Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 21.11 ĐẾN 27.11.2010 – CUỐI TUẦN)

                                                                                                                                        

CÁC GIÁO PHẬN TRÊN THẾ GIỚI THAM GIA ĐÊM CANH THỨC BẢO VỆ SỰ SỐNG CHƯA TỪNG CÓ.

 (CNA/EWTN News 24.11) Các giám mục Hoa Kù đang thúc giục tất cả các tín hữu hiệp nhất lời cầu nguyện với Đức Thánh Cha vào thứ Bảy,ngày 27.11,trong một đêm canh thức chưa từng có  sự sống chưa sinh ra. Đức Thánh Cha sẽ dâng một giờ kinh chiều đặc biệt vào chiều thứ bảy nầy tại Đền thờ Thánh Phêrô, vọng Chúa nhật I Mùa Vọng. Đức Thánh Cha đã đề nghị “các giáo xứ,các cộng đoàn dòng tu, các tổ chức,hội đoàn và các phong trào” cùng hiệp ý với Người, trong các thánh đường trên toàn thế giới. Người đã nói hôm 14.11 : Mùa chuẩn bị lễ Giáng Sinh là một thời kỳ thuận lợi để cầu khẩn Chúa bảo vệ mọi sinh linh được gọi hiện hữu và cảm tạ Chúa vì hồng ân sự sống mà chúng ta  nhận lãnh được từ cha mẹ chúng ta”. Nhiều giám mục bình luận rằng không có gì so sánh được [với đêm canh thức cấu nguyện nầy ] đã từng xảy ra trong lịch sử Giáo Hội. Trong khi nhiều người dân Mỹ bận rộn vớu ngày lễ Tạ Ơn và cuộc đi sắm hàng chớp nhoáng, thì các giám mục trên toàn nước Mỹ cổ vũ các tín hữu đừng lơ là với lời kêu gọi cầu nguyện lịch sử nầy của Đức Thánh Cha. Tất cả các đêm canh thức sẽ gồm đặt Mình Thánh Chúa để Chầu và ban phép lành, với truyền thống Giáo Hội là đọc kinh chiều với các thánh vịnh và các lời nguyện. Một số giáo xứ rước kiệu Đức Bà và lần hạt Mân Côi.

 

GIẢ THUYẾT CỦA HAWKING VỀ NGUỒN GỐC VŨ TRỤ LÀ PHẢN KHOA HỌC

(CAN 25.11) Tu sĩ Dòng Tên và là nhà vật lý học thiên thể lừng danh,Cha Manuel Carreira, phát biểu hôm 23.11 rằng nhà thuyết của khoa học người Anh Stephen Hawking – vũ trụ được tạo thành từ hư không – là thiếu tính chính xác khắt khe và giá trị khoa học”. Cha cho biết giả thuyết của Hawking là ‘phản khoa học”, vì mâu thuẫn với các lý luận vật lý và không đưa ra được các chứng cứ cho những khẳng định của nó. Những lời bình luận nầy của vị linh mục đến trong một hội nghị ở Valencia, Tây Ban Nha, có tựa đề : Đối Thoại với Stephen Hawking về Công Cuộc Tạo Dựng”. Cha Carreia nói giả thuyết của Hawking “ không đóng góp chút gì cho tri thức”. Dù ca ngợi nhà khoa học người Anh vì quyết tâm của ông đấu tranh chống những hạn chế về thể lý, Cha nói cuốn sách mới của Hawsking “là một sự mô tả có tính phát hiện cao những gì khoa học thế kỷ 20 đã thực hiện và những gì còn cần phải làm”, nhưng – Cha nói thêm - cuốn sách nầy không đưa ra được một điều gì mới mẻ”. Cuốn sách chỉ “có tính độc đáo” trong sự phủ nhận phi lô-gic tự do con người trong chương một và những qủa quyết trong chương cuối,rằng “qua lực vạn vật hấp dẫn, một vũ trụ có thể đến từ hư không”. Cha Carreira lưu ý : “Hư không kông có bất cứ sức mạnh hay thuộc tính nào. Đó đơn thuần là vắng toàn bộ thực tại”. Cha tiếp tục :” Điều hiển nhiên ấy là “lực vạn vật hấp dẫn là kết quả của khối lượng” nhưng “do hư vô không có khối lượng, cho nên nó cũng không thể có lực hấp dẫn được. Chẳng khác nào nói từ số không, bạn có thể có được một tài khoản ngân hàng”. Cha Carreira cũng lưu ý “sự tương thích” của khoa học,triết học và thần học trong việc khám phá chân lý. “Tất cả đều có những cách riêng để hiểu một thực tại vốn rất phong phú và không thề được biết chỉ bằng một phương pháp luận. Cả ba đều có thể “bổ sung cho nhau trong việc dẫn đến việc phát triển tri thức con người”. Khoa học” chỉ nói cho biết vật chất hành động thế nào”, chứ không thể cho một lý lẽ tại sao vật chất ấy hiện hữu. Vấn đề ý nghĩa của vũ trụ hoặc của sự sống “nằm ngoài ranh giới khoa học và mọi người phải tìm câu trả lời trong một trật tự lý luận khác”. Từ đó,khoa học là ‘một con đường để hiểu những gì có thể quan sát và có thể được thử nghiệm,nhưng nó không thể được yêu cầu nói về những gì nó không thể chứng minh được”, như là ước ao được biết, sự tự do,cứu cánh, đạo đức học,nghê thuật,gia đình hoặc các mối liên hệ xã hội. Vì lý do đó,”hạ thấp thực tại con người xuống bốn lực vật chất là một khẳng định hoàn toàn phản khoa học, đi ngược với kinh nghiệm của chúng ta.

 

 THÔNG CÁO VĂN PHÒNG BÁO CHÍ TOÀ THÁNH VỀ VỤ TẤN PHONG GIÁM MỤC Ở TRUNG QUỐC

(Fides 25.11) Văn phòng báo chí Toà Thánh đã phổ biến hôm 24.11 thông cáo sau đây (toàn văn):

“Về những gì liên quan đếnn cuộc tấn phong giám mục cho Cha Giuseppe Guo Jincai, diễn ra hôm thứ bảy,20.11, những tôn tin đã thu lượm được về những gì đã xảy ra và từ nay có thể đưa ra những điểm xác định sau đây:

1.      Đức Thánh Cha đã hết sức lấy làm tiệc khi nghe biết tin nầy, vì vụ tấn phong giám mục nêu trên đây đã diễn ra mà không được Toà Thánh ủy nhiệm và do vậy là một vết thương đau đớn cho sự hiệp thông Giáo Hội, đồng thời và một vi phạm kỹ luật Công Giáo (x.thư gửi Đức Biển-Đức XVI Giáo Hội ở Trung Quốc,2007,9)

2.      Ta biết rằg trong những ngày gần đây, nhiều giám mục khác nhau đã lụy phục các áp lực và những hạn chế tự do di chuyển,với mục đích ép buộc các Ngài phải tham dự và trao ban chức giám mục. Những siết chặt như vậy, do nhà cầm quyền và an ninh Trung Quốc sắp đặt, cấu thành một vi phạm lớn với tự do tôn giáo và tự do lương tâm. Toà Thánh dành cho mình quyền đánh giá một cách sâu sắc biến cố nầy,nhất là về mặt tính hiệu lực và trong những gì liên quan đến tư thế giáo luật của các Giám Mục can dự.

3.      Trong mọi trường hợp, điều đó tác động một cách đau đớn trước tiên trên Cha Guo Jincai, người mà, do vụ tấn phong giám mục nầy, đang ở trong một điều kiện giáo luật rất nghiêm trọng đối với Giáo Hội ở Trung Quốc và Gíáo Hội Toàn cầu, tự đặt mình trước những  hình phạt nặng nề,nhất là chiếu theo khoản 1382 Bộ Giáo Luật.

Điều 1382 nói rằng: "cả vị Giám Mục chủ phong, và vị Giám Mục được phong đều bị vạ tuyệt thông vì không có sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng," và bằng việc ngang nhiên hành động như vậy, có nghĩa là chính họ đã tự động bị vạ tuyệt thông rồi. (ND)

4.      Vụ tấn phong nầy chẳng những không giúp gì cho thiện ích tín hữu Công giáo ở Chengde, mà còn đặt họ vào một tình huống hết sức tế nhị và khó khăn, kể cả trên bình diện giáo luật và làm nhục họ, vì nhà cầm quyền dân sự Trung Quốc muốn áp đặt cho họ một mục tử không hiệp thông với Đức Thánh Cha và các giám mục khác  trên thê giới.

5.      Nhiều lần, trong năm nay, Toà Thánh đã thông bao rõ ràng với nhà cầm quyền Trung Quốc sự chống đối của Toà Thánh với viêc truyền chức giám mục nầy. Mặc dù vậy, nhà cầm quyền vẫn quyết định đơn phương tiến hành không đếm xỉa gì tới bầu khí tôn trọng phải khó khăn lắm mới tạo ra được với Toà Thánh và với Giáo Hội Công giáo qua những cuộc tấn phong giám mục vừa qua. Tham vọng nhắm đứng trên các giám mục và điều khiển cuộc sống của cộng đồng Giáo Hội không tương ứng với giáo lý Công Giáo, lăng mạ Đức Thánh Cha,Giáo Hội ở Trung Quốc và Giáo Hội hoàn vũ và làm cho những khó khăn mục vụ hiện có thêm rối ren. 

6.      Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI, trong thư 2007 kể trên, đã bày tỏ Toà Thánh sẵn sàng đối thoại với lòng kính trọng và xây dựng với nhà cầm quyền nước cộng hoà nhân dân Trung Quốc, nhằm khắc phục những khó khăn và bình thường hoá các quan hệ. Với việc tái khẳng định tư thế sẵn sàng nầy, Toà Thánh lấy làm tiếc phải nhận định rằng nhà cầm quyền để sự điều hành Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc, dưới ảnh hưởng của ngài Liu Bainian, tỏ những thái độ cư xử gây thiệt hại lớn lao cho Giáo Hội Công giáo và cản trở cuộc đối thoại nầy.

7.      Tín hữu Công giáo trên toàn thế giới đặc biệt chăm chú theo dõi con đường sóng gió của Giáo Hội ở Trung Quốc ; sự liên đới thiêng liêng với những thăng trầm của anh chị em người Trung Quốc, trở thành một lời cầu nguyện sốt sắng dâng lên Đức Chúa của lịch sử, để xin Người ở bên họ, ban thêm cho họ niềm hy vọng và lòng dũng cảm và an ủi họ trong những thời khắc thử thách nầy”.

 .

NHỮNG TUYÊN BỐ VỀ HOẢ TÁNG. HÌNH THỨC MAI TÁNG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG HƠN

(CWNews 24.11) ĐHY Justin Rigali vừa viết khi ban hành những tiêu chí đối với việc hoả táng trong Tổng giáo phận Philadelphia :” Dù việc mai táng thi hài vẫn là ưu tiên của Giáo Hội, sau cách mai táng Chúa Giêsu, nhưng việc hoả táng vẫn được phép. Nếu một thi hài phải được hoả táng, thì luôn thích hợp hơn  nên hoả táng sau phụng vụ an táng và những di hài sau hoả táng phải được chôn cất trong một nghĩa trang hoặc đặt trong một lăng mộ hay là trong một nhà gửi tro hoả táng. Không được phép tung rải tro hoả táng.Việc cất giữ tro hoả táng vĩnh viễn trong nhà riêng,nhà tang lễ (nhà quàn) hoặc bất kỳ nơi nào khác đều bị cấm”. Tương tự, Đức TGM Michael Sheehan giáo phận Santa Fe nói trong một văn kiện mới đây,rằng “Giáo Hội tha thiết đề nghị nên tuân giữ tập quán đạo đức là chôn xác kẻ chết; tuy vậy Giáo Hội không cấm việc hoả táng trừ khi nó được chọn vì những lý do nghịch với giáo huấn Kitô giáo”. Ngài nói tiếp :”Tuy nhiên,nếu đã chọn hoả táng,thì phải giữ bổn phận chôn cất di hài trong mọt nơi được dành riêng và phải thực hiện càng sớm càng tốt sau Thánh Lễ an táng Kitô giáo. Đặc biệt cần bị lên án là những thực hành rải tro, bỏ vào trong đồ trang sức, chia tro ra cho các thân nhân như vật lưu niệm hoặc làm những điều kỳ lạ khác. Những việc làm như thế không tôn vinh thi hài và gián tiếp lăng mạ niềm tin vào kẻ chết sống lại của chúng ta.Có những kẻ nói họ muốn giữ tro tại nhà để luôn cảm thấy gần gũi với những người thân yêu nầy. Điều đó cho thấy thiếu đức tin trong [tín điều] các Thánh thông công, qua đó chúng ta hiệp nhất về mặt thiêng liêng với người đã ra đi, theo một cách còn tuyệt diệu hơn là giữ di hài của họ trên một cái kệ trong nhà chúng ta”. Đức TGM Sheehan cũng khẩn nái tín hữu tổ chức Thánh Lễ an táng cho người qua đời hơn là ‘những buổi lễ tưởng niệm”. Mục đích đầu tiên của lễ an táng Công giáo là cầu xin lòng thương xót của Chúa trên linh hồn người đã ra đi. Giáo Huấn Giáo Hội về sự hiện hữu của luyện ngục là bất khả ngộ và những linh hồn ở đó có thể được giúp đỡ nhờ lời chúng ta cầu nguyện cho, Giáo huấn chung của Giáo Hội là đa số các tín hữu qua đời ở tuổi có lý trí đều phải trải qua một thời gian trong luyện ngục chịu hình phạt tạm thời vì tội lỗi của họ. Thánh Lễ tất nhiên là lời cầu nguyện mạnh mẽ nhất chúng ta có thể dâng lên Chúa và do vậy,chúng ta,những người đang sống, có bổn phận bác ái phải dâng Thánh Lễ cho người đã qua đời…Bỏ qua Thánh lễ an táng,thay voào đó một thứ “buổi lễ tưởng niệm”,hoặc họp nhau ‘cử hành sự sống” mà không có bất cứ lễ an táng nào, là sai lầm nghiêm trọng. Ngài kết luận : “Đừng để chúng ta bị mê muội bởi bầu khí ngoại giáo xung quanh ta, vốn bác bỏ sự hiện hữu của linh hồn, tính chất thánh thiện của thân thể, lòng thương xót của Ơn Cứu Chuộc và sự sống đời đời với Chúa trên thiên đàng. Đúng ta, hãy trả món nợ tình thương chúng ta đang mắc với người quá cố trong lời cầu nguyện thường xuyên cho họ được an nghỉ và hãy để cho những cử hành an táng của chúng ta cho toàn thế giới thấy quả thật chúng ta tin vào sự kẻ chết sống lại và sự sống trường tồn”,nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.

 

TRƯỜNG LUẬT CÔNG GIÁO LẬP TRUNG TÂM BẢO VỆ HÔN NHÂN

(CWNews 24.11) Trường Luật Ave Maria đã loan báo thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu về Hôn Nhân, Tôn giáo và Chính Sách Công.Trung tâm nầy do Maggie Gallagher,một trong những người bảo vệ hôn nhân như là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ hàng đầu của quốc gia nầy cầm đầu. Gallagher nói :”Còn phải tiếp tục đấu tranh vì hôn nhân và gia đình trong các đấu trường chính trị và luật pháp. Chân lý là chân lý. Nếu hôn nhân là sự kết hợp của một người chồng và người vợ, vì những đứa con cần một người mẹ và người cha, chúng ta không thể bỏ  rơi những trẻ em ngoài Công giáo. Chúng ta có bổn phận trong công lý,cũng như trinh thương, phải đấu tranh chống lại một trật tự dân sự bất công muốn tái định nghĩa hôn nhân và các mục tiêu của nó”.

 

ANH QUỐC: CON SỐ TÂN CHỦNG SINH TĂNG CAO TRONG HƠN MỘT THẬP KỶ

 (CNA 24.11) Theo HĐGM địa phương : Mùa thu nầy con số chủng sinh tăng cao trong đơn xin, cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Tháng 9 nầy có 56 người bắt đầu hành trình tiến tới chức linh mục. HĐGM nước Anh và xứ Wales loan báo ngày 15.11 và nói thêm rằng chính chuyến thăm vừa qua của Đức Biển-Đức XVI có thể nâng các con số lên trong tương lai gần. Cha Stepen Langtidge, chủ tịch các giám đốc Ơn Gọi nước Anh và Xứ Wales nói :” Con số những người đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô để trở thành linh mục và tu sĩ đang tăng lên từ từ,nhưng chắc chắn”. Tại hội thảo chuyên đề đầu tháng nầy tại Birmingham, các giám đốc ơn gọi địa phương đã thảo luận những gì đã góp phần vào quan tâm ngày càng tăng trong ơn gọi ở Anh. Một ví dụ, lễ hội “Lời cầu khẩn” vừa được tổ chức diễn ra ở Birmingham Tháng Bảy 2010 dành cho những người trưởng thành trẻ tuổi Công giáo,lôi kéo gần 300 nam và nữ đang đi tìm phân tích hướng nghiệp. Sự kiện nầy nổi tiếng đến nỗi được yêu cầu tổ chức lại vào tháng Bảy năm 2011. HĐGM cho biết: Thêm vào sáng kiến nầy, nhiều giáo phận và dòng tu đang điều hành những nhóm định hướng cho các nam nữ trẻ tuổi. Những người tham dự hội thảo chuyên đề về hướng nghiệp cũng lưu ý Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Madrid 2011 là một cơ hội để giới trẻ làm giàu kiến thức về Đạo Công giáo và tăng thêm sự phân tích hướng nghiệp của mỗi cá nhân. Cha Christopher Jamison, giám đốc Văn Phòng Ơn Gọi Toàn Quốc,người đã tham dự hội thảo chuyên đề ở Birmingham, lưu ý đời sống của Chân phước John Henry hồng y Newman: “ Khi mọi người trong Giáo Hội coi trọng sự hiểu biết thấu đáo của ĐHY Newman, rằng Thiên Chúa đã dựng nên tôi để làm một việc phục vụ rõ ràng cho Người, thì một con số lớn hơn sẽ khám phá ra ơn gọi làm linh mục và tu sĩ của họ”.

 

ĐỨC HỒNG Y BURKE : GIÁO HUẤN CÔNG GIÁO VỀ BAO CAO SU ĐÃ KHÔNG THAY ĐỔI

(CWNews 24.11) Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin NCR, ĐHY Raymond Biurke cho biết :  Giáo huấn Công giáo về tính chất vô đạo đức của việc sử dụng bao cao su đã không hề thay đổi. Vị thẩm phán Toà Án Tối Cao Toà Thánh nhận định: “Tôi không nhìn thấy bất kỳ thay đổi nào trong giáo huấn Giáo Hội. Những gì Đức Thánh Cha bình luận – trên thực tế,Người đã đưa ra tuyên bố rất rõ ràng rằng Giáo Hội không coi việc sử dụng bao cao su là một giải pháp đích thực và đạo đức –những gì Người nói tới trong điểm nói về mại dâm nam,là về một quy trình chuyển biến diễn ra trong đời sống của một cá nhân. Người chỉ đơn thuần dẫn giải rằng nếu một người thực hiện mại dâm ,thì ít nhất cũng coi việc dùng bao cao su là để phòng ngừa truyền bệnh cho người khác –dù tính hiệu quả của nó rất đáng ngờ - đây có thể là một dấu hiệu của một người còn có nhận thức luân lý nhất định. Nhưng không hề có nghĩa chuyện mua bán dâm có thể chấp nhận về mặt luân lý, cũng không có nghĩa là việc sử dụng bao cao su có thể chấp nhận về mặt đạo đức. Đề xuất mà Đức Thánh Cha giải thích cặn kẽ, là về một sự trưởng thành nhất định trong tự do, vượt thắng tình trạng làm nô lệ cho một sinh hoạt tình dục vốn không thể chấp nhận về mặt luân lý, sao cho sự quan tâm sử dụng bao cao su để ông làm lây nhiễm bạn tình,có thể ít nhất là một dấu hiệu nhận thức luân lý nào đó ở cá nhân ấy, hy vọng sự nhận thức nầy sẽ dẫn cá nhân đó hiểu được rằng sinh hoạt tình dục của mình là một sự tầm thường hoá tình dục con người và cần được thay đổi…

 

CẢNH SÁT AI CẬP NGĂN CẢN VIỆC XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG CHÍNH THỐNG CỐP

(CWNews 24.11) Các lực lượng an ninh Ai Cập đã đụng độ với tín hữu Chính Thống Cốp tại nơi xây dựng một thánh đường gần các Kim Tự Tháp ở Giza. Các nhà hoạt động nhân quyền cáo buộc rằng các quan chức địa phương đang kích động tranh cãi giữa các tôn giáo. Việc xây dựng tại thánh đường nầy đã bị cảnh sát cản trở, mắc dù các giới chức Cóp nhấn mạnh rằng có có giấy phép hợp lệ cho dự án xây cất nầy. Vùng đất nầy đã là một loạt các cuộc đối đầu giữa các quan chức an ninh và các giáo dân, những người nầy vây quanh vùng đất để bảo vệ việc xây cất thánh đường.

 

TỰ DO TÔN GIÁO BỊ VI PHẠM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

( Fides 25.11) Những vi phạm tự do tôn giáo,những ức hiếp và phân biệt đối xử chống lại các thiểu số tôn giáo vẫn còn được ghi nhận trong nhiều quốc gia trên thế giới : đó là những gì Bản Báo Cáo 2010 về tự do tôn giáo trên thế giới khẳng định, được tổ chức Trợ Giúp Giáo Hội Ngặt Nghèo công bố và trình bày ngày 24.11 tại Roma. Bản Báo Cáo gồm 194 phiếu liên quan đến các quốc gia khác nhau, cho một bức tranh toàn cảnh đầy đủ ở mức độ châu lục. Ở CHÂU MỸ, các nước như Cuba bị nêu tên, nơi “tình hình khong thay đổi trong hnững gì liên quan đến việc làm luật và sự cai trị đàn áp đối với hiện tượng tôn giáo,nhưng là nơi đã có những cởi mở,ví dụ về những gì liên quan đến việc cho phép thực hiện những hành vi tôn giáo trước kia vẫn bị cấm”. Trong PHẦN BẮC PHI, “cho thấy những vấn nạn gây ra bởi sự trùng khớp giữa tôn giáo với chính trị,cả về mặt làm luật của phần lớn các quốc gia lẫn trong não trạng của đa số dân cư. Hậu quả là người công dân đầy đủ quyền chỉ là người cũng tuyên xưng tôn giáo chiếm đa số, trong khi các thiểu số tôn giáo cùng lắm là được chịu đựng hoặc bị coi như một mối nguy cho sự ổn định của xã hội”. Đó là trường hợp Êthiopia, nước “đối mặt với một pháp chế gương mẫu về mặt tự do tôn giáo,lại có những hồi bất bao dung xã hội,nhất là trong những vùng có đa số Hồi giáo”, trong khi “việc thực hành các tôn giáo khác với Hồi giáo gây nên những phản ứng cố chấp trên toàn lãnh thổ Somali và những cuộc cải đạo bị nản chí do những hình thức tẩy chay hoặc khai trừ khỏi xã hội”. Về TRUNG ĐÔNG, “người Thổ Nhĩ Kỳ chưa thề công khai trở lại Kitô giáo, vì sự phân biệt đối xử hiện có đối với những người cải đạo” và người ta lưu ý rằng “Ả Rập Xêút và Yêmen vẫn là những quốc gia vùng Vịnh trong đó pháp chế duy nhất theo đạo Hồi rất nghiêm khắc, ví dụ án tử hình cho trường hợp bỏ đạo, ngăn cản mọi biểu hiện và mọi thực hành tôn giáo, kể cả là riêng tư, mặc dù hiện diện ở Ả Rập Xêút gần 1 triệu lao động Kitô hữu nhập cư”. Ở IRAQ, đời sống của những cộng Kitô hữu rất kỳ cựu luôn ngày càng bi thảm. Họ có nguy cơ bị xoá sổ, chịu một sự tấn công gây hấn khủng bố có hệ thống”, trong khi “ở IRAN, Hổi giáo phái Si-ai vẫn là quốc giáo,. điểu nầy dẫn tới những phân biệt đối xử và bạo lực chống lại các tôn giáo khác và ngay cả với Hồi giáo phái Sun-ni”. Ở TRUNG Á,”CÁC NƯỚC CỘNG HOÀ KAZAKSTAN,KIRGHIZSTAN, TADJIKISTAN,TURKMENSTAN,UZBEKISTAN luôn có những vấn nạn ít nhiều nghiêm trọng liên quan không chỉ đến tự do tôn giáo,mà còn sự tôn trọng các quyền con người khác nữa”. PAKISTAN, “từ 1986 đến 2010, ít nhất 993 người bị buộc tội đã xúc phạm Coran hoặc báng bổ tiên tri Mahomet, nạn nhân của luật chống báng bổ”. ẤN ĐỘ tiếp tục ghi nhận “một sự gia tăng bạo lực trên nền tảng tôn giáo và sắc tộc”. Orissa là một trường hợp điển hình. BÁC TRIỀU TIÊN “vẫn luôn là một trong những nước có đời sống người dân vô nhân đạo nhất. Tự do gôn giáo bị phủ nhận trong tất cả mọi mặt và các thông tin bị hạn chế và rất khó săn ìm”. Bản Báo Cáo kể tên những ngăn trở và hạn chế nghiêm trọng hiện có ở VIỆT NAM,LẢO,MYANMAR VÀ TRUNG QUỐC. Trong đất nước đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới,INDONESIA, những trường hợp bạo lực khiến các Kitô hữu và những nhóm Tin Lành lấy làm quan ngại”.


ĐỒNG TÍNH DỤC KHÔNG TƯƠNG THÍCH VỚI CHỨC LINH MỤC

(CNS 25.11)  Trong cuốn sách mới, “Ánh Sáng Thế Gian: Đức Giáo Hoàng – Giáo Hội - những Dấu Chỉ Thời Đại”, phát hành ngày 23.11,Đức Thánh Cha tái khẳng định một cách mạnh mẽ giáo huấn Giáo Hội rằng các hành vi đồng tính dục là “mất trật tự” và nói đồng tính dục tự nó “không tương thích” với chức linh mục. Được hỏi liệu giáo huấn Giáo Hội có mâu thuẫn chăng khi dạy rằng những người đồng tính đáng được tôn trọng,trong khi lập trường Giáo Hội là các hành vi đồng tính đều “tự bản chất là mất trật tự”, Đức Thánh Cha trả lời :”Không hế. Đó là một điều để nói rằng họ là những sinh linh với những vấn nạn và những niềm vui, rằng với tư cách là những con người họ đáng được tôn trọng, kể cả dù họ có thiên hướng nầy và không được phân biết đối xử với họ vì điều đó”. Người nói  rằng Giáo Hội cần phải vững vàng về điểm nầy, cho dù nó  không làm hài lòng thời đại nầy. Việc những chiều hướng đồng tính dục là bẩm sinh hay sớm trỗi lên trong cuộc sống vẫn cón là một câu hỏi mở. Bất luận thế nào. nếu đó là một chiều hướng mạnh mẽ, thì nó là một “thử thách lớn lao” cho người đồng tính dục. Nhưng không có nghĩa là bằng cách ấy đồng tính dục trở thành đúng về mặt luân lý. Đúng hơn, nó luôn ngược với bản chất của những gì Thiên Chúa muôn từ nguyên thủy”. Khi Seewald nói rằng đồng tính dục có ở trong các tu viện và giữa hàng giáo sĩ, dù có thể không thể hiện ra ngoài, Đức Thánh Cha trả lời :” Đúng thế và đó chính là một trong những bất hạnh của Giáo Hội. Và những người bị nhiễm, phải ít nhất cố gắng không biểu hiện chiều hướng nầy một cách tích cực. Đồng tính dục không tương thích với ơn thiên triệu. Đàng khác, luật độc thân linh mục tự nó mất hết ý nghĩa như là một sự từ bỏ. Sẽ hết sức nguy hiểm nếu luật độc thân trở thành một loại cớ để đem những con người đến chức linh mục,những kẻ không hề muốb kết hôn”. Đức Thánh Cha trích dẫn một văn kiện Vatican năm 2005 nói về truyền chức linh mục cho những người đồng tính. Người nói văn kiện nầy nhấn mạnh rằng các ứng viên đồng tính không thể trở thành linh mục, vì định hướng tình dục của họ cản trở cảm thức tính từ phụ riêng thuộc về chức linh mục. Vì thế cần phải hết sức thận trọng trong khâu tuyển chọn ứng sinh.

 

MỤC VỤ GIA ĐÌNH : TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM CỦA TOÀN THẾ GIỚI

  (ZENIT 25.11) ĐHY Ennio Antonelli đã khai mạc hôm nay hội nghị quốc tế do HĐ Giáo hoàng về Gia Đình, mà Ngài làm chủ tịch,xúc tiến, với chủ đề gia đình, ở trung tâm những hành động mục vụ đặc thù . Đêm canh thức ngày 27.11 trong đền thờ Thánh Phêrô do Đức Thánh cha chủ trì sẽ là đỉnh điểm của hội nghị. ĐHY nói :” Gia đình Kitô hữu luôn là con đường đầu tiên truyền đức tin và ngày nay vẫn thế, gia đình có những khả năng rao giảng Tin Mừng lớn lao”. HĐ Giáo hoàng nầy đã nhận từ các giám mục trên toàn thế giới 187 bản tường thuật kinh nghiệm mục vụ và đã giữ lại 66, được giới thiệu với 200 người tham dự hội nghị.   ĐHY đã loan báo rằng quy trình tập hợp các kinh nghiệm nầy để cho mọi người được biết đến là “khai trương chính thức một quy trình thường trực truyền thông các kinh nghiệm và chứng từ về mục vụ gia đình”…. Đức Thánh Cha đã khuyến khích công việc nầy vì những kinh nghiệm đó ‘nói ngôn ngữ các sự việc [cụ thể] và có sức thuyết phục hơn là các ý tưởng [trừu tượng]” vì “chúng không những chỉ cho thấy những gì phải làm,mà còn cả những gì người ta có thể làm,với sự trợ giúp của Thiên Chúa”.  Phải đào tạo những con người và những cộng đoàn sao cho họ không tự hài lòng với “một cuộc sống nhỏ nhen, được sống theo một thứ đạo đức học theo mức tối thiểu và một lòng mộ đạo nông cạn  hời hợt”. Đó là một “mục vụ lòng xót thương”, hình thành bằng việc mở ra cho đối thoại, bằng việc cổ vũ sự phát triển toàn diện con người, bằng những quyền con người,bằng gia đình, bằng xã hội trật tự, cho tới việc soạn thảo những hình thức cụ thể cho sự dấn thân xã hội”.

 

NGÀY TỰ DO TÔN GIÁO :  CỔ VŨ TỰ DO TÔN GIÁO VÀ TỰ DO LƯƠNG TÂM.

 (Fides 25.11) Ngày 25 .11, Hội đồng ]cố vấn] Achentina về Tự Do Tông Giáo (CALIR) của chínhn quyền   Thành phố Buenos Aires,mừng “ngày tự do tôn giáo”trong khuôn khổ một buổi lễ kỷ niệm diễn ra trên Quảng trường San Martin và tất cả dân chúng thành phố đều được mời tham dự. CALIR được hình thành vào tháng 0.2000 khi Bộ Phương Tự triệu tập một nhóm tư vấn gổm các luật sư và những người được công nhận có nhiều kinh nghiệm về vấn đề tự do tôn giáo và thuộc về nhiều niềm tin và truyền thống tôn giáo khác nhau. Những người nầy đã đồng thanh quyết định thành lập HĐ [cố vấn] Achentina về tự do tôn giáo, để tiếp tục làm việc trong tinh thần đó,tận tâm và quan tâm, với những vấn đề quan trọng như vậy đối với đất nước Achentina. Mục tiêu thứ nhất của Hội đồng nầy rất rõ ràng : cổ vũ tự do tôn giáo và tự do lương tâm trong mọi biểu hiện của nó, cá nhân cũng như tập thể. Việc mừng Ngày Tự Do Tôn Giáo ở Achentina khở đầu từ năm 2004, để nhắc nhở ngày 25.11.1981, ngày LHQ phê chuẩn “Tuyên Ngôn hủu bỏ mọi hình thức bất bao dung và phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo hoặc trên những xác tín”.

 

MẶC CHO NHỮNG KHIẾM KHUYẾT, LINH MỤC LÀ MÁNG THÔNG ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚA KITÔ

 (CNS 25.11) Đức Thánh Cha nói : Mặc cho những yếu đuối con người của các ngài, linh mục mang quyền năng cứu độ của Chúa Kitô đến với các tín hữu qua các bí tích và lời Chúa . Trong buổi triều yết chung ngày 24.11, Người nói :” Thánh Thể là một hồng ân tình yêu phi thường,mà Thiên Chúa liên tục canh tân trong chúng ta, để dưỡng nuôi cuộc hành trình đức tin của chúng ta, tiếp thêm sức mạnh cho niềm hy vọng của chúng ta là khơi dậy tình bác ái của chúng ta để ngày càng trở nên giống Người hơn”.Trong bài giáo lý, Đức Thánh Cha mô tả đời sống của vị tiến sĩ Giáo Hội thế kỷ 14, Thánh nữ Catarina Xiêna,nữ tu dòng Đaminh:”Giống như thánh nữ Catarina, mọi tín hữu Công giáo phải cảm thấy bị thúc ép làm cho đời sống và tâm hồn mình nên giống như tráo tim Chúa Giêsu.  Thánh nữ có lòng kính trọng mến mộ đặc biệt đối với các linh mục.

 

NƯỚC NGA : TRANH CÃI GIỮA TÍN HỮU CHÍNH THỐNG GIÁO VÀ CÔNG GIÁO

(Apic 26.11)  Hãng tin ENI đưa tin : Giáo Hội chính thống giáo Nga đã bác bỏ những lởi phản đối của Vị Tổng giám mục Công Giáo ở Nga, sau khi nhà cầm quyền vùng Kaliningrad đã đồng ý giao quyền sở hữu một nhà thờ Công giáo bị chế độ xô viết tịch thu, cho giáo phận Chính thống giáo sở tại.[ có tất cả 15 nơi thờ phượng đã bị trao cho tín đồ Chính thống giáo]. Dmitri Sizonenko,thư ký tạm quyền phụ trách quan hệ giữa các Kitô hữu tại Toà thượng phụ Moscou tuyên bố :” Cách mà Giáo Hội Công giáo đề cập đến sự vào cuộc nầy ngày nay cho thấy nhiều mâu thuẫn nội tại của nó. Các tín hữu Công giáo, nạn nhân của những chia rẽ nội bộ, ứng xử một cách phi lý như là một thiểu số tôn giáo bị tổn thương và đưa ra những tuyên bố nhân danh một Giáo Hội đang có hơn 1 tỷ tín hữu trên thế giới”.

 

PHÊ CHUẨN LUẬT VỀ HOÀN TRẢ TÀI SẢN CHO CÁC TỔ CHỨC TÔN GIÁO

 (AsiaNews 27.11) Hội đồng liên bang Nga đã phê chuẩn hôm 25.11 dự luật hoàn trả tài sản tôn giáo đã bị nhà nước quốc hữu hoá”. Bản thảo nầy nay thành luật ràng buộc, đã được 122 nghị sĩ thông qua và không có phiếu chống. Luật mới nầy quy định rằng các cơ quan liên bang miền và thành phố đang có tài sản bị quốc hữu hoá sau cách mạng tháng 10 (1917) chuyển cho các tổ chức tôn giáo các tài sản nầy. Hội đồng Liên bang trấn an các đại diện những bảo tàng Nga, vốn nhìn thấy nột mối nguy tiềm tàng đối với di sản lịch sử và nghệ thuật của quốc gia trong luật mới nầy : kết cục rồi sẽ rơi vào tay Toà thượng phụ chính thống giáo và các tôn giáo khác và những tác phẩm nghê thuật có thể bị mất. Phát ngôn nhân Thượng viện Nga giải thích với hãng tin Interfax, rằng “những đồ vật thuộc về những sưu tập của bảo tàng,lưu khố quốc gia sẽ không được chuyển giao cho các tổ chức tôn giáo”.  Tuy vậy không có bảo đảm nào đối với các cộng đồng thiểu số tôn giáo, vốn đã phán nàn rằng luật nầy tạo thuận lợi cho giáo hội Chính thống Nga. Trong các ’bất công’ nầy được đem ra ánh sáng, có việc giao cho giáo phận Kaliningrad Chính thống Nga, nguyên là nhà thờ Thánh Gia Công giáo  . Cộng đồng Chính thống giáo đáp lại với một giọng điệu đe doạ đối với những lời phàn nàn của Tổng giám mục Paolo Pezzi, giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Moscou.  

 

VATICAN GIỚI THIỆU HỘI JOSEPH RATZINGER - BIỂN ĐỨC XVI

 (ZENIT 27.11) Cổ vũ việc tìm tòi và nghiên cứu về tư tưởng của ĐHY Joseph Ratzinger: đó là mục tiêu của Hội Joseph Ratzinger – Biển Đức XVI được giời thiệu hôm 26.11 ở Vatican trong một cuộc họp báo. ĐHY Ruini,chủ tịch uỷ ban khoa hoc của ội, D0GM Giuseppe Antonio Scotti, chủ tịch Hội và Cha Stephan Otto Horn,S.D.S, chủ tịch “Câu lạc bộ Ratzinger” và Hội Joseph Ratzinger- Biển Đức XVI ở Munich (Đức) đã diễn thuyết  trong dịp giới thiệu nầy. ĐGM Scotti giải thích trước tiên :” Hội có mục tiêu cổ vũ những tìm tòi và nghiên cứu về tư tưởng của giáo sư Joseph Ratzinger, tổ chức những hội nghị có giá trị khoa học cao và tưởng thưởng những nhà nghiên cứu có công trạng đặc biệt trong nghiên cứu khoa học của họ”. “Ý nghĩa và mục đích của Hội trước hết là đặt dấu nhấn trên thần học. Hội muốn “mời gọi các nhà nghiên cứu và các nhà thần học có khả năng nói rằng ‘Thiên Chúa đang chúng ta và người đáp lời chúng ta”. Trong lời giới thiệu của Ngài, ĐGM Scotti cũng giải thích rằng Hội sẽ được sự đóng góp của Đức Thánh Cha tài trợ, Người dành một khoản kha khá trong tiền bản quyền của Người, ban đầu lên tới 2,4 triệu euros. Ngài nói thêm :” Đó là vốn liếng khởi đầu của Hội, Tôi tin chắc các trợ giúp tài chính sẽ đến từ những người chia sẻ với Đức Thánh Cha niềm xác tín rằng phải giúp nhân loại sống”.

 

VỚI CÁC BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN : TIN MỪNG – TÌNH HUYNH ĐỆ - SỨ MỆNH

 (ZENIT 27.11) Ngày 26.11,tiếp kiến những người tham dự Đại Hội Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp (USG), Đức Biển Đức đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Tin Mừng – Tình Huynh Đệ - Sứ Mệnh đối với đời sống tận hiến ở Châu Âu. Ủy ban quốc tế điều hành Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp (UISG) cũng hiện diện tại buổi triều yết nầy. Đức Thánh Cha nhắc lại: “Tự ơn gọi của mình,chư vị là những người tìm kiếm Thiên Chúa. Các vị dành cho việc tìm tòi nầy những nguồi sinh lực tốt nhất đời các vị. Các Vị đi từ những điều thứ cấp sang những điều ch1inh yếu, tới những gì thật sự là quan trọng. Cácvị tìm cái vĩnh viễn.Các vị tìm kiếm Thiên Chúa. Các bạn giữ ánh mắt chăm chú nhìn về Người”. Đức Thánh Cha nói thêm :” Hãy luôn là những người tìm kiếm say mê và những chứng nhân cho Chúa”. Sau khi nói lên tầm quan trọng của Lời Chúa, cụ thể hơn là Tin Mừng đối với đời sống Tận hiến,rằng “xã hội hiện tại cần  gương sáng đời sống tận hiến và Giáo Hội chờ đợi ở các vị điều đó”, Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh đến khía cạnh khác của đời sống tận hiến : tình huynh đệ và sau cùng là một yếu tố quan trọng: sứ mệnh truyền giáo, vốn là bản chất của Giáo Hội và trong Giáo Hội,là bản chất của đời tận hiến. Sứ mệnh truyền giáo là thành phần căn tính của các Vị,thúc đẩy các vị đem Tin Mừng cho mọi người,không có biên giới”, là chìa khóa đẻ hiểu và hồi sinh đời sống tận hiến. HÃY ĐI VÀ VỚI LÒNG TRUNG THÀNH SÁNG TẠO, HÃY BIẾN THÀNH CỦA MÌNH THÁCH ĐỐ TÁI TRUYỀN GIÁO”. Sau cùng, Đức Thánh Cha đề cập đến vấn đề ơn gọi đời sống tận hiến :” Những khó khăn nầy không được làm các vị quên rằng đời sống tận hiến có nguồn gốc trong Đức Chúa: Chúa muốn như thế vì sự xây dựng và sự thánh thiện của Giáo Hội và để có được điều ấy, chính Giáo Hội sẽ không bao giờ thiếu ơn gọi”.

 

ĐỨC THÁNH CHA THĂM NƯỚC BENIN VÀO THÁNG 11.2011

 (ZENIT 27.11) Theo một thông cáo chính thức công bố ngày 26.11 ở Cotonou [thủ đô kinh tế và là thành phố lớn nhất Benin với 770.000 dân,nơi ký hiệp ước giữa Phi Châu và Liên Minh Châu Âu, gọi là Thoả Ước Cotonou. ND] : Đức Thánh Cha sẽ chính thức tông du nước cộng hoà Benin từ 18 đến 20.11.20100. Thơng tin nầy đã được giám đốc văn phòng báo chí Toà Thánh xác nhận. Đức Thánh Cha sẽ đi lần thứ hai sang Phi Châu và lần nầy sẽ trao  tông huấn  Thượng Hội Đồng về Phi Xhâu đã diễn ra ở Vatican tháng 10.2009. Thông cáo giải thích :” Đức Giáo Tông có ý định trao cho đại diện các HĐGM toàn Châu Phi một bức Tông huấn, vốn sẽ là hoa trái của Thượng Hội Đồng đặc biệt các giám mục diễn ra ở Vatican vào tháng 10.2009. Văn kiện nầy - soạn thảo tử chủ đề của THĐ : Giáo Hội ở Châu Phi phục vụ Hoà Giải,Công Lý và Hoà Bình, - sẽ là một kim chỉ nam mục vụ cho Giáo Hội ở Châu Phi cho những năm sắp tới”. Ví thế chuyến thăm nầy của Đức Thánh Cha mang tính chất “mục vụ” và sẽ là dịp để mừng kỷ niệm “150 năm truyền giáo nước Benin”, đồng thời là dịp để nhắc lại kỷ niệm không thể quên được về ĐHY Bernadin Gantin mà Đức Thánh Cha đã có may mắn quan phòng chi sẻ nhiều năm phục vụ Toà Thánh” (ĐHY Gantin mất ngày 13.05.2008 ở tuổi 86, là vị hồng y người Châu Phi đầu tiên đứng đầu một ban ngành ở Vatican, điều khiển các HĐGH Đồng Tâm (Cor Unum), Công Lý và Hoà Bình; Uỷ ban giáo hoàng về Nam Mỹ và Thánh Bộ Giám Mục). [Năm 2011, Đức Thánh Cha sẽ có 4 cuộc thăm viếng : Croatia (tháng Sáu), Tây Ban Nha (Tháng Tám), Đức (Tháng 9), Benin (tháng 11)]

 

 Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 


Về Trang Mục Lục