Mạc Khải Danh Thiên Chúa Trong Cựu Ước


ÐGM Phaolô Bùi Văn Ðọc

I. Thiên Chúa có tên

Muốn biết ai, trước tiên chúng ta phải biết tên người đó. Tên thường gắn liền với con người. Trong bất cứ xã hội nào thuộc bất cứ nền văn hóa nào, dù là Ðông phương hay Tây phương, tên của con người đều có một tầm quan trọng rất lớn, đến nỗi có người dám nói ''tên tức là người'. Dĩ nhiên có tên xấu, có tên đẹp, có tên thanh, có tên tục. Và có những ngườI không thích tên của mình, muốn thay đổi tên khác đẹp hơn. Nhưng ai ai cũng phải có tên. Cái tên cần thiết để chúng ta hiện diện ở đời, trước mặt những người khác. Tên nói lên sự hiện hữu ở đời của con người. Tên là khởi đầu ''mạc khảí' về con người. Tên cần thiết để thiết lập tương giao giữa người với người, đồng thời xác định ''chủ vị tính'' của mỗi một người.

Ðối với ngườI thân quen, tên có sức gợi lên một hình ảnh sống động và gần như đầy đủ về cá nhân người đó. Tùy trường hợp mà tên có thể mang mầu sắc trìu mến hay oán thù, tích cực hay tiêu cực, phong phú hay nghèo nàn lãnh đạm. Tên của người trên còn có uy thế tác động tới người dưới.

Biết Tên Thiên Chúa là khởi đầu biết Thiên Chúa. Tên Thiên Chúa là mạc khải đầu tiên về Người. Tên của Ngài nói lên tương giao giữa Ngài với con ngườI, hoặc là tương giao sẵn có hay là tương giao tự ý Ngài thiết lập.

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa không chấp nhận cho dân Israel làm ra cờ quạt, ảnh tượng hay phù hiệu để chứng tỏ thuộc về Người; nhưng Người ban cho họ một danh hiệu, và danh hiệu này chứng tỏ Người là Chúa của họ và họ thuộc về Người.

Hơn thế nữa, tên của Thiên Chúa còn nói lên một phần nào bản chất của Thiên Chúa. Tên chứa đựng và bôc lộ các ưu phẩm của Người. Thiên Chúa mạc khải tên của Người cho Israel hoàn toàn vì lòng thương xót, vì Người có thể từ chối không cho họ biết tên.

Tên của Thiên Chúa gợi lên gần như trọn vẹn hình ảnh của Thiên Chúa, vì thế mà có người cho rằng tên ''Giavê'' tóm lược nội dung mạc khải và hàm chứa trọn vẹn niềm tin của Israel.

Hàm nghĩa của cái tên tùy thuộc vào tương giao giữa người biết tên và người được biết tên, tương giao càng chặt chẽ, hàm nghĩa càng sâu rộng. Ðối với dân riêng của Thiên Chúa, gia nghiệp của Thiên Chúa, Danh Giavê là tất cả, chứa đựng tất cả. Danh Giavê gợi lên tất cả những gì Thiên Chúa đã là cho Israel. Kêu cầu Danh Giavê là bảo đảm được cứu độ. Ca ngợi Danh Giavê là hạnh phúc, vinh dự, cũng là sứ mạng của Israel.
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các khía cạnh trên dựa vào ba đoạn Kinh Thánh chủ yếu mạc khải Danh Giavê thuộc ba truyền thống Cựu Ước khác nhau : Elôhít (E), Giavít (Y) và Tư Tế (P)

II. Mạc Khải Danh Thiên Chúa Theo Sách Xuất Hành

A. Truyền Thống Êlôhít (E) (Xh 3, 9-15)

Việc chú giải đoạn Kinh Thánh này còn gây nhiều tranh luận, nhưng cũng có một số những điểm chủ yếu khá rõ rệt và nổi bật.
1. Câu hỏi của Môsê
''Này, tôi đây, tôi sẽ đến vớI con cái Israel và nói vớI họ: Thiên Chúa của cha ông các ngươi đã sai tôi đến vớI các ngươi! Và nếu họ sẽ nói với tôi : ''Tên Người là gì? Thì tôi sẽ nói làm sao với họ ?'' (Xh3,13)

Theo văn mạch, Môsê đang ở trong tâm trạng lo sợ và bối rối khi hỏi Danh tánh Thiên Chúa, biết Người là ai. Về phía Thiên Chúa, cho biết tên là cho biết chính mình và sẵn sàng thiết lập một tương giao cụ thể, sẵn sàng trả lờI khi được kêu cầu, sẵn sàng trợ giúp khi cần thiết.

Cho biết tên không chỉ nhằm khía cạnh thuần túy tri thức nhưng còn chứa đựng yếu tố tâm tình và ý muốn.

