Những Con Người Hy Vọng Chứ Không Phải Thất Vọng – (Bài giảng của ĐTC ngày 03.11.2017)

Niềm tin vào sự phục sinh khiến chúng ta trở thành những con người hy vọng chứ không phải là những người thất vọng.“ Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng thứ Sáu vừa qua tại Đền Thờ Thánh Phê-rô. Với Thánh Lễ này, Ngài đã tưởng nhớ tới 14 Đức Hồng Y và 137 Đức Giám Mục đã qua đời trong năm vừa qua trên toàn thế giới.

Trước đó, vào hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha đã đến viếng một nghĩa địa của quân đội Mỹ nằm ở phía Nam thành phố Rô-ma, và Ngài đã cử hành tại đây một Thánh Lễ để cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân của mọi cuộc chiến tranh. Sau đó, cũng trong ngày thứ Năm, Đức Thánh Cha đã đi vào khu hầm mộ nằm ở phía dưới Đền Thờ Thánh Phê-rô để cầu nguyện trước mộ phần của các vị tiền nhiệm đã qua đời.

Buổi tưởng nhớ hôm nay tái đưa thực tại sự chết tới trước mắt chúng ta, và khơi lên trong chúng ta những nỗi đau buồn khi phải từ biệt những người đã sống gần gũi với chúng ta cũng như đã làm cho chúng ta những điều tốt lành.“ Đức Thánh Cha đã bắt đầu bài giảng của Ngài với những lời như thế trong Thánh Lễ tại Đền Thờ Thánh Phê-rô vào sáng thứ Sáu vừa qua. „Nhưng Phụng Vụ đã nuôi dưỡng một cách đặc biệt niềm hy vọng của chúng ta về những người đó cũng như về chính chúng ta.“

Sự chết làm cho ngã ba đường trở nên dứt khoát

Khởi đi từ Bài Đọc I trong ngày, Đức Thánh Cha đã giải thích về niềm hy vọng mà Bài trích sách Đa-ni-en của Cựu Ước đã nói về. "Trong số những kẻ đang an nghỉ nơi bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời“ - sách Đa-ni-en nói rõ từng lời như thế (Đn 12,2). 

Với những kẻ đang an nghỉ trong bụi đất, tức đang được an táng trong lòng đất, hay cũng có nghĩa là những người đã chết, và sự trỗi dậy từ cõi chết không có nghĩa là một sự tự động trở về lại với cuộc sống: Thực ra, một số người sẽ trỗi dậy để sống muôn đời, còn những kẻ khác thì trỗi dậy để chịu sỉ nhục vĩnh viễn. Cái chết làm cho ngã ba đường trở nên dứt khoát, tức ngã ba mà chúng ta đang đứng trước nó ngay trên thế gian này: trước con đường sự sống, tức với Thiên Chúa, hay trước con đường sự chết, tức xa lánh Ngài.“

Sách Đa-ni-en đã nói tới việc „nhiều người sẽ trỗi dậy để hưởng sự sống vĩnh cửu“, và Đức Thánh Cha giải thích rằng, „đó là những người mà bửu huyết của Chúa Ki-tô đã đổ ra cho họ“. Đó là „đông đảo những người được trải qua thực tại cuộc sống không bao giờ lụi tàn nhờ vào sự tốt lành đầy nhân hậu của Thiên Chúa.“

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su nói: „Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này thì sẽ được sống muôn đời“ (Ga 6,51).

Những lời trên của Chúa Giê-su lưu ý tới hiến tế Thập Giá của Ngài. Ngài đã đón nhận cái chết để cứu độ những con người mà Chúa Cha đã ủy thác cho Ngài, nhưng họ đã sa vào cái chết, vào trong kiếp nô lệ tội lỗi. Chúa Giê-su đã trở thành người anh của chúng ta, và đã chia sẻ số phận của chúng ta tới độ cùng chết với chúng ta; nhờ vào Tình Yêu của Ngài, Chúa Giê-su đã bẻ gẫy cái ách tử thần, và mở cánh cửa sự sống ra cho chúng ta.“

Một thái độ tín thác nội tại khi chứng kiến cái chết

Ai nuôi dưỡng mình bằng mình máu Chúa Ki-tô trong Bí Tích Thánh Thể, người ấy sẽ có được niềm hy vọng rằng, „sự thiện sẽ chiến thắng sự dữ, sẽ chiến thắng khổ đau và cái chết“.

Niềm tin vào sự phục sinh mà chúng ta tuyên xưng, sẽ khiến chúng ta trở thành những con người hy vọng thay vì trở thành những con người thất vọng, trở thành những con người của sự sống thay vì trở thành những con người của sự chết, vì lời hứa ban sự sống vĩnh cửu được đặt nền móng trong sự hiệp nhất với Đấng Phục Sinh, sẽ an ủi chúng ta.“

Niềm hy vọng mà Lời Chúa vẫn luôn tái nhóm lên trong chúng ta, sẽ giúp chúng ta có được „một thái độ tín thác nội tại“ khi chứng kiến cái chết – Đức Thánh Cha giải thích tiếp. „Trong thực tế, Chúa Giê-su đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, sự chết sẽ không phải là kẻ có tiếng nói cuối cùng, nhưng Tình Yêu nhân hậu của Thiên Chúa Cha sẽ biến đổi chúng ta, và làm cho chúng ta được bước vào trong sự hiệp thông vĩnh cửu với Ngài.“ Người Ki-tô hữu nghĩ tới „cuộc gặp gỡ chung cuộc với Thiên Chúa“ với sự „đợi chờ đầy khát khao“ – Đức Thánh Cha giải thích dựa vào lời Thánh Vịnh: „Linh hồn con khát khao Chúa, khát khao Thiên Chúa hằng sống“ (Tv 42,3).

Những lời Thánh Vịnh nêu trên đã diễn tả sự mong chờ đầy phấp phỏng của chúng ta với một cách thức hết sức cảm động. Sự mong chờ đó được diễn tả như là một sự khát khao Tình Yêu, khát khao cái đẹp, khát khao niềm hạnh phúc và khát khao sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Cách diễn tả trên của Thánh Vịnh đã khắc ghi vào trong tâm hồn của những người anh em chúng ta – các Đức Hồng Y và các Đức Giám Mục mà hôm nay chúng ta tưởng nhớ tới các Ngài: sau khi các Ngài đã phục vụ Giáo hội cũng như đã phục vụ đoàn dân được ủy thác cho mình, các Ngài đã rời bỏ chúng ta ở đây, trong ánh mắt hướng về cõi vĩnh hằng.“

Giống như lúc đầu, cụm từ hy vọng cũng xuất hiện trong lúc kết thúc bài giảng của Đức Thánh Cha: „Niềm hy vọng sẽ không bao giờ cho phép đi tới chỗ lụi tàn“– Đức Thánh Cha gợi ý tới lời của Thánh Phao-lô Tông Đồ trong thư gửi Giáo Đoàn Rô-ma (xc. Rm 5,5). „Vâng, niềm hy vọng sẽ không bao giờ cho phép đi tới chỗ lụi tàn! Thiên Chúa là Đấng tín trung, và niềm hy vọng của chúng ta vào Ngài sẽ không bao giờ phí công vô ích!

(theo de.rv 03.11.2017 sk)

Đa-minh Thiệu

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 11, 2017