Thánh”. Một quảng cáo tả nhà khoa hịc vô thần Richard Dawkins đang tấn công đức tin. Một giọng trong quảng cáo đọc một câu Kinh Thánh nói “Hãy tin cậy nơi Đức Chúa hết tâm hồn ngươi. Đừng lệ thuộc vào sự hiểu biết của chính mình”. Dawkins đáp lời :” Có tất cả sự khác biệt trong thế giới nầy giữa một niềm tin mà bạn đang muốn bênh vực bằng việc trích dẫn chứng cứ và lô gic và một niềm tin không được gì ủng hộ ngoài truyền thống,thẩm quyền và mạc khải”. Todd Stiefel tuyên bố :”Kinh Thánh là một nguồn bài học về luân lý đạo đức bất toàn. Bạn không thể coi nói là bất khả ngộ. Nó không hoàn hảo”. Speckhardt nói ông không bận tâm về linh hồn mùnh và ông chỉ trích bản văn mà nhiều người tin là Lời thánh của Thiên Chúa. Tổ chức nầy cũng có một quảng váo nhắm vào kinh Coran.

 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC YÊU CẦU INTERPOL BẢO VỆ CÁC KITÔ HỮU

(CWNews 1011) Đại diện Vatican tại một hội nghị Interpol đã kêu gọi hành động nhằm bảo vệ các Kitô hữu khỏi bạo lực trong thế giới Hồi giáo. Phát biểu ngày 08.11 tại một hội nghị Interpol ở Qatar, Đức TGM Carlo Vigano, tổng thư ký toà thủ hiến Thành phố Quốc gia Vatican, cho biết trong những đe doạ nhân quyền trên khắp thế giới, thi “cái rõ ràng nhất chính là kinh nghiệm mà các cộng đồng Kitô hữu đang trải qua ở Trung Đông”. Đức TGM nói một tuần sau vụ thảm sát tại một thánh đường Công giáo tại Baghdad, mà Ngài mô tả như là “một hành vi dã man chưa từng nghe chống lại những người dân không tự vệ đang họp nhau để cầu nguyện”.

 

TIN VẮN.

 

MỘT LINH MỤC Ở CONGO BỊ BẮN CHẾT

(CWNews 10.11) Một linh mục quản xứ đã bị bắn và giết chết ở khu vực đông Cộng hoà dân chủ Congo ngày 08.11. Cha Christian Bakulene đang quay lại giáo xứ của Ngàu ở Kanyabayonga,khi Ngài đối mặt với hai người nổ sùng và giết chết Ngài. Một người bạn đi theo linh mục bình yên vô sự và nững kẻ tấn công không lấy tiền bạc. Các giới chức hàng đầu Giáo Hội cho rằng tên sát nhân có ý đe doạ các linh mục khác trong vùng nầy.

 

GIÁM MỤC TỔ CHỨC AN TÁNG CHO NHỮNG NẠN NHÂN NẠO PHÁ THAI TÌM THẤY TRONG RÁC

(CWNews 10.11) ĐGM Earl Boyea giáo phận Lansing sẽ chủ trì lễ an táng vào ngày 20.11 cho 17 nạn nhân nạo phá thai được phát hiện trong rác do một nhà hoạt động bảo vệ sự sống. Thánh lễ nầy sẽ diễn ra tại nhà thờ chính toà thành phố. Xác các trẻ nầy sau đó sẽ được mai táng trong một nghĩ trang Công giáo 

 

ISRAEL CÁO BUỘC LÃNH TỤ HỒI GIÁO VÌ KÍCH THÍCH BẠO LỰC CHỐNG LẠI ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CWNews 09.11) Nhà cầm quyền Israel cáo buộc Nazim Mahmoud Salim, giáo sĩ nhà thờ Hồi giáo ở Nazareth vì kích thích bạo lực chống lại Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong cuộc hành hương của Đức giáo tông tới Thánh Địa vào tháng 05.2009. Vị giáo sĩ nầy nói lúc bấy giờ:” Đức giáo hoàng chuẩn bị tinh thần ở cổng Vatican và cầm đầu một cuộc thập tự chinh chống lại thế giới Hồi giáo. Chúng ta sẽ trục xuất Đức giáo hoàng khỏi Nazareth”.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 


Về Trang Mục Lục