Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 14.11 ĐẾN 20.2010 – CUỐI TUẦN)

 

 

 

 

CÁC GIÁM MỤC PHÁT ĐỘNG 1 TRIỆU CHUỖI MÂN CÔI CHỐNG LẠI LUẬT NẠO PHÁ THAI

 (AsiaNews 17.11) Giáo Hội Công Giáo và chính phủ Phi Luật Tân vẫn đang bất hoà về một dự luật hạn chế sinh sản đang năm trên bàn nghị sự của Quốc Hội. ĐHY Ricardo Vidal,TGM giáo phận Cebu và các vị giáo phẩm khác đã đưa lên YouTube một thông điệp thúc giục tín hữu Công giáo khắp thế giới lần một chuỗi mân côi cầu cho sự sống và gia đình. Mục tiêu của các Ngài là có 1 triệu lời cầu nguyện,gửi bằng e-mail hoặc bưu điện, để ép buộc quốc hội Phi phải từ bỏ luật dự thảo nầy. Được đặt tên là “Cuộc Thập Tự Chinh Chúa Kitô bằng chuỗi Mân Côi”, sáng kiến nầy được phát động ngày 31.10 ở cấp giáo xứ và kéo dài cho tới 16.01.2011. Không phải tất cả tín hữu Công giáo đồng ý với đường lối cứng rắn của các Giám Mục. Với họ, hàng giáo phẩm nên chấp nhận sự điều đình của chính phủ, sau khi chính phủ cho biết sẵn sàng loại bỏ những phần bị coi là ủng hộ nạo phá thai. Về phần mình, ĐHY Vidal nói trên YouTube rằng “với phong trào nầy,chúng tôi dâng những lẽ vật lên Thiên Chúa và Mẹ Thánh vì ích lợi của đất nước chúng tôi”. Các vị giáo phẩm đã theo Đức TGM giáo phận Cebu và đã đưa ra thông điệp riêng của các Ngài; gồm cả ĐGM Paciano Basilio Aniceto,TGM giáo phận San Fernando, đứng đầu ủu ban giám mục vì sự sống và gia đình, người mô tả dự luật nầy là một mối nguy lớn,vì nó mở rộng một nền văn hoá sự chết. Cuộc tranh luận về dự luật sức khoẻ sinh sản đã kéo dài 4 năm qua. Luật nầy cấm nạo phá thai,nhưng khuyến khích kế hoạh hoá gia đình. Nó cỗ vũ các cặp vợ chồng chỉ có 2 con và ủng hộ tự nguyện đình triệt sản. Những người hành nghề y không ủng hộ luật nầy có thể bị phạt tiền hoặc bỏ tù. Giáo Hội và các tổ chức,hiệp hội ủng hộ chương trình kế hoạch hoá tự nhiên, vốn nhắm khích lệ một nền văn hoá dựa trên tinh thần trách nhiệm,tình yêu và các giá trị Kitô giáo. Thứ bảy 20.11, các tổ chức giáo dân và hội bảo vệ sự sống Công giáo sẽ tổ chức đêm canh thức ở thành phố Lipa để phản đối chống lại dự luật nầy và cho thấy họ ủng hộ chiến dịch truyền thông của các giám mục.

 

THÊM HAI KITÔ HỮU IRAQ BỊ SÁT HẠI

(CWNews 16.11) Thêm hai Kitô hữu nữa bị hạ bằng súng ngày 16.11, do chiến dịch bạo lực chống thiều số tôn giáo ở Iraq tiếp tục. Hai Kitô  hữu bị giết chết khi những tay súng xông vào nhà họ và khai hoả. Trong đêm trước đó,một quả bom đã nổ tại nhà một gia đình Kitô hữu khác ở Mosul,làm bị thương một người.

 

THÔNG CÁO TÒA THÁNH  LIÊN QUAN ĐẾN MỘT CUỘC TẤN PHONG GIÁM MỤC Ở TRUNG QUỐC.

 ( Fides 19.11)  Văn phòng báo chí Toà Thánh đã công bố hôm 18.11 bằng tiếng Anh “Tuyên bố của giám đốc Văn Phòng Báo Chí Toà Thánh, Cha Federico Lombardi,Dòng Tên, về các tin tức liên quan đến một cuộc tấn phong giám mục ở cộng hoà nhân dân Trung Quốc”. Câu hỏi : Đâu là lập trường của Toà Thánh về những tin tức nói về sự việc có một số giám mục nào đó ở Trung Quốc lục địa bị cưỡng bức tham dự một lễ tấn phong giám mục ở Chengde,vùng Hoa Bắc? Ứng viên nầy có được Đức Thánh Cha phê chuẩn không?

Câu trả lời : Toà Thánh đang bối rối vì các tin tức đến từ Trung Quốc liên quan đến sự việc có một số giám mục hiệp thông với Đức Thánh Cha,hình như đã bị các quan chức chính phủ cưỡng ép tham dự một lễ tấn phong giám mục trái pjép ở Chengde, đông bắc vùng Hoa Bắc, được dự trì vào khoảng ngày 20.11. Nếu các thông ton nầy là xác thực, thì Toà Thánh coi những hành động như thế như là những vi phạm nghiêm trọng đến tư do tôn giáo và tự do lương tâm. Ngoài ra Toà Thánh coi cuộc truyền chức nầy là bất hợp pháp và có thể làm hại cho các quan hệ có tính xây dựng đã được phát huy thời gian gần đây giữa nước cộng hoà nhân dân Trung Quốc và Toà Thánh. Toà Thánh xác nhận rằng Cha Joseph Guo Jincai chưa nhận được sự đồng ý của Đức Thánh Cha để được tấn phong làm giám mục Giáo Hôi Công giáo. Toà Thánh quan tâm đến việc phát triển những quan hệ tích cức với trung Quớc, đã tiếp xúc với nhà cầm quyền Trung Hoa về tỏng thể vấn đề nầy và đã làm sáng tỏ lập trường của Toà Thánh”.

