Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 28.11 ĐẾN 04.12.2010 – ĐẦU TUẦN)

 

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI VIỆC LÀM CHO LƯƠNG TÂM RA ĐEN TỐI,VỐN VI PHẠM SỰ SỐNG NẨY SINH

 (AsiaNews 28.11) Những người nắm giữ vai trò chủ chốt trong thế giới chính trị,kinh tế và truyền thông xã hội phải làm “những gì trong quyền lực của họ để xúc tiến một nền văn hoá tôn trọng sự sống con người, để cung cấp những điều kiện thuận lợi và nâng đỡ những hệ thống tiếp nhận và phát triển sự sống”. Đó là lời yêu cầu khẩn khoản của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI, khi Người chủ tọa đêm canh thức cầu nguyện cho trẻ chưa sinh. Người nói :”Tin vào Chúa Giêsu Kitô cũng có nghĩa là có một cách nhìn mới về con người,một cái nhìn đầy tin tưởng và hy vọng. Vả lại, chính kinh nghiệm và lý trí cho thấy rằng hữu thể con người là một chủ thể có khả năng phân biện,có ý thức về bản thân và tự do, độc nhất và không thể thay thế được, đỉnh điểm của mọi sự trên trần gian,phải được thừa nhận trong các giá trị bẩm sinh của nó và luôn phải được chấp chận với lòng kính trọng và yêu mến. Con người có quyền không bị đối xử như một đồ vật mà người ta sở hữu hoặc như một cái gì để người ta nhào nặn tùy ý, không bị biến thành chỉ còn là một dụng cụ sinh lợi cho người khác và cho lợi ích của họ. Con người là một điêu thiện hảo trong và của chính nó và phải luôn tìm sự phát triển toàn diện của con người. Tình thương đối với mọi người, nếu nó chân thành, vốn có khuynh hướng trở thành một sự quan tâm ứu ái đối với những người yếu đuối nhất và khó nghèo nhất. Trong mạch tư tưởng nầy, chúng ta nhận thấy sự quan ngại của Giáo Hội đối với các trẻ chưa sinh, những ngưởi mong manh nhất, những người bị đe doạ nhất do tính ích kỷ của người lớn và của những lương tâm đen tối. Giáo Hội không ngừng lập đi lập lại những gì đã được Công Đồng Vatican II tuyên bố chống lại nạo phá thai và những vi phạm đến sự sống chưa sinh ra : ”từ thời khắc được thụ thai, sự sống phải được gìn giữ thận trọng nhất”. Tuy nhiên, có “những xu huớng văn hoá cố tìm cách làm cho các lương tâm con người mất hết cảm giác với những động cơ làm cho mê muội lầm lạc. Liên quan đến phôi thai trong dạ mẹ, chính khoa học nêu bật sự tự trị có khả năng tương tác với người mẹ, phối hợp những tiến trình sinh học, sự tiếp tục trong phát triển, sự phức tạp ngày càng tăng của cơ thể. Đó không phải laàmột sự tích lũy vật liệu sinh học,mà là một hữu thể sống động mới và được sắp đặt một cách kỳ diệu,một hữu thể con người độc nhất. Chúa Giêsu đã ở trong cung lòng Mẹ Maria thế nào,thì tất cả chúng ta cũng như vậy trong cung lòng mẹ chúng ta…Không có lý do gì để không coi Người là một con người từ khi được thụ thai”. Thật không may, ngay cả sau khi được sinh ra, cuộc sống của các trẻ em tiếp tục có nguy cơ bị bỏ rơi,bị đói khát,nghèo nàn,bệnh tật,lạm dụng,bạo lực và bóc lột. Vô số những vi phạm các quyền của trẻ em trong thế giới nầy làm tổn thương nghiêm trọng lương tâm của mọi người thiện tâm thiện chí. Trước cảnh tượng đáng buồn của những bất công phạm đến sự sống con nười, trước và sau khi sinh, tôi lấy làm của mình lời Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II khẩn khoản kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi một và của mọi cá nhân :” Hãy kính trọng, bảo vệ,yêu mến và phục vụ sự sống,mọi sự sống con người! Chỉ trong chiều hướng nầy, anh chị em mới tìm thấy được công bằng,phát triển, tự do đích thực,hà bình và hạnh phúc” (Tông thư Evangelium Vtae – Tin Mừng Sự Sống, 5). Tôi nài nỉ những người giữ vai trò chủ chốt trong chính trị,kinh tế và truyền thông xã hội hãy làm mọi sự trong quyền lực của họ để xúc tiến một nền văn hoá tôn trọng sự sống con người, để cung cấp những điều kiện thuận lợi và nâng đỡ các hệ thống tiếp nhận và phát triển sự sống”.

 

TIẾP KIẾN ĐẠI SỨ NHẬT:  LO SỢ VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ GIA TĂNG CĂNG THẲNG TOÀN CẦU

 (AsiaNews 27.11) Làm việc để xây dựng sự hiệp nhất trong gia đình nhân loại, cổ vũ hoà bình, kiên trì trong việc không phổ biến vũ khí nguyên tử ở Châu Á và trên thế giới. Đó là những gì Đức Thánh Cha đã nói trong bài diễn văn sáng nay,khi tiếp kiến ngài Yamaguchi Hidekazu, đại sứ Nhật đến trình quốc thư. Đức Thánh Cha nói :” Từ khi gia nhập LHQ, nước Nhật luôn giữ vai trò quan trọng trong vũ đài chính trị khu vực và quốc tế và đã cống hiến đáng kể vào sự mở rộng hoà bình,dâ n chủ và nhân quyền ở Viễn Đông và trong phần còn lại của thế giới, nhất là trong các quốc gia đang phát triển. “Nhớ lại kỷ niệm 65 năm bỏ bom nguyên tử HiroshimaNagasaki, Đức Thánh Cha nói rằng “ vũ khí nguyên tử luôn là mối quan ngại lớn lao. Việc sở hữu và việc có thể sử dụng chúng đã làm gia tăng căn thẳng và ngờ vực trong nhiều nơi trên thế giới”. Đức Thánh Cha nêu bật những cố gắng của Nước Nhật trong giãi trừ vũ khí và đưa ra những giải pháp cho những cănh thẳng chính trị trong khu vực nầy. Đức Thánh Cha tiếp tục : “Chúng tôi chia sẻ với nước Nhật quan ngại nầy, vì một thế giới không có vũ khí nguyên tử. Toà Thánh cổ vũ tất cả mọi quốc  gia hãy kiên nhẫn xây dựng hoà bình với các phương tiện kinh tế và chính trị, biến chúng trở thành một bức tường bảo vệ chống lại mọi mưu toan viện đến vũ khí và xúc tiến sự phát triển con người toàn diện của tất cả mọi dân tộc”. Trong một châu lục mà Kitô hữu chịu những vi phạm đến tự do tôn giáo và bạo lực, Đức Biển-Đức XVI nhấn mạnh tự do tôn giáo và tự do lương tâm ở Nhật, vốn giúp cho Giáo Hội Công giáo không chỉ được sống trong hoà bình và tình thân ái với hết mọi người, mà còn có thể giữ một vai trò tích cực và sống động trong quốc gia nầy, qua các đại học, nhà trường,bệnh viện và  các cơ sở từ thiện phục vụ toàn thể cộng đồng”.

 

PHÁP : DOM JEAN-PIERRE LONGEAT,TÂN CHỦ TỊCH CORREF (HỘI NGHỊ TU SĨ NAM NỮ NƯỚC PHÁP)

 (Apic 28.11) Cha Jean-Pierre Longeat , đan viện Ligugé,trong giáo phận Poitiers, trở thành tân chủ tịch Corref, đứng đầu hội nghị nam nữ tu sĩ liên kết với HĐGM Pháp và quy tụ 40.000 tu sĩ nam nữ ở Pháp. Họp nhau tại Lộ-Đức tham dự đại hội lần thứ hai, 380 phụ trách  hội dòng và đan viện tại Pháp đã bầu hôm 26.11 tân chủ tịch. Sinh năm 1953,gia nhập đan viện Ligugé năm  1975, sau khi đã là trợ sĩ bệnh viện và coi nhà tập, Dom Jean-Pierre được bầu làm đan viện phụ tu viện của Ngài năm 1990.

 

ORISSA : KITÔ HỮU MẤT LÒNG TIN VÀO CÔNG LÝ

 (AsiaNews 27.11) Các Kitô hữu đã mất hy vọng có được công lý sau vụ thả tự do cho Manoj Pradhan, một trong những bị đơn trong vụ kiện về cuộc tàn sát năm 2008 ở Orissa, nhờ đóng tiền tại ngoại. ĐGM giáo phận Sambalpur,Lucas Kerketta, cho biết rằng “các toà án ở Orissa dường như rất khoan dung với những người đã thực hiện bạo lực bài Kitô giáo tồi tệ nhất trong những năm vừa qua, với hàng trăm cái chất, 56.000 nhà cửa bị dời chỗ và thánh đường bị phá hủy. Manoj Pradhan, một đại biểu đảng BJP và là thành viên tổ chức cực đoan Sangh Parivar, bị kết án vào tháng 9 trong đợt xử lần đầu sáu năm tù giam vì đã sát hại Vikram Nayak, một Kitô hữu bị giết trong vụ tàn sát 2008. Ngày 22.11, toà phúc thẩm cho y được nộp tiền tại ngoại. ĐGM Kereketta nói :”Ai cũng biết Pradhan là một trong những tay đạo diễn các cuộc tấn công Kitô hữu ở Kandhamal.Nếu các toà án tiếp tục cho nộp tiền tại ngoại và tha cho các tù nhân, thí Kitô hữu sẽ mất lòng tin nơi việc tố tụng và nơi nhà nước”. Theo Cha Nicalas Barla,một luật sư và là nhà đấu tranh nhân quyền,người hỗ trợ các Kitô hữu ở Kandhamal trong các vụ kiện của họ, thì các luật sư và quan toà trong các toà án ở Orissa có ‘thiên kiến” và phớt lờ tiếng kêu công lý của các Kitô hữu. Cha Nicalas nói :”Tuy vậy, Kitô hữu ở Kindhamal sẽ vẫn tiến tới.Chúng tôi đang lên kế hoạch kháng cáo lên Toà Án Tối Cao trong những vụ kiện bị thua ở các toà cấp thấp. Các vụ xét xử ở Kandhamal đã trở thành không cần thiết và hầu như tất cả bọn bị giam giữ đều được đóng tiền tại ngoại”. 

 

ROMA : TIẾP KIẾN GIÁM MỤC ANH GIÁO Ở GIBRALTAR

 (Apic 27.11) Có mặt tại Roma nhân hội nghị chuyên đề về “Vị trí trên hết của Thiên Chúa trong cuộc đời và tác phẩm của Chân Phước John Henry Newman, Douglas Geoffey Rowell, giám mục Anh giáo vùng lãnh thổ Anh tại Gibraltar, đã được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI triều yết ngày 26.11. ĐGM Rowell tham dự hội nghị chuyên đề do Trung Tâm Quốc tế các thân hữu Newman vào hai ngày 22 và 23.11 tại đại học giáo hoàng Grêgôriô. Cuộc gặp nầy xả đến khi 5 giám mục Anh giáo đã nộp đơn xin từ chức đến tiến sĩ Rowan,TGM Canterbury.

 

GIÁO HẠT TÒNG NHÂN ANH GIÁO ĐỊA PHƯƠNG ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TRÔNG ĐỜI VÀO LỄ PHỤC SINH

(CathNews 29.11) Theo lời ĐGM Peter Elliott, GM phụ tá Giáo phận Melbourne,đại diện HĐGM Úc trong việc hỗ trợ tín đồ Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo, cho biết : Giáo hạt tòng nhân Anh giáo tiên khởi được trông đợi thiết lập ở Úc vào Lễ Phục Sinh sắp tới. Ngài nói :” Chúng tôi còn phải làm việc với Vatican để xem đâu là cách tiến hành tốt nhất,nhưng phải tập trung quanh lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống. Chúng tôi hy vọng qua đó có được những thánh đường riêng biệt dành cho giáo hạt tòng nhân nấy và, điều quan trọng nhất, ấy là có được những giáo sĩ nhnào đó vốn đã hoà giải riêng và được truyền chức linh mục, sẵn sàng đón mừng các bạn cựu tín đồ Anh giáo của họ”. Ngài nói :”Tôi hy vọng cơ cấu này có thể bắt đầu năm tới ở Úc và sẽ lan rộng. Tôi biết lúc khởi sự nó sẽ rất nhỏ và bắt đầu trong một số thành phố lớn.Nhưng một khi đã ra mắt và chạy đều, tìhì tôi tin nó sẽ lôi kéo thêm rất nhiều người. Các bạn không thể mong đợi người ta gia nhập cái gì mà họ không thể nhìn thấy,nhưng vào năm tới thì sự thể sẽ khác. Tình hình tương tự áp dụng ở nước Anh vá chúng tôi sẽ theo dõi cẩn thận những gì xảy ra ở đó, cả khi chúng tôi chỉ còn ít tháng tyrước khi tiến hành thành lập giáo hạt tòng nhân đầu tiên giống như thế.

 

GIÁO HỘI QUẢ QUYẾT : CHỦ NGHĨA BÀI CÔNG GIÁO HOẠT ĐỘNG MẠNH Ở SCOTLAND

(CathNews 29.11) Tờ Sunday Times đưa tin :m ột phát ngôn nhân của Giáo Hội Công giáo Scotland, Peter Kearny, nói rằng một thư điện tử mang tính công kích và giáo phái được một quan chức kỳ cựu Hội Bóng Đá Scotland gửi cho nhân viên khác chỉ là phần nổi của tảng băng chủ ngĩa bài Công giáo trong xã hội Scotland. Kearney nói :” Đầu tuần nầy, tôi đã viết thư cho Giám đốc điều hành Hội Bóng đá Scoland, Stewart Regan, về một thư điện tử mang tính công kích tấn công Đức Thánh Cha Biển-Đức, được cho là gửi từ một quan chức kỳ cựu của hội Bóng Đá Scotland tới một nhân viên khác vào ngày Đức Thánh Cha viếng thăm Scotland. Dù khoyng có hành động nào xảy ra hai tháng kể từ khi thư nói trên được gửi đi,tôi yêu cầu cấp bách làm sáng tỏ về vụ việc nầy. Cuốu tuần ầy, vị quan chức gây tanh cãi nầy,Hugh Dallas, người đứng đầu Phát Triển Trọng Tài đã xin từ chức, nói là vì “lý do gia đình”. Dù sự thật trong chuyện nầy có thể không bao giờ được sáng tỏ, nhưng vụ việc xảy ra cho thấy không có mấy dấu hiệu biến mất. Nội dung bức thư điện tử mang tính công kích nầy khong được đưa ra trong phần tin của hãng tin The Independent Catholic News. Ông Kearney nói vụ việc nầy làm rõ “thực tại một sự thù ghét bài Công giáo sâu rộng và đầy ác ý ở Scotland”. Ông viết :”Sự cố chấp, tính cáu gắt,những hoạt động ngầm và những lời bóng gió mang tính giáo phái phải chấm dứt. Những thái độ hành xử đang ghét như thế đã quá đủ. Chúng đầu độc sự tốt lành đới sống cộng đồng. Chúng phải bị loại bỏ một lấn cho tất cả

 