Xh 3,1-5 soi sáng thêm ý nghĩa van nài của Môsê, một dân tộc đang bị áp bức, đang làm nô lệ khó có thể tin ở Môsê, nếu không có dấu hiệu nào chứng tỏ ông nhân danh Thiên Chúa quyền năng đến giải phóng họ. Vì thế Danh xưng bao hàm yếu tố uy quyền. Không phải bất cứ ai đều có quyền trên Israel. Chỉ có Thiên Chúa hoặc người nào đích thực nhân danh Thiên Chúa mà đến.

2.-Câu trả lời cho Môsê :
Danh Giavê và ý nghĩa

''Thiên Chúa phán với Môsê : ''Ta có sao Ta có vậy!'' Và Người phán: '' Ngươi sẽ nói với con cái Israel thế này: Ta có đã sai tôi đến với các ngươi!'' (Xh 3,14).

Có rất nhiều lối chú giải khác nhau về câu Thiên Chúa trả lời cho Môsê và về ý nghĩa Danh xưng Giavê.

Có người nói rằng Môsê đối diện với Thiên Chúa ''Tự khảí' (Deus revelatus): Danh Thiên Chúa biểu lộ bản chất của Người. Người khác chủ trương rằng Thiên Chúa hiện ra vớI Môsê là Thiên Chúa 'ẩn giấu' (Deus absconditus): Người từ chối xưng Danh tánh, nhưng khẳng định tính siêu việt và huyền nhiệm của chính mình. Có ngườI khác lại cho rằng Thiên Chúa đối thoại với Môsê vừa là Thiên Chúa tự khải vừa là Thiên Chúa ẩn giấu (Deus Revelatus et Absconditus).
Chúng ta nên vượt qua biện chứng ''tỏ hiện và ẩn giấú" dù biện chứng này có thể áp dụng phù hợp cho Thiên Chúa. Ngoài yếu tố tri thức, việc mạc khải Danh xưng Thiên Chúa chứa đựng yếu tố ý muốn và hành động, và còn là bảo đảm cho sứ mạng của Môsê.

Về ý nghĩa câu trả lời của Thiên Chúa, chúng ta có thể nêu một vài nét cốt yếu như sau :
1. Khi nhận ra mục tiêu câu hỏi không nhằm tìm hiểu bản chất hay yếu tính của Thiên Chúa, chúng ta có thể khẳng định rằng câu trả lời của Thiên Chúa không minh nhiên chứa đựng một ý niệm siêu hình về Thiên Chúa như là ''Ðấng Tự Hữu, Ðấng Hằng Có''.
2. Có thể giải thích một phần theo chiều hướng phủ định. Thiên Chúa không muốn dân Người có não trạng ngoại đạo đòi làm chủ thần linh theo ý mình. Ngược lại chính dân phải thực hiện chương trình của Thiên Chúa, phải thờ phượng Người, đáp lại lời mời gọi của Người và tuân phục thánh ý của Người.
3. Nghĩa khẳng định: câu hỏi của Môsê là một câu hỏi thực tiễn, vì thế câu trả lời cũng có ý nghĩa thực tiễn : ông sẽ nhân danh Giavê và dân sẽ nghe theo ông tôn thờ Giavê và sống dưới sự chỉ đạo của Giavê. Trong câu trả lời có hàm chứa ý nghĩa một Lời Hứa : Chúa sẽ luôn luôn ở với Môsê và với dân. Ngoài ra cũng có thể nghĩ rằng việc mạc khải Danh Giavê mang theo một chiều kích chính trị : Israel chỉ có một Chúa, chỉ tin một Chúa và theo sau một Chúa duy nhất; Israel trở thành một dân riêng khác với các dân tộc lân bang; Israel có thế đứng chính trị độc lập, từ nay thuộc về Giavê chứ không thuộc về một ai khác.

Giavê là Danh xưng riêng biệt của Thiên Chúa chủ vị, là bảo chứng khiến cho dân tin tưởng sẵn sàng theo con đường mà Thiên Chúa đã vạch ra: Giavê là Thiên Chúa ở cùng dân, giải thoát dân ra khỏi Ai cập... đưa dân vào Ðất Hứa chảy sữa và mật ong.

B. Truyền Thống Giavít (Y) (Xh 33,12-34,28)

Giavê là Thiên Chúa gần kề và đầy lòng nhân aí. Người là Thiên Chúa mà cha ông đã tin tưởng và tôn thờ.

Bài tường thuật Giavít về Giao Ước Sinai có hai khía cạnh đặc biệt :
- Nhấn mạnh lòng nhân hậu và từ bi của Thiên Chúa đói với dân.
- Ðề cao lòng tin tưởng và thái độ kính yêu Thiên Chúa của dân Israel.

1. Hai lờI thỉnh cầu của Môsê
''Bây giờ nếu quả tôi đã được nghĩa với Người, xin Người hãy tỏ cho tôi biết đường lối của Người, cho tôi được biết, ngõ hầu tôi được Nghĩa với Ngài, xin hãy coi nước này là dân của Ngàí'. Người phán : ''Nhan Ta sẽ đi, và Ta sẽ cho ngươi được an nghỉ!''. Ông thưa với Người : ''Nếu Nhan Người không đi, xin đừng đưa chúng tôi lên khỏi đây! Và làm sao người ta biết được đây là tôi được nghĩa với Người, tôi và dân của Người Há lại không phải là được có Người đi với chúng tôi. Do đó chúng tôi được Người biệt đãi, tôi và dân của Người, khác mọi dân hết thảy có ở trên trần!'' Giavê phán với Môsê: ''Cả điều ngươi vừa nói đó, Ta cũng sẽ làm, vì ngươi đã được nghĩa với Ta, vì Ta biết đích danh ngươí'. Ông thưa: ''Xin cho tôi thấy vinh quang Người'. (Xh 33,13-18).

Nhìn vào văn mạnh của đoạn Kinh Thánh, chúng ta thấy rõ ràng là Môsê ước muốn và khẩn cầu Thiên Chúa mạc khải chính mình cho ông, để ông được biết Thiên Chúa sâu xa hơn. Ông muốn Thiên Chúa bày tỏ đường lối của Người, vinh quang của Người cho ông, không phải vì riêng ông, mà vì toàn thể Dân Chúa. Ông ước ao Thiên Chúa tỏ ra gần gũi, cùng hành trình với ông và với dân, để chư dân thiên hạ nhận biết Israel thuộc về Thiên Chúa, được Thiên Chúa biệt đãi và không giống các dân ngoại. Lời thỉnh cầu của ông có vẻ như đặt điều kiện: Nếu Thiên Chúa không đến gần, không cùng đi, thì dân sẽ không chịu rời bỏ Ai cập. Thực ra đó là van xin khẩn thiết, cầu mong sự trợ giúp và hiện diện của Thiên Chúạ Lời khẩn cầu này chứa đựng một ước muốn cảm nghiệm ơn cứu độ, hưởng nếm sự dịu ngọt của lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa.

2. Câu Trả LờI Của Thiên Chúa
Người phán: ''Ta, Ta sẽ cho ngang qua trước mặt ngươi tất cả sự tất cả sự tốt lành của Ta và Ta sẽ kêu cầu Danh Giavê trước mặt ngươi. Ta thương kẻ Ta thương, Ta xót kẻ Ta xót''. Người phán: ''Ngươi không thể nhìn thấy Nhan Ta, vì người phàm không thể nhìn thấy Ta mà vẫn sống''. Giavê phán: ''Này có chỗ bên Ta, ngươi đứng trên tảng đá, và xảy ra là khi vinh quang Ta ngang qua, Ta sẽ đặt ngươi trong khe đá và lấy bàn tay úp lại trên ngươi cho đến khi Ta đi và ngươi sẽ nhìn thấy phía sau Ta, nhưng Nhan Ta, người ta sẽ không nhìn thấy được.'' (Xh 33,19-34).

Thiên Chúa vừa từ khước vừa hứa hẹn. Môsê có ý muốn được nhìn thấy Thiên Chúa, được mạc khải cho biết huyền nhiệm thẳm sâu của Thiên Chúa. Thiên Chúa từ chối, không cho Môsê thấy mặt, nhưng chỉ được nhìn ''sau lưng''. Sự khước từ này càng biểu lộ tính huyền nhiệm của bản thân Người. Lời khước từ không phải là một lời từ chối suông, không muốn thông tri, không muốn ban phát, nhưng chứa một lời hứa cứu độ : Môsê sẽ thấy lòng nhân lành của Thiên Chúa, và như thế đã đủ cho ông và toàn dân. Sự khước từ đi đôi với Lời Hứa chứng tỏ Thiên Chúa là Ðấng hoàn toàn tự do trong hành động; lòng thương xót của NgườI hoàn toàn nhưng không.

3. Thần hiển
''Và Giavê xuống trong đám mây và ông đứng đó vớI Người và kêu khấn Danh Giavê. Và Giavê đi qua trước mặt ông và hô: ''Giavê! Giavê! Thiên Chúa chạnh thương, huệ aí, bao dung và đày nhân nghĩa tín thành. Giữ nghĩa cho đến ngàn đời, chịu đựng lỗi lầm, quá phạm, tội khiên, nhưng không coi tội dường thể vô can, Ðấng trị tội cha trên con cháu ba bốn đời'

Môsê vội vàng phục xuống đất mà thờ lạy. Và ông nói : ''Nếu quả tôi được nghĩa với Ngài, xin Chúa tôi khấn đi làm một với chúng tôi, vì đó là một dân cứng cổ, và Người sẽ tha thứ tội lỗi chúng tôi và cho chúng tôi làm cơ nghiệp của Người' (Xh34,5-9).

Lời từ chối của Thiên Chúa chỉ muốn nhấn mạnh tính huyền nhiệm và siêu việt của Thiên Chúa. Người vẫn bày tỏ Danh NgườI như Môsê mong ước. Chính Người đã kêu tên Giavê và mạc khải huyền nhiệm của chính mình. Khi tự hô tên mình, Giavê bày tỏ ý nghĩa giấu ẩn trong đó, ý nghĩa mà Người muốn cho toàn dân nhận biết.

Việc mạc khải Danh Thiên Chúa được diễn tả bằng hai công thức :
1/ Giavê Thiên Chúa chạnh thương, huệ ái, bao dung và đày nhân nghĩa tín thành.
2/ Giữ nghĩa đến ngàn đời, chịu đựng lỗi lầm, qúa phạm, tội khiên, nhưng không coi tội dường thể vô can, Ðấng trị tội cha ông trên con cháu ba bốn đời.

Công thức thứ hai nhấn mạnh khía cạnh thưởng phạt và bảo vệ Giao ước.

Công thức thứ nhất quan trọng hơn, diễn tả gương mặt đầy lòng nhân hậu và yêu thương của Thiên Chúa để gợi lên niềm hi vọng, lòng thống hối và tâm tình khẩn nguyện. Công thức này được lập lại rất nhiều lần ở những nơi khác trong Cựu ước. Nhưng cả hai công thức cũng thường xuyên đi đôi, vì mạc khải luôn được nối kết vớI Giao Ước.

Sau khi Thiên Chúa bày tỏ Danh Tánh mình cho Môsê, lời cầu khẩn của ông trở nên vừa khiêm nhường hơn, vừa táo bạo hơn. Ông phủ phục tôn thờ Thiên Chúa và van nài Thiên Chúa cùng hành trình với ông và dân chúng. Ông cũng cầu khẩn Thiên Chúa tha tội cho dân và chọn dân làm cơ nghiệp của Người.

Môsê xin điều mà Thiên Chúa đã sẵn sàng cho. Sáng kiến của Môsê phát xuất từ sáng kiến của Thiên Chúa. Nhưng lời van xin diễn tả ước ao tận đáy lòng được kết ước với Thiên Chúa.

C. Truyền Thống Tư Tế (P) (Xh 6,2-8).
''Thiên Chúa phán cùng Môsê và Người nói : ''Ta là Giavê! Ta đã từng hiện ra cho Abraham, Isaac, Giacóp như Elshadday, nhưng dưới danh hiệu Giavê. Ta chưa cho chúng biết. Hơn nữa Ta đã lập giao ước với chúng là ban cho chúng đất Canaan, đất chúng nương ngụ, nơi chúng đã sống như khách lạ. Ta cũng đã nghe tiếng con cái Israel kêu van vì bị ngườI Aicập bắt làm tôi mọi, và Ta đã nhớ lại Giao ước của Ta. Bởi vậy, ngươi hãy nói với con cái Israel : ''Ta là Giavê, Ta sẽ đem các ngươi ra từ ách khổ dịch của Aicập, Ta sẽ giựt các ngươi khỏi cảnh làm tôi mọi chúng, Ta sẽ giương cánh tay và dùng án phạt lớn lao mà chuộc lấy các ngươi. Ta sẽ lấy các ngươi làm một dân thờ Ta và Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi, vì các ngươi sẽ biết Ta là Giavê, Thiên Chúa của các ngươi, Ðấng đem các ngươi từ ách khổ dịch của Aicập. Ta sẽ đem các ngươi vào đất Ta đã giơ tay thề mà ban cho Abraham, Isaac, Giacóp và Ta sẽ ban đất ấy cho các ngươi làm sở hữu. Ta là Giavê''.

Theo truyền thống Tư Tế (P), tương quan giữa Thiên Chúa và các Tổ phụ đã là tương quan giao ước. Giao ước không chỉ là biến cố lịch sử gắn liền với Mạc khải thời Xuất hành, nhưng còn là một ý niệm thần học dùng để giải thích tất cả lịch sử tôn giáo của nhân loại. Giao ước đã được thể hiện nhiều lần, nhiều cách khác nhau qua các giai đoạn lịch sử và luôn luôn bao hàm ba yếu tố :
-Danh xưng của Thiên Chúa
-Lời Thiên chúa hứa
-Một số đòi hỏi liên hệ tới Lề Luật
1. Giao ước vớI Noe (St 9,1-17)
Noe biết Thiên Chúa dưới danh hiệu Elôhim. Thiên chúa hứa Cho ông được sự sung túc chủ quyền trên các tạo vật. Người cấm ông ăn thịt có máu và giết người.

2. Giao ước với Abraham (St 17)
Abraham biết Thiên Chúa dưới danh hiệu là Elshaddaỵ Người hứa ban cho ông miêu duệ và đất Canaan. Người buộc phải cắt bì cho các con trai.

3. Giao ước Sinai (Xh 34,10-28)
Môsê và dân Israel biết Thiên Chúa dưới danh hiệu là Giavê. Người hứa ban đất Canaan và chấp nhận là Chúa của Israel. Người ban thập giới và Lề Luật.

Nhìn qua các giao ước, chúng ta có thể nhận thấy một sự tiến bộ rõ rệt :
1/ Nhận thức về huyền nhiệm của Thiên Chúa ngày càng trở nên sâu sắc hơn, và nhận thức này một phần được biểu tượng bằng Danh xưng của Thiên Chúa.
2/ Nội dung Lời Hứa mỗi lúc một rõ ràng hơn.
3/ Ðòi hỏi về Lề Luật trở nên chi tiết hơn.
4/ Liên hệ giữa Lời Hứa và Giới Răn cũng trở nên chặt chẽ và mật thiết hơn.
Trong Giao ước Sinai, Lời Hứa của Thiên Chúa chứa đựng một yếu tố tôn giáo cơ bản : Thiên Chúa sẽ ở giữa dân và với dân; dân sẽ là dân của Thiên chúa và Thiên chúa sẽ là Chúa của dân. Ý tưởng sẽ được các tiên tri lập lại và đào sâu hơn, nhấn mạnh đến tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa và dân Israel
.

Các Giới răn có mục đích làm cho con người xứng đáng đến gần Thiên Chúa chí thánh và phụng thờ một mình người. Tinh thần của thập giới cũng được các tiên tri đề cao, nhưng theo chiều hướng thiêng liêng hơn, nhấn mạnh nhiều đến đời sống cụ thể. Các ông còn vạch ra một viễn tượng cánh chung : một giao ước mới hoàn hảo và ghi khắc trong tim nhờ Thần Khí; Lề Luật cũng được ghi trong trái tim; dân Israel sẽ là một dân mớI có một thần trí mới

Tóm lược

Việc mạc khải Danh Thiên Chúa là một trong những biến cố quan trọng đã kết tạo nên Dân Thiên Chúa trong giai đoạn Xuất Aicập và hành trình sa mạc.

Danh xưng Giavê là ''dấu chỉ'' kết hợp các chi tộc israel và là ''linh hồn'' của phượng tự Do thái giáo. Chính ở Horeb và Sinai mà Danh Giavê đã mặc lấy ý nghĩa cốt yếu, có chỗ đứng rõ ràng và dứt khoát trong đời sống tôn giáo của Israel.

Ba truyền thống khác nhau kể lại việc mac khải Tên Giavê không mâu thuẫn nhau và cũng không hoàn toàn đồng nhất, nhưng bổ túc cho nhau.

Truyền thống Êlôhít (E) làm nổi bật vai trò Danh Giavê trong ý thức quốc gia dân tộc của Israel. Những người Dothái đã được mời gọi quy tụ chung quanh Thiên Chúa Giavê, kết ước với Giavê, và nhờ đó trở thành một dân riêng, một quốc gia độc lập, khác biệt với các lân bang. Dân Do thái là một dân tộc, luôn dựa trên quá khứ để hướng về tương lai nhờ niềm cậy trông tuyệt đói vào Tên của Giavê Thiên Chúa. Danh Giavê gợi lên tất cả những gì Thiên Chúa đã, đang và sẽ làm cho Israel.

Truyền thống Giavít (Y) làm nổi bật ý nghĩa tương quan ân tình giữa Thiên Chúa và dân của Người. Danh Giavê gợi ra hình ảnh Thiên Chúa trung thành, đầy lòng nhân hậu và thương xót. Nhờ sự mạc khải Danh Giavê, dân Israel cảm nghiệm được gương mặt hiền từ của Thiên Chúa.

Truyền thống Tư Tế (P) biểu lộ rõ nét những đòi hỏi vâng phục và thánh thiện của Thiên Chúa. Dân Chúa là dân Tư Tế, tách biệt khỏi các dân khác. Dân phải tôn thờ, chúc tụng và thánh hóa Danh Giavê bằng cách thi hành giao ước và giới răn.

Tưởng niệm, kêu cầu và làm vinh hiển Danh Giavê là ba hành vi phải làm để biểu lộ tương quan giữa dân và Thiên Chúa.

III. Thiên Chúa Không Tên Và Thiên Chúa có Nhiều Tên

Xét dưới khía cạnh ''biểu lộ'' và ''tương quan'' Thiên chúa quả thực là Ðấng Hữu Danh, và tên riêng của Người trong Kinh Thánh Cựu ước là ''Giavê Thiên Chúa"

Nhưng xét dưới khía cạnh khác, Thiên Chúa không có tên như con người. Thiên Chúa là Ðấng Vô Danh. Lý do là vì tên của con ngườI thường do người khác đặt cho để công nhận sự hiện hữu ở đời của họ.

Dù sao, việc đặt tên cũng một phần mang ý nghĩa "xác định" và rất thường xuyên có sắc thái "làm chủ", hay ít nữa nói lên một tương quan uy quyền: Adam đặt tên cho các súc vật; cha mẹ đặt tên cho con cái. Tên chung nói lên yếu tính của sự vật mà con người khám phá hay gán cho; tên riêng ám chỉ "cá vị tính" của con người hay súc vật.

Xét dưới khía cạnh này, không ai có thể đặt tên cho Thiên Chúa, vì không ai có quyền trên Thiên Chúa. Không ai biết được yếu tính của Thiên Chúa như yếu tính của sự vật, vì thế không thể gán cho Người một Danh xưng nào cả. Tên đích thực của Thiên Chúa là "Không Tên" (Danh khả danh phi Thường Danh). Nói cho chính xác hơn, Thiên Chúa là Ðấng không thể đặt tên (L' Innommmable).

Thái độ không dám kêu tên Thiên Chúa vô cớ mà Kinh Thánh Cựu ước có đề cập tới là thái độ của con người thụ tạo nhỏ bé không dám xúc phạm tới Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa cũng đòi hỏi như thế. Người cấm không được nhân Danh Người mà thề.

Trong Cựu ước có nhiều chỗ nói rõ việc Thiên Chúa từ chối không cho biết tên :
- Sau khi đã chiến đấu với Thiên Chúa, Giacóp xin biết tên Người, nhưng Người đáp : ''Ngươi hỏi Danh Ta làm gì ?'' (St 32,20)
- Manôakh, thân phụ của Samson cũng đã hỏi tên ''Thần Sứ Giavê'' hiện ra với vợ chồng ông, nhưng Thần Sứ Giavê đáp :''Tại sao lại hỏi tên tôi ? Một điều thần diệu!" (Tl 13,18)

Các Giáo phụ cũng ý thức rõ rệt tính siêu việt của Thiên Chúa, nên vẫn cho rằng không có tên nào xứng đáng với Thiên Chúa.

Danh Thiên Chúa thật là khôn tả, vượt trên mọi danh hiệu. Thực tại của Người vượt trên mọi thực tại, yếu tính của Người vượt trên mọi yếu tính. Hữu thể của Người vượt trên mọi hữu thể. Nói theo kiểu của Pseudo Denys, Người là yếu tính phi- yếu- tính, là Hữu thể phi-hữu-thể, là Thực tại phi-thực-tại. Chính vì thế mà có một số nhà hiền triết gọi Ðấng Tuyết Ðối mà họ đi tìm là ''Cái Không viên mãn''. Một số nhà thần bí Kitô-giáo như Augustinô, Jean de la Croix gọi Thiên Chúa là ''Hố Thẳm'' (Abyssus) : Hố thẳm Tình yêu, Hố thẳm Trí tuệ, Hố thẳm Thiện hảo...
Người là Ðấng không Tên, nhưng cũng là Ðấng có rất nhiều Tên, vì sự viên mãn phú túc của Người cần được diễn đạt dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Người là Khởi nguyên và là Cùng đích của mọi thực tại. Người là Sự Sống, là Phục sinh cho những ai cần sự sống. Người là Ðá tảng cho những ai cần nương tựa. Người là Bình an cho những ai cần an bình. Người là Ánh sáng cho những ai cần ánh sáng. Người là ''Duy nhất đơn thuần'' có thể hội nhập mọi sự trong Người. Người là Chân lý cho những ai đi tìm chân lý, là Thiện hảo cho nhưng ai đi tìm thiện hảo. Người là vẻ đẹp vô biên vượt trên mọi vẻ đẹp. Người là Quyền năng vượt trên mọi quyền năng. Người là Trí tuệ vượt trên mọi trí tuệ. Người là Tình yêu nguồn suối mọi tình yêu. NgườI là Vua các vua, Chúa các chúa...

Tất cả những Danh xưng trên đều có trong Kinh Thánh và diễn tả các ưu phẩm của Thiên Chúạ Danh xưng nào cũng phù hợp với Người vì trong Người mọi sự đều có.

Trong Tân Ước, tên đặc biệt của Thiên Chúa là ''Cha" : Cha của Ðức Giêsu và Cha của chúng ta. Cũng như Giavê trong Cựu ước có thể có mọi Danh xưng tích cực và các Danh xưng này đều hàm chứa trong ''Danh Giavê'', trong Tân ước, Chúa Cha cũng có mọi Danh xưng hàm chứa trong từ ''Chúa Cha".

Chúa Con, Ðấng mạc khải trọn vẹn Chúa Cha, là Lời của Chúa Cha, là ''Tên'' của Chúa Cha, cũng có mọi Danh xưng như Chúa Cha, trừ tên Chúa Cha. Tân ước và đặc biệt là Phaolô đã dùng từ ''Theos'' để gọi Chúa Cha và từ ''Kurios'' để gọi Ðức Kitô Phục Sinh.

Theo Phúc âm Gioan, Ðức Giêsu Kitô, ngay từ lúc còn tại thế, đã xưng mình "là Ðường, là sự Thật và là sự sống''. Ðó là những Danh xưng và ưu phẩm áp dụng cho Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đã dùng để áp dụng cho chính mình. Vì thế các môn đệ và nhất là những người Do thái chưa hiểu được Người trước khi Người sống lại. Nhưng khi Người đã phục sinh từ cõi chết, thì quả thực Tên Thánh Giêsu hàm chứa hết mọi Danh xưng có thể áp dụng được cho Thiên Chúa. Và khi nghe Tên Thánh Chúa Giêsu, các tầng trời bừng sáng, các tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run. Cũng như Thiên Chúa Cha, Người là Vua Các vua, Chúa các chúa. Và bất cứ ai kêu Danh Thánh Người, Chắc chắn sẽ được cứu rỗi.

IV. Danh Giavê Và Ðức Kitô

Mặc dù Danh Giavê có vai trò tối quan trọng trong lịch sử dân Chúa, và ai kêu cầu Danh Giavê sẽ được cứu rỗi. Danh ấy vẫn còn trên bình diện ''ý hướng'', nghĩa là hướng con người đến Thiên Chúa, gợi ra hình ảnh sống động về Thiên Chúa, mờI gọi tin vào Thiên Chúa hay trở về với Thiên Chúa. Nhưng Danh ấy chưa thành thực tại, chưa ''nhập thể'' hay nói cho chính xác hơn, nhập thể chưa trọn vẹn và còn đang trên tiến trình nhập thể.

Chấp nhận mang tên tuy đã là một hình thái nhập thể rồi. Nhưng hệ lụy cuối cùng của việc chấp nhận mang tên phải là nhập thể trọn vẹn. Danh Thiên Chúa phải trở thành người để việc Thiên Chúa cư ngụ giữa loài ngườI trở nên trọn vẹn. Nếu trong Cựu ước, Danh Thiên Chúa đóng vai trò thiết lập tương giao giữa Thiên Chúa với loài người, thì trong Tân ước, chính Ðức Giêsu Kitô đã đóng vai trò này một cách hoàn hảo. Nếu trong Cựu ước, Danh Giavê là bảo chứng phần rỗi cho dân Chúa, thì trong Tân ước, chính Ðức Giêsu là ơn cứu rỗI; Người là Sự Sống, là Phục Sinh, là Giải thoát.

1. Ðối với đức tin của Israel, Danh Giavê đóng vai trò mạc khải để dân có thể nhận biết Thiên Chúa.
Danh Giavê là'' Mạc khải khởi đầu về chương trình cứu độ của Thiên Chúa, và một phần về huyền nhiệm của Người. Ðức Kitô là Ðấng mạc khải trọn vẹn chương trình của Thiên Chúa và còn là Ðấng thực thi chương trình ấy. Người cũng mạc khải hoàn toàn huyền nhiệm của Thiên Chúa, vì Người là Thiên Chúa hiện thân : ''Ai thấy Ta tức là thấy Cha" (Ga 14,19).

Theo truyền thống Êlôhít, Giavê có nghĩa ''Ta là'', Ta có''. Theo phúc âm Gioan, Ðức Giêsu đã đồng hóa mình với Danh xưng thần diệu này : Người dùng từ ''Eimí' mà bản LXX dùng để dịch chữ ''Ehyeh'' :
''Ta đã nói với các ngươi : Các ngươi sẽ chết trong tội lỗi của các ngươí. Vì nếu các ngươi không tin: Chính là Ta, các ngươi sẽ chết trong tội lỗi của các ngươí' (Ga 8,24).

''Khi các ngươi nhắc Con Người lên cao, bấy giờ các ngươi sẽ biết : chính là Ta. Và tự Ta, Ta không làm gì; nhưng Cha Ta đã dậy Ta làm sao, Ta nói vậy" (Ga 8,28).

''Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi : trước khi có Abraham, Ta, chính là Ta" (Ga 8,58).

''Ngay từ lúc này, Ta nói với các ngươi trước sự xảy ra, ngõ hầu khi đã xảy đến, các ngươi tin : ''chính là Ta" (Ga 13,19).

Ðức Kitô là lời giải đáp trọn hảo cho câu hỏi của Môsê trong sách Xuất hành 3,13.

Truyền thống Ðavít nối kết Danh Giavê với mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. Gioan nhấn mạnh rằng Ðức Kitô chính là mạc khải đích thực và trọn vẹn Tình Yêu của Thiên Chúa :

''Anh em thân mến, ta hãy yêu thương nhau, vì lòng mến phát tự Thiên Chúa và phàm ai yêu mến thì đã sinh bởi Thiên Chúa và biết Thiên Chúa. Ai không yêu mến thì đã không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là lòng mến. Nơi điều này mà lòng mến của Thiên Chúa đã hiện tỏ nơi chúng ta : là Thiên Chúa đã sai Con Một của Người đến trong thế Gian, ngõ hầu ta được sống nhờ Ngài. Nơi điều này mà thực là lòng mến : là không phải vì ta đã yêu Thiên Chúa, nhưng là chính Người đã yêu mến ta, và sai Con của Người đến là hi sinh đền tạ tội lỗi ta" (Ga 4,7-10).

Có thể so sánh biến cố thần hiển ở Sinai với sự biến hình của Ðức Kitô trên núi Tabor.

Theo truyền thống Tư Tế (P), Danh Giavê là nền tảng Giao ước Sinai. Theo Tân ước, Chính Con Người Ðức Kitô là nền tảng Giao ước mới mà Lề Luật là Ðức Ái và nội dung Lời hứa là sự Sống đời đời.

