TRUYỀN GIÁO TRONG MỘT QUỐC GIA KHÔNG CÓ THIÊN CHÚA

(Cập nhật: 14/07/2010 02:33:38)

Phỏng vấn với bác sĩ tình nguyện ở Albania 

TTCG (Tirana, Albania, 12-7-2010, Zenit.org) – Các đền thờ và nhà thờ bị buộc đóng cửa ở Albania vào năm 1967; việc thực hành tôn giáo lại một lần nữa không được phép cho gần 1/4 thế kỷ. Trong thực tế, Albania được gọi là nhà nước vô thần đầu tiên của thế giới. 

Ngày nay trong thời hậu Cộng sản Albania, thật khó để ước tính có bao nhiêu người Công giáo trong dân số quốc gia 3.6 triệu người - có lẽ khoảng 10%, với khoảng 20% khác là Chính Thống giáo.

Những cuộc hành trình đến trong bối cảnh này là tiến sĩ Anna Maria Doro, một thành viên của Cộng Đồng Giáo dân Công Giáo của Sant'Egidio. Cô đã giúp ở Albania trên 10 năm qua.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình truyền hình "Nơi Chúa than khóc – Where God Weeps" của Đài phát thanh Công giáo và truyền hình mạng (CRTN) phối hợp với Trợ giúp cho Giáo Hội có Nhu cầu (Aid to Church in Need), Doro cho một cái nhìn từ bên trong Albania và làm thế nào nó được thay đổi và vẫn tiếp tục thay đổi. 

Hỏi: Điều gì đánh động bạn nhất khi lần đầu tiên bạn đến Albania? Những gì làm bạn cảm động? 

Doro: Điều xúc động đối với tôi là sự khác biệt giữa hai nước [Ý và Albania]. Nó rất gần Italy chỉ 60km (37 dặm) từ cảng Brindisi đến cảng Vlorë tại Albania.

Albania đã không thay đổi – vẫn là một cái gì đó giống như 100 năm trước: rất ít xe trên các đường phố, đường xấu và tình trạng thiếu điện. Đời sống của nhân dân được liên kết với một hệ thống nông nghiệp rất cổ xưa và có nhiều người chăn chiên. Nhưng những gì tôi cảm động là sự thân tình của người dân. Những người Albania rất hiêu khách đối với người nước ngoài. Khách sạn có giá trị cao và ngay cả khi họ đang ở trong một tình hình khó khăn, họ cũng chia sẻ những gì họ có với khách của họ.

H: Nếu tôi đọc báo một cách chính xác, có một hàng rào điện trải vòng quanh đất nước phải không? 

Doro: Có một loại hàng rào, ví dụ như hàng rào dọc theo biên giới với Nam Tư bao quanh bờ hồ. Không có cây cối nào trên biên giới cho đến ngày nay. Các loại cây đã bị đốn để ngăn chặn những người trốn khỏi đất nước. Việc rời khỏi đất nước thì bị cấm và những người bị bắt đã bị hành quyết và gia đình của họ bị truy tố. Tôi đã gặp những người không thể hoàn tất việc học của họ, vì một người anh em họ xa đã cố gắng trốn thoát. 

Ngay cả phong trào trong nước cũng bị cấm vì vậy người dân ở vùng núi, những người đã bị tước đoạt về kinh tế, bị cấm di cư đến các khu vực đô thị bởi vì được sống trong thành phố là một đặc quyền, được định hành cho các thành viên trung thành của chế độ. Có một sự cô lập văn hóa và người ta bị cấm nghe tin và âm nhạc từ nước ngoài và như một hệ quả, người dân đã không biết về các sự kiện từ thế giới bên ngoài trong thời gian đó và họ bị nhồi nhét với một cái nhìn méo mó của thế giới bên ngoài. 

H: Các cuộc tấn công vào Giáo hội là khủng khiếp; việc truy tố rất là cứng rắn. Bạn có thể cho chúng tôi biết vài ví dụ về cách thức tấn công này xảy đến cho Giáo Hội? 

Doro: Họ bắt đầu với việc giết chết khoảng 60 linh mục và nhiều nữ tu và bắt giữ tất cả các linh mục. Có một lệnh đàn áp tôn giáo và đóng cửa các trường học Công giáo. Tôi đã gặp một sơ Dòng Stigmatine ở Shkoder. Tu viện của họ bị đóng cửa. Họ có khoảng 90 nữ tu. Họ phải trở về gia đình của họ và tiếp tục làm các nữ tu và người ta đã mang con đến cho họ để được rửa tội trong bí mật. Một số các chị em mới nhập tu và họ phải chờ đợi và chỉ có thể mặc tu phục tôn giáo của họ một lần nữa vào năm 1991 khi họ đã vào lứa tuổi 70. 

Q: Bạn là một bác sĩ y khoa. Bạn đã làm việc ở Albania từ năm 1995 và bạn làm với tư cách là một tình nguyện viên, có nghĩa là, bạn đến Albania vào các ngày lễ nghỉ của bạn, bạn được cho phép 15 ngày và trong thực tế, có phải bạn phải rời nơi đó rất sớm? Bạn thấy những thách về thức y tế như thế nào? Bạn đang làm việc với trẻ em. Điều gì làm bạn thấy những thách thức nào trong cơ cấu y tế và cơ sở hạ tầng tại Albania? 

Doro: Cộng đồng Sant'Egidio giúp đặc biệt trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Lãnh vực y tế được trang bị rất tồi tệ giống như hầu hết các lĩnh vực công cộng khác tại Albania. Vì vậy, chúng tôi hỗ trợ với việc đóng góp cho y học và các thiết bị y tế cho bệnh viện. Và đặc biệt ở phía Bắc, là một phần nghèo nhất của đất nước, chúng tôi đang hỗ trợ 14 phòng khám nhi khoa đặc biệt để giúp chống lại việc suy dinh dưỡng trẻ em. Từ năm 1991 tình hình kinh tế ở Albania dĩ nhiên đã được cải thiện, nhưng vẫn còn rất nhiều nhu cầu trong lĩnh vực y tế và người dân vẫn còn đau khổ. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn và vẫn còn có tình trạng thiếu điện và điều này là rất khó khăn cho người dân. 

H: Một cách nào đó có vẻ là sự im lặng của cộng đồng quốc tế về đất nước này. Bạn có cảm thấy điều này và tại sao? 

Doro: Suốt 40 năm người ta đã không thể biết gì về Albania. Bây giờ, tình hình chắc chắn là khác rồi. Từ một quan điểm chung, tôi muốn nói rằng, người Albania rất quan tâm về các quốc gia và các ngôn ngữ khác nhưng không có sự đi lại giữa người châu Âu phương Tây và người Mỹ. Người Ý, ví dụ, hiểu biết thật lệch lạc về Albania. Nhận thức của họ dựa trên những người Albania đầu tiên họ gặp trong năm 1991: người nghèo tị nạn. Bây giờ tình hình đã khác. Những người nhập cư Albania ở nước ngoài cần giúp đỡ trong việc thay đổi nhận thức của cộng đồng quốc tế và thông qua du lịch. Có rất nhiều trang web tuyệt vời tại Albania. 

Q: Làm thế nào Giáo Hội làm việc trong nỗ lực tái thiết này? 

Doro: Giáo Hội đã thực hiện công việc rất quan trọng ở Albania. Giáo hội hỗ trợ trong việc tái thiết xã hội về phát triển con người và trong sự giao tiếp của Tin Mừng. Điều này hình thành đầu tiên đặc biệt là với sự trợ giúp của Giáo Hội phổ quát. Nhiều người truyền giáo - linh mục và nữ tu - đến từ Italy, Kosovo, Croatia, Ấn Độ, Philippines và Đức. Họ giúp đỡ để xây dựng lại các nhà thờ, trường học và trạm y tế. Vào thời buổi đầu, Giáo hội bị buộc phải trở thành một quản trị đại diện nhà nước vì nhà nước đã không tồn tại hoặc không hiệu quả. Tôi nghĩ rằng Giáo hội trở thành một điểm rất quan trọng để tham khảo không chỉ cho người Công giáo nhưng đối với tất cả mọi người kể cả những người không có một bản sắc tôn giáo rõ ràng bởi vì Giáo Hội là một nhân chứng của tình yêu Thiên Chúa giáo mà còn là miễn phí - lòng từ bi và tình yêu, là những điều không phổ biến trong xã hội đó.

H: Giáo Hội có được dân chúng tín nhiệm cao bởi vì giáo hội đã sống với người dân trong thời điểm khó khăn của họ, có lẽ nhiều hơn nhà nước? 

Doro: Có, giáo hội rất đáng tin cậy và được tôn trọng không chỉ từ nhà nước nhưng còn các tôn giáo khác bởi vì Giáo hội giúp tất cả mọi người không phân biệt và mọi người nhận ra điều này.

H: Mối quan hệ giữa người Hồi giáo và Công giáo ở Albania thế nào? Nó có vẻ khá hài hòa? 

Doro: Vâng, dho đến nay, người Công giáo và Hồi giáo cùng nhau tồn tại. Người Công giáo sẽ tới thăm những người Hồi giáo trong ngày lễ của họ và ngược lại. Hiện nay có một số dấu hiệu bị sói mòn trong các mối quan hệ vì những sự kiện quốc tế được phản ánh tại Albania, nhưng nhìn chung, mối quan hệ khá tốt và có rất nhiều cuộc hôn nhân không cùng tôn giáo. 

Cuộc phỏng vấn này được thực hiện bởi Mark Riedemann cho chương trình "Nơi Chúa than khóc", một chương trình truyền hình và truyền thanh do hệ thống phát thanh và truyền hình hàng tuần Công giáo sản xuất, với sự kết hợp với tổ chức bác ái công giáo quốc tế Trợ giúp cho Giáo Hội có Nhu cầu (Aid to Church in Need). 

Hùng Nguyễn

 


Về Trang Mục Lục