Các Kitô hữu, các tín hữu Hồi giáo và các Phật Tử mừng kỷ niệm ngày củng chung sống tại Kudus, trung tâm Java

Kudus – Đại diện của các tôn giáo đã quy tụ tại Kudus vào ngày Chúa Nhật vừa qua với một lễ hội được tổ chức tại Balai Budaya Rejosari (Rejosari Culture Hall hoặc BBR), một phần của Tổng Giám Mục Semarang, miền Trung Java.

Việc tổ chức lễ hội đã diễn ra nhằm “quên đi” nạn hạn hán đang xảy ra, và để đánh dấu ngày kỷ niệm mừng đất nước độc lập lần thứ 70,  cũng như nhằm đẩy mạnh những mối quan hệ liên tôn và giới thiệu những năng của địa phương tại một cuộc gặp gỡ - cha  YB Haryono - giám đốc dự án – đã cho biết như thế.

Sự kiện kéo dài từ 10 giờ sáng đến xế chiều ngày hôm sau. Tại đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa bởi những người trẻ Công giáo và Tin Lành, những vũ công Hindu Manipuren, và những phần trình diễn của người Phật giáo và những người dân bản địa. Cha Lukas Purnawan Heri, một Linh mục Công giáo, đã biểu diễn một chương trình múa rối Trung Hoa. Người Hồi Giáo cũng đã tham dự sự kiện này với số đông.

Những vị lãnh đạo địa phương như Kiai Hajj Happy đến từ Pati, Gus Ubaidilah Ahmad đến từ Rembang, và Mas Gunretno đến từ Sedulur Sikep cũng đã tham dự cuộc hội thảo về những vấn đề tôn giáo.

Các nhà tổ chức đã chọn cây tre làm biểu tượng cho sự kiện. Đối với Cha Haryono, “Tre là là biểu trưng cho tình đoàn kết dân tôc, bởi vì những thớ của cây tre sẽ đại diện cho những con người khác nhau trong xã hội, mà điều này được đón nhận như là một thân thể”.

Thành phố Kudus nằm tại bờ biển phía đông của Java, có truyền thống Hồi Giáo phong phú. Nó cũng là một vị trí duy nhất của Java đã giữ được tên của mình theo tiếng Ả Rập: Al-Quds’, hay Giêrusalem từ thế kỷ 16.

Phía Đông Java, được gọi chung là ‘Pantura Timur’, là nhà dành cho những tổ chức Hồi Giáo lớn nhất của đất nước, giống như Nahdlatul Ulama (NU).

Khu vực này luôn luôn trở thành biểu tượng của việc chung sống hòa bình giữa các tôn giáo khác nhau, và được miễn trừ trước những liên quan đến bạo lực của các giáo phái. Các thành viên của các tín ngưỡng được ám chỉ như là thuật ngữ hợp nhất là “Samin”.

Lễ kỷ niệm đã bắt đầu cách đây hai năm do sáng kiến của Đức Cha Pujasumarta - Tổng Giám Mục Semarang - như là sự kiện hàng năm để thúc đẩy ý nghĩa về một cuộc sống chia sẻ, trở thành một trung tâm “tôn giáo và văn hóa” cho mọi người.

Tôn giáo của những người mà họ đến với chúng tôi, không có vấn đề gì cả”, cha Haryono đã cho Asianews biết như thế. “Mọi người luôn luôn được chào đón và có thể sử dụng nhũng cơ sở vật chất cho bất cứ mục đích gì: hoạt động văn hóa, quy tụ đa tôn giáo hay bất cứ điều gì khác”.

Vào ngày 13 tháng 08, trung tâm với sự hợp tác của Cha Aloys Budi Purnomo – người đứng đầu Ủy Ban Liên Tôn của Tổng Giáo Phận Semarang - đã quy tụ những nhà lãnh đạo tôn giáo, các quan chức quân đội và các chính trị gia để gióng lên một tiếng nói chống lại bạo lực tôn giáo.

Sự kiện được tổ chức nhằm trả lời cho những việc xảy ra tại Tolikara vào cuối tháng 07 vừa qua, khi hai nhà thờ Tin Lành bị phá hủy.

 

(Theo Asianews 08/27/2015)

 

Thérèse Nguyễn

 


Về Trang Mục Lục