2. Vai trò thứ hai của Danh Giavê là ''phương thế'' để yêu cầu Thiên Chúa và là ''bảo chứng'' được Thiên Chúa nhận lời. Israel mới hay là Giáo hội không còn cầu nguyện nhân danh Giavê nữa, nhưng cầu nguyện nhân Danh Ðức Kitô Giêsu. Ðiều này không có nghĩa là thay thế tên Giêsu vào chỗ tên Giavê; nhưng con người và cuộc sống của Ðức Giêsu chính là Danh Giavê hiện thân. Chính con người Ðức Kitô là phương thế Trung Gian để chúng ta có thể khẩn cầu Thiên Chúa và được Thiên Chúa nhận lời :

''Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng : chính là nhân Danh Ðức Giêsu Kitô ngườI Nazareth, ngườI mà các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho sống lại từ cõi chết, chính nhân Danh ấy mà ngườI này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe. Chính Ngài là viên đá đã bị các ông là thợ xây khinh màng, thì đã hóa thành đỉnh góc. Và hẳn không có ơn cứu độ nơi một ngườI nào khác nữa, vì dướI gầm trờI này, không có một Danh nào khác được ban cho nhân loại dể phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được cứu thoát'' (Cv 4,10-14)

3. Danh Giavê tượng trưng và biểu lộ vinh quang Giavê cho Israel và các dân tộc. Làm vinh danh Người là hoàn tất chương trình cứu độ. Ðiều này Ðức Giêsu Kitô cũng đã thực hiện trong chính con người và cuộc sống của Ngài. Khi so sánh Ga, 28 với Ga 17,1 chúng ta thấy rõ Gioan đồng hóa Danh Thiên Chúa với chính con người Ðức Giêsu Kitô :

''Lạy Cha hãy tôn vinh Danh Cha! Bãy giờ có tiếng từ trờI đến : ''Ta đã tôn vinh Danh Ta, và Ta sẽ lại tôn vinh'' (Ga 12,28).

''Lạy Cha, giờ đã đến! Xin hãy tôn vinh Con Cha, nhõ hầu Con Cha tôn vinh Cha" (Ga 7,1).

Nói tóm lại, yếu tố thánh thiện và cơ bản nhất của đời sống tôn giáo của Israel là Danh Giavê, đã được hoàn tất viên mãn trong mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Ðức Kitô là Danh Thiên chúa nhập thể, vì NgườI là Lời nhập thể. Lời không gì khác hơn là Danh, giải thích Danh và làm cho Danh trở thành thực tại, làm cho Danh được thể hiện và được cả sáng.

Theo Pl 2,9, Ðức Kitô đã nhận lãnh từ Thiên chúa ''Danh Hiệú"vượt trên mọi danh hiệu. Người được gọi là Kurios, nghĩa là Chúa (từ ngữ bản LXX dùng để ám chỉ Giavê). Theo cách nói Sêmít, Người nhận lãnh Danh hiệu Chúa đồng nghĩa với ''Người là Chú".

Ðức Kitô không những chỉ là Thiên chúa hiện thân , là Ngôi Lời nhập thể. Ngài còn là con người biết khẩn cầu Danh Thiên Chúa. Ngài là Thượng tế trọn hảo của Giao ước mới, Ngài là con người thờ phượng đẹp lòng Chúa Cha hơn cả. Tất cả đời sống của Ngài là một Lời cầu nguyện, là Hy Tế Tình yêu. Ngài là con người thực hiện trọn vẹn ý Cha dưới đất cũng như trên trời.

Ðức Giêsu đã cầu nguyện xin Chúa Cha cho Ngài khỏi chết : ''Vào những ngày còn trong thân xác, Ngài đã dâng lên cho Ðấng có thể cứu Ngài khỏi chết, những lời cầu xin khẩn nguyện với lớn tiếng kêu van cùng nước mắt, và Ngài đã được nhận lời thoát khỏi sợ hãí' (Dt 5,7).

Lời cầu nguyện thống thiết và đầy nước mắt của Ngài trong vườn Cây Dầu đã đưa đến ơn cứu độ và sự phục sinh cho con người. Con người chỉ có thể được cứu độ, nếu biết kêu cầu Chúa Cha trong Ngài và với Ngài, vì chỉ có Ngài là Thượng Tế trọn hảo.

Muốn kêu cầu Chúa Cha trong Ðức Kitô hay nhân Danh Ðức Kitô, trước tiên phải tin tưởng ở Ngài và kêu cầu Danh Ngài. Kêu cầu Danh Ngài cũng là kêu cầu Chúa Cha, vì Chúa Cha ở trong Ngài và Ngài ở trong Chúa Cha.

Không ai có thể gọi Ðức Giêsu là Chúa, nếu không do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Do đó việc kêu cầu Chúa Thánh Thần cũng là điều không thể thiếu trong đờI sống kitô-hữu. Nói theo kiểu của Giáo phụ Irênê, Thánh Thần dẫn ta tới Chúa Kitô và Chúa Kitô trình diện ta với Thiên Chúa Cha. Như thế, chúng ta kêu cầu cả Ba, hay nói đúng hơn, chúng ta kêu cầu Danh Chúa Cả Ba Ngôi : nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.