 

ẤN ĐỊNH THỜI KHOÁ BIỂU CHO HỘI NGHỊ HỒNG Y. THĂM VIẾNG XÃ GIAO CÁC HỒNG Y

 (CWNews 17.11) Văn phòng phụng vụ Vatican đã xác nhận thời khoá biểu cho một hội nghị hồng y vào ngày 20.11 trong đó Đức Thánh Cha sẽ nâng 24 tân thành viên Hồng Y Đoàn. Sau Thánh Lễ sáng thứ bảy ở Đền Thánh Phêrô, các tân hồng y sẽ tổ chức tiếp đón vào sau trưa, với những cuộc viến thăm xã giao với gia đình,bạn hữu và các lãnh đạo Giáo Hội khác. Vatican đã chỉ định cho mỗi vị tân hồng y một không gian ở Đại Sảnh Phaolô  VI hoặc dinh thự tông đồ. Chúa Nhật 21.11, các tân hồng y sẽ đồng tế với Đức Thánh Cha ở đền thờ Vatican và nhận nhẫn hồng y.

 

KINH LẠY CHA HOÀN TOÀN LÀ CỦA DO THÁI GIÁO

(CathNews 17.11). Báo The Jerusalem Post đưa tin : Một nhà thần học Hoa Kỳ,cựu linh mục, John Dominic Crossan, đã đưa ra lý lẽ trong một cuốn sách mới :”Kinh Lạy Cha là hoàn toàn,toàn bộ, trọn vẹn của Do Thái giáo – trong kinh đó không có chút gì là Kitô giáo mọt cách đặc biệt”. Trong suy nghĩ Kitô giáo truyền thống, Kinh Lạy Cha được coi như thiết lập một quan hệ giữa cá nhân người cầu xin và Thiên Chúa,nhưng vị cựu linh mục nầy đưa ra một cái nhìn khác biệt trong sách của ông phát hành tuần qua, “Lời cầu nguyện vĩ đại : Tái khám phá thông điệp mang tính cách mạng của Kinh Lạy Cha” và trong những cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông. Yheo Crossan: Bên trong ngữ cảnh của Đạo Do Thái ở thế kỷ thứ nhất, từ ngữ “Cha” hoặc “Abba” trong tiếng Aramic (Sy-ri) bao hàm một người chủ hộ, người phải cung cấp ngang bằng nhau cho mọi thành viên gia đình mình. Crossan lập luận : Trong ý nghĩa ấy,Thiên Chúa là “Ông chủ hộ lớn ở trên trời”,thực thi ‘công bằng trong phân phối” và là Đấng kinh sợ vì sự không thống nhất giữa người giàu và người nghèo. Khái niệm đó “phản ảnh cái nhìn triệt để về công bắng vốn la cái cốt lõi truyền thống Kinh Thánh của Israel”. Crossan viết : “Kinh Lạy Cha đến từ tâm đạo Do Thái tới môi miệng Kitô giáo”. Crossan nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RNS : Có một “sự khác biệt khổng lồ giữa những gì đa số người nghĩ Kitô giáo thực sự như thế và những gì Chúa Giêsu nghĩ Kitô giáo thực sự là thế”.

 

VIỆC VATICAN CẤM CÁC TÁC PHẨM CỦA LINH MỤC NGƯỜI ÁI NHĨ LAN LÀ “KHÔNG KHÔN NGOAN”

(CathNews 17.11) Báo The Irish Times đưa tin : Hiệp hội linh mục Công giáo ở Ái nhĩ Lan (ACP) đã mô tả một lệnh cấm của Vatican về những tác phẩm tương lai không được phê duyệt của một tu sĩ Phan Sinh người Ái Nhĩ Lan,là “không khôn ngoan” và “phản tác dụng” - tiếp sau một bài viết của Cha gợi ý rằng đồng tính dục ‘chỉ là một khía cạnh của thân phận con người”. Trong một bài viết cho tạp chí Furrow, Cha Owen O’Sullivan, khi bình luận về giáo huấn Giáo Hội rằng “đồng tính dục là trái tự nhiên”, đã hỏi liệu - nếu tình dục không sinh sản là sai – điều đó cũng có nghĩa là “viêệ không sử dụng tình dục sinh sản,như trong luật độc thân, cũng là trái tự nhiên” hay không. Ngài nói : Một sự phân biệt “giữa là người đồng tính dục và làm những hành vi đồng tính dục là giả”và “là hay làm không thể tách biệt trong đời sống như chúng có vẻ như thế trong phòng thuyết trình”. Khi bài viết nầy xuất hiện, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã tiếp xúc với các bề trên của Cha O’Sullivan ở Rona với chỉ thị rằng Cha sẽ không còn được viết để đăng báo mà không được phê  chuẩn. Trong một tuyên bố hôm qua, ACP nói “thật đáng chán nản và thất vọng khi một sự thăm dò quan trọng và cần thiết về bề mặt chung của thần học và đời sống mục vụ,như được trình bày trong các tác phẩm của Owen O’Sullivan,OFM, nay bị coi là không thể chấp nhận’. ACP nói “chúng tôi phải khuyến khích và làm phong phuú thảo luận, lôi kéo kinh nghiệm và sự khôn ngoan nầy có thể sử dụng cho giáo hội chúng ta” và tin rằng “bất cứ những nỗ lực nào nhằm bóp nghẹt cuộc thảo luận như vậy không chỉ là không khôn ngoan và phi lô-gic, mà còn phản tác dụng trong những  cảnh hiện nay”

 

HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ VĂN HOÁ ĐĂNG CAI TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI VỚI HOLLYWOOD

(CNA 16.11) HĐGH đặc trách Văn Hoá và Viện Camartis kêu gọi có thêm nhiều đối tác Bắc Mỹ và các nhà tài trợ cho một sự kiện nhằm đem những người từ nghành công nghiệp điện ảnh Hollywood và Giáo Hội Công giáo xích lại gần nhau. Toàn bộ sáng kiến nầy, được gọi là “ Từ Biển đến Biển Sáng Ngời : Đức Tin và Văn Hoá ở Bắc Mỹ”, có ý định đem những tín hữu Công giáo Bắc Mỹ hàng đầu xích lại gần những trí thức hàng đầu ngoài Công giáo để thảo luận nhữnh chủ đề như là kinh nghiêm con người,công nghệ,các chính sách, các ngành nghệ thuật và khoa học. Sự kiện sắp tới nầy., được dự trù vào tháng ba.2011 ở Hollywood,California, sẽ tập chú vào các nghành nghệ thuật, với các nhà làm phim ảnh,những người điều hành các sân quay và các lãnh đạo Giáo Hội. Các nhà tổ chức đang tìm cách để hợp tác với các cơ quan và các tổ chức không liên quan tới quan hệ tôn giáo hay thế tục để làm cho sự kiện nầy có kế quả tốt đẹp. Đức Ông Melchor Sanchez de Toca y Alameda, phó thư ký HĐGH về Văn Hoá giải thích :” Ảnh hưởng của các xu thế văn hoá ở Hoa Kỳ có một tác động âm thầm trên khắp thế giới .Chính vì thế mà Giáo Hội cần phải khởi đầu một cuộc đối thoại mới với nền văn hoá ở Hoa Kỳ. Chúng ta cố gắng khắc phục những gì mà Đức giáo hoàng Phaolô VI gọi là “sự chia rẽ lớn lao giữ Giáo Hội và văn hoá”. Ngài gọi đó là một bi kịch,bi kịch thời đại chúng ta”. Tiến sĩ Max Bonilla,chủ tịch Viện Camartis và phát ngôn nhân của chương trình nầy, nói sáng kiến nầy sẽ hấp dẫn nhiều người, vì nó nhắm tới một “cuộc đối thoại nghiêm túc và chân thành,nơi chân lý có thể được đeo đuổi mà không có bất cứ loại thành kiến nào”.

 

KHÔNG ĐƯỢC CÓ CÁC ĐIỀU KHOẢN NGỪA TRÁNH THAI, ĐÌNH TRIỆT SẢN TRONG CHĂM SÓC Y TẾ

(CWNews 17.11) Phát biểu với Uỷ ban về dịch vụ phòng tránh cho Nữ Giới của Viện Y Khoa ngày 16.11 , Deirdre McQuade,phát ngôn nhân HĐGM Công giáo Hoa Kỳ thúc giục rằng ngừa tránh thai và đình triệt sản phải bị loại trừ ra khỏi danh sách “các dịch vụ phòng ngừa” mà các công ty bảo hiểm sẽ bị ép buộc phải cung cấp miễn phí,không trả thêm khoản phụ nào, theo luật chăm sóc y tế được thông qua vào hồi tháng ba. Dù chính quyền Obama đã không gộp ngừa tránh thai và đình triệt sản vào danh sách các dịch vụ phòng tránh trong “Các quy tắc tạm thời”,nhưng Tổ chức kế hoạch hoá gia đình đang vận động hành lang để đưa chúng vào. McQuade nói :”HĐGM đặc biệt quan ngại rằng các thuốc ngừa tránh thai và đình triệt sản không được coi là “phòng ngừa. Ngừa thai không phải là ngừa một căn bệnh - quả thật,ngừa tránhh thai và đình triệt sản đặt ra những nguy cơ sức khoẻ độc nhất và nghiêm trọng cho nữ giới và những trẻ vị thành niên. Ngoài ra, các dụng cụ ngừa tránh  thai và đình triệt sản mơ hồ về mặt đạo đức luân lý đối với nhiều người có lợi ích liên quan,kể cả những nhà cung cấp chăm sóc y tế và bảo hiểm có liên kết với tôn giáo”. Bà nói tiếp :”Sử dụng ngừa tránh thai theo toa hiện làm gia tăng nguy cơ cho nữ giới phát triển một số những điều kiện mà “những dịch vụ phòng ngừa” được liệt kê trong “các Quy Tắc Tạm Thời” được chỉ định để phòng ngừa,như là đột qụy,cơn đau tim hoặc cục máu (đặc biệt đối với nữ giới hút thuốc), do vậy một chính sách ủy thác những dịch vụ ngừa tránh thai như là “dịch vụ pgòng ngừa” sẽ mâu thuẫn với chính nó”. …Lời hứa của chính quyền - rằng người dân Hoa Kỳ nào thích mức độ hiện tại,thì có thể giữ nó dưới cải tổ chăm sóc y  tế, -  sẽ có thề trở thành một lời hứa suông.

 

CAMPUCHIA : VÌ MỘT GIÁO HỘI NGÀY CÀNG BẢN ĐỊA HOÁ HƠN.

  (ZENIT 17.11) ĐGM Olivier Schmitthaeusler mời gọi mọi người đến với những nỗ lực ngày được ủng hộ nhằm xây dựng một Giáo Hội bản địa ở Campuchia. Ngày 13.11 vừa qua, khi chính thức nhậm chức đại diện tông toà giáo phận Nam Vang, ĐGM Olivier Schmitthaeusler, M.E.P, đã tái khẳng định ưu tiên nầy mà Gío Hội Công giáo ở Campuchia dành cho việc đào tạo hàng giáo sĩ bản địa. Từ khoảng 20 năm qua, Giáo Hội Công Giáo ở Campuchia - vốn gần như hoàn toàn bị tiêu diệt do Kmer Đò và nội chiến - hồi sinh dần dà từ những đống tro tàn. Đó vẫn còn là một thiểu số trong lòng một xã hội đến 95% al Phật giáo.Nhưng ngày nay, trên tổng số hai chục linh mục đang hoạt động trong giáo phận tông toà nầy, chỉ có hai linh mục là người Campuchia.

 

ĐỨC : THỦ TƯỚNG ANGELA MERKEL CHỐNG LẠI CHẨN ĐOÁN TIỀN CẤY GHÉP

(Génétique.org 17.11) Ngày 15.11 tại Đức, trong đại hội của Đảng Liên minh dân chủ Kitô giáo (CDU), nữ thủ tường Đức Angela Merkel, chủ tịch CDU, đã được bầu lại với 90,4% phiếu bầu. Đại hội nầy là cơ hội cho một “cuộc tranh luận về đạo đức học thật sự” : Các Kitô hữu dân chủ đã phát biểu trong hơn ba tiếng về chẩn đoán tiền cấy ghép (diagnostic préimplantatoire – DPI),gồm tuyển chọn giữa các phôi đã thụ thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm, phôi nào khong bị bệnh di truyền để cây ghép lại. Các phôi yhai – đã đậu thai – mà bị nhiễm bệnh di truyền thì bị phá hủy. Bà Merkel đã biện hộ cho lệnh cấm DPI. Cuối cuộc tranh luận nầy,nơi rất nhiều ý kiến được nêu ra , bà thủ tướng đã thắng sít sao với 17 phiếu,bằng 51%. Báo chí Đức đã chào mừng “tính nghiêm túc và chiều sâu của    những tranh luận” của CDU về đề tài nầy. Theo các chuyên gia : Ở Đức, mỗi năm có từ 150 đến 200 người liên quan đến thực hành nầy. Những người chống đối DPI cũng nêu lên những lệch lạch,khi các cha mẹ có cơ hội chọn lựa những phôi thai theo những tiêu chuẩn như màu mắt hoặc giới tính.

 

 CÁC TỔ CHỨC GIÁO HỘI CHÂU ÂU KÊU GỌI “CÔNG BẰNG VỀ KHÍ HẬU”

(CathNews 18.11) Tờ The Independent Catholic đưa tin : Một hội nghị các giáo hội Châu Âu đã thông qua “Lời Kêu Gọi Budapest vì Công Bằng Khí hậu”, kêu gọi các giá trị xã hội và sinh thái phải trở thành mục tiêu trung tâm trong việc hoạch định chính sách của các quốc gia công nghiệp hoá. Khoảng 80 đại diện các giáo hội và những cơ quan có liên hệ với Giáo hội đang công tác để giảm nghèo và phát triển đã gặp nhau trong Hội Nghị về Nghèo Đói - Thịnh Vượng và Sinh Thái học ở Châu Âu kéo dài bốn ngày ở Budapest, nhằm thảo luận những mối liên hệ giữa một đàng là việc tạo thành và tích lũy của cải,một đàng là tác hại sinh thái và sự nghèo đói. Tuyên bố đúc kết của nhóm nầy nhấn mạnh rằng các phương pháp tạo thành của cải giàu có và việc theo đuổi sự giàu có không giới hạn trong các quốc gia công nghiệp hóa Châu Âu thường làm nghèo các cộng đồng và làm hại toàn bộ công trình tạo dựng. văn kiện nầy chỉ ra rằng “công bằng khí hậu và do vậy cả giá trị xã hội lẫn sinh thái phải là mục tiêu trung tâm trong việc hoạch định các chính sách. Trong các quốc gia công nghiệp hóa, sự tăng trưỏng kinh tế không còn được coi tự nó như một mục đich”. Tuyên bố nầy kêu gọi “tái phân phối của cải và chia sẻ công nghệ giữa các quốc gia giàu và các nước nghèo bị biến đổi khí hậu ảnh hưởng” như “những yếu tố chủ chốt của công bằng khí hậu”. Điều nầy phải đi cùng với “sự ủng hộ thêm vào đối với sự làm dịu và thích nghi biển đồi khí hậu”.

 

CÁC GIÁM MỤC PAKISTAN CÁM ƠN ĐỨC THÁNH CHA QUAN TÂM TỚI ĐAU KHỔ CỦA KITÔ HỮU

 (Fides 18. 11) “Chúng tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha vì những lời Người đã nói giúp cho Asia Bibi, vì sự quan tâm đến những đau khổ của cácKitô hữu ở Pakistan. Nhân danh các giám mục và toàn thể cộng đồng các tín hữu, chúng tôi bày tỏ với Người những lời cám ơn chân thành vì sự dũng cảm lớn lao của Người, vì sự bảo vệ bênh vực những người không có tiếng nói và những ai là nạn nhân vô tội của những vụ bạo lực và giận dữ”. Đó là những lời của ĐGM Andrew Francis, Giám mục giáo phận Multan,bang Punjab, sau khi Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI kêu gọi ủng hộ Asia Bibi vào buổi triều yết chung ngày 17.11. Trong khuôn khổ nầy, Đức Giáo Tông đã tuyên bố :” Tôi tỏ bày sự gần gũi với Asia Bibi và người thân của Chị và Tôi yêu cầu Chị được trả tự do sớm nhất”., khẳng  định rằng “cộng đồng quốc tế lo âu theo dõi tình hình khó khăn của các Kitô hữu ở Pakistan, thường xuyên là nạn nhân của bạo lực hoặc phân biệt đối xử”.Người kết luận :” Tôi cầu xin cho những ai đang ở trong những tình cảnh tương tự và xin cho nhân phẩm và các quyền căn bản của họ được tôn trọng đầy đủ”. Trong những ngày nầy, ĐGM Bernard Shaw, giám mục phu tá giáo phận Lahore, đã đưa ra lời kêu gọi cấp bách với Đức Thánh Cha,cầu xin Người can thiệp cho người phụ nữ trẻ nầy. ĐGM Francis đã thông báo ‘một chiến dịch cầu nguyện lớn trong tất cả mọi thánh đường vì sự sống của Asia Bibi : các tín hữu họp nhau Chầu Thánh Thề và cầu nguyện cho Chị được thả, bằng việc phó thác đau hkổ của họ cho Đức Chúa”. ĐGM nhắc lại đã dịch tài liệu “Dominus Jesus” sang tiếng urdu và đã phân phát cho nhiều tín đồ Hồi giáo :”Trong văn bản nầy, người đã  là ĐHY Ratzinger lúc bấy giờ, nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tự do lương tâm và tự do đức tin, mà chúng ta tiếp tục xúc tiến với xác tín trong xã hội Pakistan. Những lời của Đức Thánh Cha và sự bênh vực che chở đầy tình phụ tử của Người khích lệ chúng ta trong dấn thân và nâng đỡ chúng ta”.

 

TỔNG GIÁM MỤC CANTERBURY : CÁC GIÁO HẠT TÒNG NHÂN KHÔNG PHẢI LÀ HÀNH VI GÂY HẤN

(CWNews 18.11) Người đứng đầu tinh thần Giáo Hội Anh giáo đã nói với Radio Vatican rằng Ngài không coi quyết định thiết lập các giáo hạt tòng nhân cho Anh giáo để đón nhận các cộng đồng Anh giáo vào Gaío Hội Công Giáo như là một hành vi “gây hấn”.  TGM Rowan Williams có mặt ở Roma hôm 17.11 để kỷ niệm 50 năm ngày Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 quyết định thiết lập Ban Thư Ký về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô hữu. Năm 1989, Ban nầy được đổi tên thành HĐ Giáo Hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô giáo. Bình luận về quyết định của 5 giám mục Anh giáo  xin gia nhập Giáo hạt tòng nhân ở nước Anh, Ngài nói :” Hiển nhiên các phản ứng của tôi trước chuyện nầy là lấy làm tiếc nhưng tôn trọng – Tôi biết những xem xét cân nhắc họ đã trải qua, nhất là hai người vốn là phó (giám mục) của tôi.Chúng tôi đã nói chuyện về điều nầy, đã làm việc và cầu nguyện nhiều, vì thế không có ác cảm hay khó chịu gì ở đây hết. Tôi cho rằng thách thức sẽ đến khi thực hiện việc chia nhau sử dụng các thánh đường”…Được yêu cầu đưa ra lời bình luận về việc Đức Thánh Cha mô tả các giáo hạt tòng nhân là ‘một động thái mang tính tiên tri”, TGM Williams nói thêm :” Tôi nghĩ rằng nếu giáo hạt tòng nhân nầy giúp người ta đánh giá di sản hoặc gia sản Anh giáo, thì tôi vui mừng ngợi khen Chúa vì điều đó. Tôi không coi đó là một hành vi gây hấn, nhằm làm bất ổn các quan hệ của các Giáo Hội.Nhưng có tính chất tiên tri ư? Mong là vậy,trong ý nghĩa rằng Giáo Hội Công giáo La Mã nói là có nhiều cách để trở thành Kitô hữu trong giáo hội Tây phương, vốn không bị bó hẹp bởi căn tính Công giáo La Mã lịch sử - đó là điều mà chúng ta có thể nói tới. Vị giáo phẩm Anh giáo cũng lưu ý rằng “các Kitô hữu được lôi kéo đến gần nhau hơn trong bất cứ những hoàn cảnh khác, khi họ đương đầu với bách hại - ở Iraq,Pakistan,Indonesia,Orissa hay là Rajasthan, các Kitô hữu chịu áp lực không có xa xỉ đến mực chọn mọi thứ rồi mới sat cánh bên nhau”. 

 

4 TRONG 10 CHO BIẾT “HÔN NHÂN ĐANG TRỞ NÊN LỖI THỜI”

(CBNNews 19.11) Một con số đang tăng những người Mỹ cho rằng hôn nhân không còn cần thiết để khởi đầu một gia đình. Theo một điều tra mới do Trung tâm Nghiên Cứu Pew thực hiện với sự hợp tác cùa tạp  chí Time : Gần 4 trong 10 người – 39% - những người được thăm dò cho biết thề chế nầy đang trở nên lỗi thời. “Điều nầy không nhất thiết muốn nói là hôn nhân sắp biến mất hoặc đã biến mất”. Báo cáo được các dữ liệu từ Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ hỡ trợ, cho thấy chỉ 52% người lớn 18 tui tr lên là kết hôn - thp nht mi thi đại. 4 trên 5 người được hi nói rng mt cp v chng không kết hôn có con hoc mt cha/m mt mình cu thành mt gia đình. Ba trong năm người nói rng cp đồng tính vi con cái là mt gia đình. Báo cáo ny da trên cácg vn qua vin thông hoc đi động thc hin vi 2.691 người trưởng thành trong ba tun đầu tháng 10.2010, vi sai s la 2,6%.

 

BỔ NHIỆM MỚI

 (VIS 19.11). Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐHY Paul Josef Cordes,làm thành viên Thánh Bộ các Giám Mục.

 

MỤC VỤ Y TẾ.

 (VIS 19.11) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã gửi một thông điệp đến ĐGM Zygmunt Zimowski, chủ tịch HĐ về Mục Vụ Y tế,nhân dịp hợi nghị quốc tế lần thứ 25 do HĐ nầy tổ chức (“Vì một thực hành y tế đúng đắn và nhân bản theo [tông thư] Tình Thương trong Chân Lý”). Đức Thánh Cha viết : pjải hành động nhanh nhẹn hơn,” để quyền về sức khoẻ được có hiệu lực và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiềp cận những chăm sóc cơ bản. Người ta nhận thấy một sụ chú tâm sức khoẻ có nguy cơ rơi vào chủ nghĩa tiêu thụ thuốc men, y khoa và phẫu thuật có huynh hướng tôn thờ thân xác,bên cạnh hàng triệu người không có được những chăm sóc tối thiểu không thể thiếu… Vì vậy cần phải sử đổi công bằng thật sự trong phân phối đối với mọi người,trên căn bản những nhu cầu đích thực và một cách thích đáng. Thế giới sức khoẻ vì thế không thể thoát khỏi các quy tắc đạo đức luân lý vốn bảo đảm tính chất nhân bản của nó”.

 

TÂN TỔNG TU VIỆN TRƯỞNG DÒNG AUGUSTIN CẢI TỔ

(Zenit 19.11)  38 tu sĩ Dòng Augustin cải tổ,họp Tổng tu nghị ở Monachil (Grenade,Tây Ban Nha), từ hôm 04.10, đã bầu tân tổng tu viện trưởng của họ, Cha Miguel Miró Miró, thay thế Cha Javier Guerra Ayala, với nhiệm kỳ 6 năm. Theo thông cáo của Dòng ở Tây Ban Nha, tân tổng tu viện trưởng và hội đồng cố vấn của Ngài, gồm 6 người đến từ Tây Ban Nha,Mehico,Phi Luật Tân và Colombia, sẽ có trách nhiệm đem ra thực hành những đường lối chỉ đạo được tổng tu nghị đưa ra trong nhiệm kỳ 6 năm nầy. Cha Miguel Miró sinh tại Vinebre (Tarragona),năm nay 61 tuổi. Trước khi vào dòng, Ngài là kỹ sư tại đại học Barcelona. Năm 1975, Ngài tiên khấn và ba năm sau thụ phong linh mục ở Lodosa (Navarre). Tốt nghiệp thần học tại đại học Grêgôriana ở Roma. Cha là người xứ Catalan duy nhất trong số 1.136 tu sĩ, trong đó có 20 giám mục, của Dòng. Dòng Augustin cải tổ bén rễ sâu trong cuộc cải tổ do Giáo Hội năm 1588, hiện được tổ chức thành 8 tỉnh dòng hiện diện ở 19 nước với 195 cộng đoàn.

 

VIỆT NAM NÓI HOA KỲ ĐÁNH GIÁ SAI LỆCH VỀ VIỆT NAM

  (TTXVN 19.11) Ngày 18/11/2010, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói: "Báo cáo Tự do Tôn giáo quốc tế 2010 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam.”Bà Nga đã nói như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến phản ứng của Việt Nam đối với các nhận xét của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo ở Việt Nam được nêu trong báo cáo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận." Ngày 18/11/2010, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2010” về tình hình tôn giáo ở 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới..

 

 ĐÁM CÔN ĐỒ THEO ĐẠO HỒI ĐỐT NHÀ Ở,TIỆM BUÔN CỦA KITÔ HỮU Ở AI CẬP

(CWNews 19.11) Hét lên “Allah là Đấng Vĩ Đại Nhất”, một đám côn đồ khoảng 1.000 tín đồ đạo Hồi đốt hai tá nhà ở và tiệm buôn Kitô hữu Cốp trong một ngôi làng miền trung Ai Cập vào ngày 15.11,sau khi lời đồn lan ra rằng một cậu thiếu niên Kitô hữu hãm hiếp bạn gái theo đạo Hồi của cậu. ĐGM Chính Thống Cốp sở tại, Joannes Zakaria giáo phận Luxor, nói rằng một phụ nữ theo đạo Hồi đã kể với Ngài rằng tin về vụ hãm hiếp nầy là sai và chỉ là chuyện xảy ra  giữa hai thanh niên được cường điệu, để làm cho các Kitô hữu trông có vẻ bất lương xấu xa. ĐGM nói thêm :”chúng tôi biết có nhiều vụ việc các thanh niên theo đao Hồi làm nhục các thiếu nữ Kitô hữu và cố gắng dùng vũ lực làm cho họ cải theo đạo Hồi. Là Kitô hữu ở Ai Cập, chúng tôi cảm thấy rất gần gũi với những anh em chúng tôi trong đức tin đang bị bách hại ở Iraq ….Đó là thập giá chúng tôi vác với lòng thanh thản, kể cả khi đau đớn trong tâm hồn, vì nó cho chúng tôi được chia sẻ những đau khổ Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc, đã phải chịu”.

 

CHỜ BỊ SA THẢI VÌ CÔNG KHAI ỦNG HỘ LINH MỤC NỮ GIỚI

(CathNews 19.11) Một linh mục quản xứ ở Western Port,Cha Greg Reynolds, 57 tuổi, trong tổng giáo phận Melbourne, cho biết ngài đang đợi bị mất việc sau khi đăng trong tờ The Age một tin liên quan đến một bài giảng lễ ở trogn ba nhà thờ giáo xứ cách nay hai tuần,lên tiếng ủng hộ (việc truyền chức cho) các nữ linh mục. Ngài nói ý Chúa muốn Giáo Hội có các nữ linh mục và rằng, với việc từ chối họ, Giáo Hội đang ngăn trở công việc của ChúaThánh Linh. Ngài đã gửi bài giảng của Ngài tới Đức TGM Hart: “Tôi xác tín trong thâm tâm rằng ý Chúa muốn chúng ta nên có các nữ linh mục’’’Tôi thấy được Chúa Thánh Linh thúc đẩy chia sẻ lập trường của tôi một cách công khai và vì thế hết sức rõ rành mạch lạc. Tôi tin rằng một số phụ nữ được Chúa gọi tới chức linh mục thừa tác và Gaío Hội chúng ta đang ngăn cản việc làm của Chúa Thánh Linh. Tôi không còn cảm thấy ngồi yên thoải mái  và giữ im lặng nữa”. Cha Reynolds đã có những cuộc thảo luận thân tình với ĐGM phụ tá Tim Costelloe, sau đó với chính Đức TGM, người đã cảnh báo vị linh mục rằng  nếu ngài nói công khai những ý tưởng nầy, thì Đức TGM buộc phải sa thải ngài. Ngài nói nhiều tín hữu Công giáo đồng ý với Ngài, gồm cả các linh mục và rằng Ngài là một tín hữu Công giáo trung thực,rằng Giáo Hội cần những người nói sự thật. Hôm qua Đức TGM Hart nói rằng Đức Gioan-Phaolô II đã tuyên bố với thẩm quyền của Người, rằng Giáo Hội Công giáo không nó quyền truyền chức linh mục nữ giới: “Đó là lập trường của Giáo Hội và đó là lập trường của tôi”. Cha Reynolds cảm thấy có lỗi vì chất thêm gánh nặng cho các anh em linh mục và Tổng giám mục của Ngài vốn đã làm việc quá tải.”Nhưng – Cha cho biết – nói chung tôi cảm thấy an bình và đúng  đắn về những gì tôi đang làm”.

 

NGÀY THẾ GIỚI NGĂN NGỪA LẠM DỤNG VÀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

(Fides 20.11) Nhân kỷ niệm năm thứ 20 Công Ước của LHQ về quyền trẻ em có hiệu lực,19.11.1990 – 19.11.2010, LHQ cử hành Ngày Thế Giới Ngăn Ngừa Lạm Dụng và Bạo Lực chống lại Trẻ Vị Thành Niên. Theo các số liệu của UNICEF, ngày nay có 250.000 trẻ em trong 24 quốc gia bị dùng làm lính,giao liên, gián điệp và hơn một tỷ trẻ em sống trong 42 nước có chiến tranh xung đột trong các năm từ 2002 đến nay. Theo các số liệu của UNESCO, gần 150 triệu thiếu nữ và 73 triệu thanh niên là nạn nhân của bạo lực, trong khi có 126 triệu trẻ em than gia vào những công việc nguy hiểm và 50.000 trẻ vị thành niên chết hằng năm vì bạo lực. Công Ước Quyển Trẻ Em là một hiệp ước quốc  tế có tầm quan trọng cơ bản được 183 quốc gia ký kết,nghĩa là gần như toàn bộ các quốc gia thành viên LHQ,ngoại trừ Hoa Kỳ và Somali.

 

KITÔ HỮU Ả RẬP Ở THÁNH ĐỊA XIN PHONG THÁNH CHO NHỮNG NGƯỜI TỬ VÌ ĐẠO Ở IRAQ

(Fides 20.11) “ Chúng tôi cầu xin cho những người chịu tử vì đạo ở Iraq được tôn vinh hiển thánh, để gương sáng cuộc sống  và sự hy sinh của họ nên một nguồn động viên cho tất cả chúng ta, Kitô hữu, người Ả Rập hay không, đang sống ở Trung Đông”. Đó là động cơ của tgư thỉnh nguyện do một nhóm Kitô hữu người Ả rập ở Thánh Địa phát động. “Với tư cách là Kitô hữu người Ả Rập ở Thánh Địa, chúng tôi muốn tái khẳng định ước muốn sống đức tin Kitô giáo của chúng tôi trong mảnh đất nơi Chúa Kitô đã chết và đã sống lâi để cứu độ chúng ta và là nơi mà các môn đệ Chúa Giêsu đã loan báo Tin Mửng cho tổ tuên chúng tôi”. Theo truyền thống của Giáo Hội thời sơ khai, các Kitô hữu Ả Rập đề nghị những ai chết vì đạo phải được công nhận và tôn vinh như là những vị Thánh, nhất là các linh mục Thair Sad-alla Abd-al và Waseem Sabeeh Al-kas Butros và các bạn (bị sát hại hôm 31.10.2010 trong khi đang cầu nguyên tại nhà thờ chính toà Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Baghdad); các nữ tu Can-đê Fawzeiyah và Margaret Naoum, bị sát hại ngày 26.03.2007; những tín hữu Can-đê, Cha Raghid Aziz Ganni và các phụ phó tế Yousef Daoud, Wahid Hanna Isho và Gassan Issam Bidawidm bị ám sát ngày 03.06.007 ở Mosul; ĐGM Paulos Faraj, TGM Can-đê giáo phận Mosul, được tìm thấy bị chết ngày 13.01.2008.

 

ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐI THĂM NƯỚC ĐỨC  NĂM 2011

 (ZENIT 20.11) Radio Vatican đưa tin :  Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du thứ ba trên quê hương Người vào năm 2011, có thể là vào tháng 9. Thông báo nầy do chủ tịch HĐGM Đức, ĐGM Robert Zollitsch đưa ra. Đức Biển-Đức XVI đã thăm nước Đức hai lần, năm 2006 ở Cologne nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và năm 2006 tại Bavaria. ĐGM Zollitsch khẳng định trong một thốbg cáo trong đó Ngài bày tỏ niềm vui và lòng biết ơn của hàng giáo phẩm Đức: “Chuyến thăm của Đức Thánh Cha sẽ là một thời khắn quan trọng trong đời sống đất nước và Giáo Hội chúng tôi. Tôi vui mừng vì Đức Thánh Cha đã nhận lời mời của tổng thống nước cộng goà nầy,Christian Wulff và của HĐGM Đức”. Đức Biển-Đức XVI sẽ được đón tiếp bởi các Tổng giáo phận Berlin và Fribourg và giáo phận Erfurt. Thông cáo nói :” Chuyền tông du của Người sẽ củng cố Giáo Hội ở Đức và việc phục vụ con người và xã hội của Giáo Hội nước Đức. Đức Thánh Cha luôn dõi theo con đường loan báo đức tin và chứng từ Kito giáo của chúng tôi với hết lòng nhiệt thành. Vì thế, thật là một vinh dự lớn lao khi Người giữa chúng tôi,xác nhận bằng chính sự dấn thân cá nhân mạnh mẽ nầy, sự hiệp nhất với  tín hữu Công giáo và tất cả mọi người trêb quê hương Người”. Radio Vatican cũng nhắc hai chuyến tông du của Đức Thánh Cha năm 2011 :Croatia vào tháng 06 và Tây Ban Nha vào tháng 8, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới”.

 

CÁC GIÁM MỤC HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN LO ÂU VÌ NẠN TỰ TỬ KỶ LỤC

(Zenit 20.11) Nhân cuộc gặp hằng năm lần thứ 16 tại Cheongju,Hàn Quốc từ 16 đến 18.11 vừa qua,với sự hiện diện của 19 giám mục Hàn và 13 giám mục Nhật, các giám mục Công giáo Hàn quốc và Nhật Bản đã cùng suy nghĩ tìm những phương tiện loại bỏ tỷ lệ tự tử đang gia tăng đến mức báo động trong hai quốc gia nầy.Michael Hong Kang-eui, Hội ngăn ngửa tự tử Hàn quốc,giải thích :”50 năm gần đây nhất, Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc phát triển kinh tế đang kể.Nhưng thật nghịch lý, thành công nầy lại là nguyên nhâb một sự gia tăng đáng kể con số tự tử”. Con số tự tử ở Hán quốc (15.413) ít hơn người láng giềng Nhật Bản (hơn 30.000),nhưng đứng đầu thế giới, nếu so sánh với tỷ lệ dân số: 31 trên 100.00 dân. Khuynh hướng nầy vẫn đang tăng cao. Ở Nhật Bản cũng tương tư. ĐGM phụ tá giáo phận Tokyo,James Koda Kazuo, nói tại hội nghị nầy :”Giáo Hội phải nên chỗ nơi những người nầy có thể bày tỏ ưu tư và đau khổ của họ. Chúng ta phải chăm chú lắng nghe lời kêu gọi của họ”. Cac giám mục hai quốc gia đều cho rằng con số tự tử tăng cao có nguồn gốc chủ yếu là sự sụp đổ cộng đồng truyền thống vốn trước đây nâng đỡ các cá nhân. Những khó khăn về kinh tế, thất nghiệp và nợ nần là những nhân tồ thêm vào.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục