Việc yêu thương kẻ thù khiến kẻ thù nên tốt hơn!” – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 14.06.2016)

 

Hãy yêu thương những kẻ thù của anh em và hãy cầu nguyện cho những kẻ bách hại anh em”. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nhắc lại những lời đó của Chúa Giê-su trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Chúa Giê-su đã đẩy cách giải thích Kinh Thánh của các Luật Sĩ vào trong một ánh sáng mới, ở đó không còn được quy định rằng: “Ngươi hãy căm ghét kẻ thù của ngươi” nữa. Ở đây – Đức Thánh Cha nói – giới răn quan trọng nhất là Tình Yêu.

 

Cựu Ước cũng có giới răn phải yêu thương tha nhân như chính mình, nhưng lại có giới răn phải căm ghét kẻ thù. Còn giới răn của Chúa Giê-su dành cho các Tông Đồ thì phải yêu thương cả kẻ thù, cũng như phải cầu nguyện cho họ. Một sức mạnh vô song nằm trong giới răn yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù ấy – Đức Thánh Cha giải thích – sức mạnh ấy làm cho kẻ thù nên tốt hơn, và mang chúng ta đến gần Thiên Chúa – ngay cả khi đây là nghĩa vụ khó khăn nhất.

 

Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng, đặc biệt là ơn biết cầu nguyện cho kẻ thù, và cầu nguyện cho những kẻ mà chúng muốn điều xấu cũng như làm điều xấu cho chúng ta. Đó là những kẻ mà mỗi người trong chúng ta đều biết đến cả tên họ lẫn tên đệm. ‘Tôi cầu nguyện cho ông này, cho bà kia.’ Cha bảo đảm với anh chị em rằng, lời cầu nguyện sẽ đem lại hai chuyện khác nhau: Nó làm cho người khác trở nên tốt hơn, vì lời cầu nguyện có quyền năng, và làm cho chúng ta trở thành những người con hơn nữa của Thiên Chúa Cha.”

 

Đức Thánh Cha cũng nhắc tới những cách giải thích khác nhau về Lề Luật của Thiên Chúa nơi những người Luật Sĩ và nơi Chúa Giê-su. Chúa Giê-su đã thấy rằng, Lề Luật của Thiên Chúa và cách giải thích của họ đang rơi vào một cuộc khủng hoảng:

 

Đó là một cách giải thích quá lý thuyết, quá ngụy biện, mà chúng ta có thể nói rằng, đó là một giáo lý không có cái tâm, trong đó, giáo lý quan trọng nhất, tức Tình Yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, lại không đứng ở trung tâm điểm. Ở đây, Lề Luật quan trọng nhất chính là yêu mến Thiên Chúa với tất cả con tim và trí lực, và yêu thương tha nhân như chính mình. Nhưng nơi các nhà Luật Sĩ, Giới Luật đó không đứng trong trung tâm điểm. Chỉ có những nố mới đứng trong trung tâm điểm: Người ta có được phép làm cái này không? Người ta được phép đi xa tới đâu? Và khi nào thì người ta không được phép làm chuyện đó? Đó là cách giải thích Lề Luật theo từng nố một. Và Chúa Giê-su đã nhận lấy ý nghĩa thực sự của Giáo lý và làm cho chúng được nên hoàn hảo.

 

Đức Thánh Cha đã đưa ra một ví dụ để cho thấy Chúa Giê-su đã đẩy Lề Luật vào trong một ánh sang mới như thế nào. “Ngươi không được giết người”, điều này cũng có nghĩa là: ngươi không được làm nhục anh em mình. Tình Yêu thì vĩ đại hơn Lề Luật, chẳng hạn như khi người ta trao tặng cho ai đó chiếc áo choàng của mình, hay khi người ta đồng hành với một ai đó.

 

Điều đó không đơn giản chỉ là một sự phục vụ vì một điều luật, đó là một sự phục vụ đưa đến sự chữa lành con tim. Một con đường chữa lành được cất giấu trong những cách giải thích của Chúa Giê-su mà Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu đã ghi lại: một con tim bị gây tổn thương bởi tội lỗi – mà tất cả chúng ta đều có – con tim ấy phải đi trên con đường chữa lành này, để bất cứ lúc nào nó cũng đều có thể giống như Thiên Chúa, và được nên hoàn thiện, như được ghi trong Tin Mừng như sau: ‘Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha của anh em trền trời là Đấng hoàn thiện.’

 

(theo de.rv 14.06.2016 cz)

 

Đa-minh Thiệu

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 6, 2016