NGƯỜI DÂN SRI LANKA CHÀO MỪNG VỊ HỒNG Y THỨ HAI CỦA HỌ

 (UCAN 29.11) Người dân Sri Lanka từ các tôn giáo khác nhau đứng chật các đường phố để đón mừng vị hồng y trở về. Nhà sư Phật giáo Akurasse Chandrasiri Thero hoà vào đám đông để chào mừng ĐHY Malcolm Ranjith, nói :” Chúng tôi hãnh diện vỉ Sri Lanka đã sản sinh một nhân vật xuất chúng cở nầy để dẫn dắt tín hữu Công giáo trong miền đất nầy”. Một nhà sư khác,Kalupahana Piyaratana Thero, đồng ý :” ĐHY Ranjith đã cống hiến để xây dựng sự hoà hợp giữa các tôn giáo”. ĐHY đi từ sân bay quốc tế Bandaranaike đếb Vương Cun Thánh Đường quốc gia ở Ragama,tây Sri Lanka, để bày tỏ lòng kính trọng đối với Cố Hồng Y Thomas Benjamin Cooray, vị hồnng y tiên khởi của Sri Lanka. Cha Basil Wicramasinghe,một linh mục quản xứ,nói :”Tôi cho rằng Đức TGM Ranjith trở thành Hồng Y vì đã phục vụ các gia đình nghèo”. Thủ tướng D.M. Jayarathe của Sri Lanka cũng nói: “Tất cả dân xchúng Sri Lanka hãnh diện vì có một tân hồng y”. Đức Tân hồng y sinh năm 1947, đã giữ nhiều chức vụ ở Vatican, kể cả thư ký tại Thánh Bộ Phúc Ân Hoá các Dân Tộc. Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã bổ nhiệm Ngài làm Tổng giám mục giáo phận Colombo.

 

VỤ NỔ MÌN Ở ORISSA GIẾT CHẾT NĂM KITÔ HỮU

 (UCAN 29.11) Năm Kitô hữu, gồm cả một phụ nữ đang mang thai và một cháu bé, đã bị giết trong một vụ nỗ mìn ở Orissa, Đông Ấn, xảy ra vào khoảng 11 giờ đêm ngày 27.11 tại làng Barmumigam, tâm điểm của bạo lực bài Kitô giáo kéo dài nhiều tháng cách nay hai năm. Những người tử nạn đang quay về nhà ở Tajungia trong một xe cứu thương từ một bệnh viện,nơi người phụ nữ đi kiểm tra thai. Vụ nỗ cũng giết chết chồng chị và người lái xe. Những phần thi thể của họ được tìm thấy cách khoảng 500 mét và vụ nỗ đã tạo ra một cái hố sâu hơn 3 mét trên đường. Chưa ai nhận trách nhiệm về vụ nỗ nầy,nhưng cảnh sát nghi ngớ những người theo chủ nghĩa cộng sản Mao [Trạch Đông]. Những kẻ khác lại nghi ngờ các tổ chức cực đoan khác. Một trận chiến đang diễn ra giữa các người cộng sản theo phái Mao và các lực lượng an ninh đã được một thời gian rồi. Ngày 25.11,những người theo Mao được cho là đã sát hại Manoj Kumar Sahu, một nhà thầu, cũng trong vùng vụ nỗ mìn nầy. Cha Nicholas Barla,Dòng Ngôi Lời,một nhà hoạt động sắc tộc, nói :” Bất cứ điều gì đã xảy ra cũng là bất hạnh. Nhắm vào những người vô tội phản ánh tình trạng vô luật pháp và phải chấm dứt ngay”.

 

CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRONG GIỚI TRẺ : MỐI QUAN NGẠI VỚI GIÁO HỘI LÀO

 (UCAN 29.11) Các giáo sĩ nói chủ nghĩa duy vật trong giới trẻ Công giáo nay đã thay thế những hạn chế trong thực hành đạo, là quan ngại chính đối với Giáo Hội trong đất nước Lào cộng sản. ĐGM Jean Marie Prida Inthirath, đại diện tông toà giáo phận Savannakhet, nói :” Chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa duy vật đang thấm nhập vào dân chúng tôi. Đây là một thuốc độc cho đời sống đạo của giới trẻ. Nó đang thâm nhập vào chúng ta còn sâu hơn cả ý thức hệ chính trị”. Nhiều tín hữu Công giáo trẻ không thể phân biệt những điều muốn và những điều cần và đã buông trôi khỏi Giáo Hội và tôn giáo. Ngài chỉ trích các phương tiện truyền thông vì đã nói rằng giới trẻ “muốn có được những thứ họ nhìn thấy trên truyền hình – như là điện thoại di động và quần áo thời trang”. ĐGM Prida cũng nhận định rằng nhiều người dân Lào di chuyển qua biên giới đất nước Thái Lan phát triển hơn để tìm công ăn việc làm và mang về tiền bạc cũng những sản phẩm tiêu thụ mới. Ngài nói :” với họ, ý nghĩa đời sống đã thay đổi.Tiền bạc được coi là cái quan trọng nhất trong đời, đang hủy diệt nền văn hoá truyền thống của chúng tôi vốn căn cứ trên sự đơn sơ”. ĐGM quy trách nhiệm cho thế hệ đi trước :” Nếu con cháu chúng ta đang rời bỏ Giáo Hội, vấn nạn rõ ràng ấy la chúng ta, người lớn, đã không huấn luyện chúng một cách thích hợp”. Ngài cho biết : Giáo Hội đang cố gắng chống lại xu hướng nầy bằng cách tổ chức những nhóm thể thao cho giới trẻ trong các làng mạc và huấn luyện dân chúng trong việc canh tác có hệ thống. Cha Somdeth Kaleuan cũng nhất trí rằng nỗi lo âu chính của Giáo Hội ngày nay là giới trẻ: “Chúng tôi lo họ sẽ không có khả năng cưỡng lại cám dỗ của chủ nghĩa duy vật. Chúng ta phải làm cho thế giới quan của họ thay đổi ngược lại”. Ngài nói việc dạy giáo lý là chìa khóa giúp cho tín hữu Công giáo trẻ tái khám phá đức tin của họ. Ngày trước ngay cả khi bị bách hại, đa số người Công giáo không bỏ đức tin.Ngày nay nhiều thanh thiếu niiên Lào lại khi6ng thực hành đức tin,ngay cả khi tình hình chính trị không buộc họ làm như vậy.

 

PHI LUẬT TÂN : BẢO VỆ SỰ SỐNG VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHỮNG.

 (ZENIT 29.11) Tiếp kiến hơn 30 giám mục đi viếng Ad Limina sáng ngày 29.11, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khích lệ sự dấn thân của  các giám mục Phi Luật Tân để bảo vệ sự sống con người và đấu tranh chống tham nhũng. Phi Luật Tân là đất nước đông người Công giáo nhất Châu Á với 95% trên dân số hơn 90 triệu. Đức Thánh Xha nhấn mạnh tần quan trọng những sự can thiệp của Giáo Hội trong những vấn đề xã hội ở Phi Luật Tân : bảo vệ sứ sốbg (và chống lại án tử hình), bảo vệ gia đình Kitô giáo, đấu tranh chống tham nhũng, giáo dân dần thân vào lãnh vực truyền thông. Đức Thánh Cha nói lại rằng Giáo Hội không làm chính trị,nhưng góp phần vào việc kiến tạo một trật tự xã hội mang dấu ấn công bằng và bác ái. Có lúc việc công bố Tin Mừng bao gồm cả việc đụng đến ‘những chủ đề quan trọng đối với lãnh vực chính trị”. Đó cũng là một cách để “cổ vũ chân lý về con người và xã hội : chân lý ấy không chỉ có được từ “Mạc Khải”, mà còn từ “luật tự nhiên”, trong một “trật tự mà lý trí con người tiếp cận được” và do vậy nó đem đến “cho tất cả những người thiện tâm một căn bản đối thoại và phân biện sâu sắc hơn”.

 

TÁI PHÚC ÂM HOÁ CHÂU MỸ

 (ZENIT 30.11) Giáo Hội Châu Mỹ biểu lộ những chờ đợi lớn lao từ khi nghe loan báo Thượng Hội Đồng sắp tới về:”Tái Truyền Giáo để chuyển giao đức tin Kitô giáo”, sẽ diễn ra ở Roma từ 07 đến 28.10.2012. chủ đề nầy là thời sự của kỳ họp lần thứ 15 ở Vatican trong hai ngày 16 và 17.11, của Hội đồng đặc biệt về Châu Mỹ của ban tổng thư ký Thượng Hội Đồng các Giám Mục, vì đây cũng là một ‘đề tài chủ đạo” của huấn thị tông đồ hậu thượng hội đồng của Đức Gioan-Phaolô II về Giáo Hội ở Châu Mỹ, “Ecclesia in America”. Một thông cáo cho thấy vừa là “những dấu chỉ hy vọng” và là những dấu hiệu ưu tư của Hội đồng hậu thượng hội đồng. Kỳ họp do ĐGM Nikola Eterovic, tổng thư ký thượng hội đồng giám mục, chủ toạ. Nó cập nhật một loạt những vấn đề liên quan đến tình hình xã hội và giáo hội trong những vùng khác nhau ở Châu Mỹ. […] . Với những gì về đời sống Giáo Hội, hội đồng nói tới “một sự gia tăng ơn thiên triệu” và “ý thức về sứ mệnh truyền giáo đối của toàn Giáo Hội Châu lục nầy”. Hội đồng cho rằng Thượng Hội đồng về “Lời Chúa trong cuộc đời và sứ mệnh của Giáo Hội” và tông huấn hậu thượng hội đồng của Đức Biển-Đức XVI “Verbum Domini” (Lời Đức Chúa) có một “ảnh hưởng tích cực”. Kỳ họp tới của hội đồng đặc biệt về Châu Mỹ sẽ diễn ra từ 18 đến 28.10.2011.

 

ISRAEL : NHỮNG CHỨC TRÁCH TÔN GIÁO SẼ GẶP ĐỨC GIÁO HOÀNG VÀO THÁNG GIÊNG

 (ZENIT 30.11) Các chức trách tôn giáo thuộc những cộng đồng khác nhau ở Israel sẽ thăm viếng Đức Biển-Đức XVI vào ngày 13.01.2011 tại Vatican. Thông báo nầy được đưa ra vào cuối kỳ gặp gỡ thường niên của Hội đồng các lãnh đạo tôn giáo và giáo phái ở Israel, diễn ra ở Trung Tâm quốc tế Domus Galilaeae, gần Núi Bát Phúc, vào ngày 25.11.2010. Hội đồng nầy gồm có  lãnh đạo các giáo hội, các giáo sĩ trưởng Israel, lãnh tụ cộng đồng Druze, trưởng Toà phúc thẩm Hồi giáo và các thủ lãnh những cộng đồng khác: Bahai,Ahmadiyya, người Samaria, Cốp, người Ethiopia và người Assyria. Thông cáo do văn phòng của phát ngôn nhân bộ ngoại giao nhấn mạnh :” Hội nghị năm nay đặc biệt có ý nghĩa,nếu người ta tính đến việc các thành viên của Hội đồng sẽ gặp Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI vào ngày 13.01.2011 ở Vatican. Cuộc gặp lịch sử nầy phản ánh thái độ tích cực của Vatican và của Đức giáo hoàng đối với diễn đàn nầy ,cũng như coi trọng đối thoại và những quan hệ giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau hiện diện ở Israsel”. Chủ đề hội nghi lần thứ 4 nầy của Hội Đồng, là : “Tự do tôn giáo và tự do thờ phượngở Israel”.  Trong hội nghị, đã trình chiếu bộ phim “Faith” (đức tin), đề cập đến tự do tôn giáo ở Israel, theo sau là thảo luận về vai trò các chức sắc tôn giáo.

 

TRUNG QUỐC : CUNG HIẾN NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ GIÁO PHẬN HE ZE CHO CHÚA KITÔ VUA

 ( Fides 29.11) “Việc mở cửa giáo xứ được cung hiến cho Chúa Kitô Vua là dấu hiệu phục hồi sứ mệnh truyền giáo của chúng ta”. Đó là những lời của vị phụ trách Giáo phận He Ze, trong tỉbh Sơn Đông, ngày cung hiến tân giáo đường Chính Toà cho Chúa Kitô Vua, diễn ra  hôm 26.11. Theo các nguồn tin, hơn 2.000 tín hữu đã tham dự nghi thức long trọng nầy, trước đó là cuộc rước kiệu với Thánh Giá, do ĐGM Zhang Xian Wang, giám mục giáo phận Ji Nan, chủ tế cùng với 36 linh mục đồng tế. Giáo phận He Ze, điểm truyền giáo của các tu sĩ Dòng Ngôi Lời, hiện có hơn 10.000 tín hữu với 4 linh mục, 1 phó tế và 8 nữ tu. Sau khi Đức giám mục giáo phận Wang Dian Duo, qua đời vào năm 2005, toà vẫn trống ngôi. Tân giáo đưoờng theo phong cách gô-tíc, là một công trình rất đẹp của thành phố, khiến nhiều người chú ý,nhất là giới trẻ tò mò. Toà nhà có diện tích 900 m2 và có thể đón tiếp hơn 800 tín hữu. Nhà của các linh mục và tu viện các nữ tu chiếm khoảng 800 m2.

 

03.12.2010 : NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

 ( Agence Fides 30.11) Từ năm 1998, ngày 03.12 hằng năm được lấy làm Ngày Quốc Tế người Khuyết Tật trên toàn thế giới, chính thức được LHQ xúc tiến. Gần 10% dân số thế giới (khoảng 650 triệu người) chịu một khuyết tật. Hơn nữa,80% những người khuyết tật nầy (tức là khoảng 400 triệu) sống trong các nước nghèo. Người ta cũng ghi nhận 90% trẻ em mang khuyết tật trong các quốc gia đang phát triển không được đến trường. Gần 20 triệu phụ nữ bị tật nguyền do những biến chứng khi mang thai hoặc khi sinh đẻ. Trên thế giới, những người khuyết tật phải đương đầu với những trở ngại trong việv tham gia vào đời sống xã hội, do những rào cản hệ thống kiến trúc,những thành kiến văn hoá, sự phủ nhận các quyền con người và công dân. Theo các số liệu của cuốn Niên Giám Thống Kê Giáo Hội gần đây nhất, trên thế giới có 15.985 nhà cho người co tuổi,bệnh mãn tính và khuyết tật do Giáo Hội cai quản, trong đó 8.265 nhà ở Châu Âu, 4.143 ở Châu Mỹ,2.234 ở Châu Á,834 ở Châu Phi và 509 nhà ở Châu Úc. Khuyết tật và nghèo đói liên kết chặt chẽ với nhau và mỗi cái là nguyên nhân của cái kia. Hai môi trường cản trở bất công nhất các quyền của những con người nầy là giáo dục và y tế. Ở Ý, Hội Thân Hữu Raoul Follereau (AIFO) đã dấn thân trên lãnh vực quốc gia để cổ vũ quyền của người khuyết tật ở mọi cấp độ, đặc biệt chú ý tới những người sống trong các vùng bất lợi nhất trên trái đất về bình diện kinh tế.

 

NHỮNG QUAN ĐIỂM PHI LÝ VỀ TÔN GIÁO CỦA HITCHENS

(CathNews 30.11)  Joel Hodge, giảng viên Thần học và Triết học ở ACU,viết : Dù ai đó có thể có thiện cảm sâu xa với Christopher Hitchens khi ông đấu tranh chống ung thư, thì cuộc phỏng vần của Lateline với ông cho thấy rằng Hitchens vẫn tiếp tục có những quan điểm phi lý về tôn giáo. Được hỏi về vỉệc liệu ông có nghĩ tôn giáo sẽ tồn tại chăng,Hitchens trả lời như sau :” Tôn giáo là một phần của bản chất con người. Nó cũng là một phần của lịch sử văn hoá và trí tuệ của chúng ta”. Nếu tôn giáo là độc hại như Hitchens quả quyết, thì dường như ‘thuốc độc” nầy sẽ còn mãi (mặc cho sự đóng góp của nó cho nền văn minh,như ông đã chỉ ra). Nhưng bên trong tư tưởng của Hitchens, điều nầy có ý nghĩa chăng? Trong quan điểm của Hitchens là hai cách nhìn tôn giáo : như một hiện tượng xảy ra tự nhiên và như một cái do xã hội và văn hoá xây dựng nên. Vì Hitchens nói rằng tôn giáo là một phần của thân phận con người, ông có vẻ tin rằng nó được đặt nền tảng trong những khả năng tự nhiên của con người. Nếu tôn giáo chỉ là một cái do văn hoá hình thành, thì nó dễ dàng bị phá hủy và bị xoá sổ. Còn nếu tôn giáo xảy ra tự nhiên và nó “đầu độc” mọi thứ, thì vấn đề mãi là : đâu là khả năng tôn giáo nầy, được thấm sâu một cách tự  nhiên vào trong con người, dẫn đến sự ác “tôn giáo”? Dường như xác định tôn giáo là “độc hại” và nhận ra những nguồn gốc của tôn giáo trong bản tính con người, có thể dẫn người ta tời chỗ nghĩ rằng có một cái gì đó mà con người còn bị thiếu trong bản tính của nó. Điều nầy dẫn chúng ta vượt qua phạm trù “tôn giáo” để suy gẫm bản tính con người. Lập luận nầy được hỗ trợ thêm nữa bởi những nghiên cứu ý nghĩa của “tôn giáo”. Trong nghiên cứu thấu đáo của ông, Giáo sư Willaim Cavanaugh lập luận rằng phạm trù tôn giáo tự nó là mơ hồ và có động cơ chính trị. Hitchens nói như thể có một phạm trù “tôn giáo” nào đó tuyệt đối, đứng một mình, có một bản chất xuyên lịch sử, xuyên văn hoá. [Hitchens cùng với Dawkins đòi bắt giữ Đức Thánh Cha khi Người tông du nước Anh]

 

GIÁM MỤC ANH GIÁO ĐẶT MŨ GẬY DƯỚI CHÂN ĐỨC BÀ KHI RỜI ĐI GIÁO HẠT TÒNG NHÂN

 (CWNews 30.11) ĐGM Andrew Burnham giáo phận Ebbsfleet,một trong 5 giám mục Anh giáo đã loan báo sẽ hiệp thông trọn vẹn với Toà Thánh, đã đặt mũ gậy dưới chân Đức bà trong bài giảng cuối cùng với tư cách giám mục Giáo hội nước Anh. Ngài giảng :” Chúa Giêsu cầu nguyện cho hồng ân hiệp nhất. Chính hồng ân Hiệp Nhất đó – tôi tin như thế - đang được ban cho chúng tôi và qua chúng tôi, ban cho tất cả các Kitô hữu đã tách rời, trong Tự Sắc Anglicanorum Coetibus. Chính vì đó là hồng ân của Chúa Thánh Linh, luôn hành động trong Hội Thánh Người, mà tôi tin tôi phải chấp nhận nó và mời gọi những người khác cùng đến với tôi trên hành trình nầy…Phong trào Công giáo – Anh giáo đã chiến đấu một cuộc chiến thua cuộc từ 150 năm qua, cố gắng thuyết phục Giáo hội nước Anh eằng nó sẽ có thể trở thành Công giáo,giá như nó thích nghi được với Đức Tin Công giáo và đi theo Đức Tin và Trật Tự Công Giáo. Nhưng tôi yêu Giáo Hội nước Anh và tôi sẽ nhớ nó. Nó đã dạy tôi những bài Thánh Vịnh. Nó đã dạy tôi về thánh nhạc phục vụ Thiên Chúa. Nó đã dạy tôi về vẻ đẹp sự thánh thiện…Với nhiều người, tôi hy vọng sẽ nói câu “sớm gặp lại” (see you soon), hơn là câu “tạm biệt”(good-bye), nhưng trên hành trình làm môn đệ Chúa Kitô, xin đừng nhìn vào tôi,mà hãy nhìn vào Đức Chúa mà chúng ta phụng sự. Chỉ có Người có thể dạy chúng ta nên người lữ hành thế nào trên con đường dẫn về Thiên Đàng”.

 

THƯỢNG PHỤ BARTÔLÔMÊÔ I : CHÍNH PHỦ THỔ NHĨ KỲ RÚT CUỘC CÔNG NHẬN CHÚNG TÔI

(AsiaNews 01.12) Toà thượng phụ đại kết chính thống mừng lễ Thánh Anrê, quan thầy của Constantinople,song cũng đánh dấu sự kết thúc thành côn cuộc chiến pháp lý với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ về cô nhi viện Buyukada. Đức thượng phụ đại kết Bartôlômêô I, sau khi đã gặp một phái đoàn từ Tòa Thánh do ĐHY mới được bổ nhiệm Kurt Koch,tân chủ tịch HĐ giáo hoàng về Hiệp Nhất Kitô giáo, cầm đầu, đã bày tỏ những xúc động của ngài : “Hôm nay là một ngày trọng đại cho Giáo Hội Mẹ Vĩ Đại của chúng ta. Cô nhi viện ở đảo Princes Island đã được trao trả lại cho chung tôi. Những gì chúng tôi thừa hưởng từ các tổ tiên cũng đã được trả lại cho chúng tôi. Chúng tôi không thể chịu đựng sự bất công đối với chúng tôi. Chúng tôi trước hết quay về phía các toà án Thổ Nhĩ Kỳ. Do chúng tôi đã thua mọi vụ kiện, chúng tôi quay sang Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu ở Strasbourg và họ đã trả lại cho chúng tôi công lý. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không kháng cáo phán quyết nầy,mà thay vì thế đã bắt đầu các thủ tục để trả coi nhi viện cho chúng tôi..Cuộc đấu tranh dạy chúng tôi đừng bao giờ hạ vũ khí thiêng liêng và hãy luôn tín thác vào Ơn Chúa Quan Phòng, Đấng biết rõ khi nào và làm sao để vượt qua những  ngăn trở và yếu đuối của con người”.

 

CUỘC HỘI NGỘ SẮP TỚI CỦA CỘNG ĐOÀN TAIZÉ Ở ROTTERDAM : 30 NGÀN THANH NIÊN CÓ MẶT

 (ZENIT 01.12)

Sau Poznan,Bruxelles,Genève,Zagreb,Milan,Lisbonne,Hambourg,Budapest, Paris, cuộc hội ngộ giới trẻ Châu Ân lần thứ 33 do cộng đoàm Taizé tổ chức sẽ diễn ra năm nay tại Rotterdam từ 28.12.2010 đến 01.01.2011. Theo lời mời của HĐGM Hà Lan, Tổng hội đồng  Giáo hội Tin Lành Hà Lan và Hội đồng các giáo hội Hà Lan, khoảng 30.000 thanh niên khắp Châu Âu được chờ đợi đếm tham dự 5 ngày chia sẻ và cầu nguyện, Với chặng đường mới nầy trong “cuộc lữ hành tin cậy trên trần gian”, cộng đồng Taizé tiếp tục con đường mà vị sáng lập, Thầy Roger, đã mở ra để nâng đỡ giới trẻ trong việc tìm kiếm hoà giải và bình an,không chỉ giữa các Kitô hữu,mà còn  giữa các dân tộc. Trong tinh thần cuộc hội ngộ toàn Châu Âu nầy, Rotterdam tìm lại tư tưởng của một trong các công dân nỗi tiếng của nó, Erasme, sinh năm 1467 tại thành phố nầy. Ông là người ủng hộ nhiệt thành “hoà bình của Đạo Kitô”, “sự hoà hợp của Giáo Hội”, sự hoà giải giữa các dân tộc. Các thanh niên sẽ được các cộng đoàn và các gia đình cả vùng nầy - từ Breda đến La Haye, từ Gouda đến Hoek van Holland - đón tiếp. Một số chủ đề sẽ được lấy cảm hứng từ “Thư gửi Chilê”,mà Thầy Alois,bề trên Taizé, sẽ công bố tiếp sau một cuộc gặp gỡ Nam Mỹ ở Santiago,Chilê, từ 08 đến 12.12 năm nay. “Thư gửi Chilê” nầy và chương trình chi tiết cuộc hội ngộ Rotterdam sẽ sẵn sàng váo giữa tháng 12 trên trang mạng của Taizé

 

ĐỨC THÁNH CHA LẬP LẠI : GIÁO HỘI KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN TRUYỀN CHỨC CHO NỮ GIỚI

(CathNews 01.12) Đức Thánh Cha lập lại trong cuốn sáh mới của người, rằng Giáo Hội không có thẩm quyền truyền chức linh mục cho nữ giới. Người bác bỏ ý tưởng rằng quy định nầy được thành hình chỉ vì giáo hội bắt nguồn từ một xã hội gia trưởng. Người nói :” Giáo Hội không có thẩm quyền truyền chức linh mục cho nữ giới. Vấn đề không phải là chúng tôi nói chúng tôi không muốn,nhưng là chúng tôi không thể”. Đức Thánh Cha nói thêm :” Điều nầy đòi hỏi sự vâng lời của các tín hữu Công giáo ngày nay. Sự vâng lời nầy có thể hết sức khó khăn trong tình hình ngày nay,nhưng ní quan trọng cho Giáo Hội để chứng minh cho thấy chúng ta không phải là một chế độ dựa trên sự cai trị độc đoán. Chúng ta không thể làm những gì chúng ta muốn”. Trong cuốn sách nầy, Đức Thánh Cha trả lời cho lập luận rằng việc truyền chức giới hạn cho người nam mà thơi, vì các nữ linh mục là điều không tưởng cách nay 2.000 năm. Đức Thánh Cha trả lời :” Đây là sự vô nghĩa, vì thế giới lúc bấy giờ có đầy các nữ linh mục. Tất cả các tôn giáo đều có các nữ tư tế và điều gây ngạc nhiên là họ không có mặt trong cộng đồng của Chúa Giêsu Kitô”. Đây không phải là một sự phân biệt đối xử, vì “nữ giới có một ý nghĩa cao cả đến nỗi trong nhiều lãnh vực họ làm nên hình ảnh của Giáo Hội hơn là nam giời” và đưa ra gình ảnh Mẹ Têrêxa.

 

nguồn BTGH tổng hợp và chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục