SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO - MỤC 7 “NGÀY
SAU BỞI TRỜI”, NGƯỜI “LẠI XUỐNG PHÁN XÉT KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT”
(giaolyductin. net)
Mục 7
“Ngày sau bởi trời”,
Người “lại xuống
phán xét kẻ sống và kẻ chết”
Articulus 7
“inde venturus est iudicare vivos et mortuos”
“ITERUM VENTURUS EST CUM GLORIA”
Đức Kitô đã hiển trị nhờ Hội Thánh…
668. “Đức Kitô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như
kẻ chết” (Rm 14,9). Việc Đức Kitô lên trời cho thấy nhân tính của Người cũng
được tham dự vào quyền năng và uy quyền của chính Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô
là Chúa: Người nắm mọi quyền bính trên trời dưới đất. Người “vượt trên mọi
quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được” vì Chúa Cha “đã đặt tất
cả dưới chân Người” (Ep 1,20-22). Đức Kitô là Chúa của tất cả vũ trụ[1] và của
lịch sử. Nơi Người, lịch sử của con người, kể cả toàn bộ công trình tạo dựng,
tìm gặp được “nơi quy tụ” của mình[2], tột đỉnh siêu
việt của mình.
669. Là Chúa, Đức Kitô cũng là Đầu Hội Thánh, Thân Thể của Người[3]. Được đưa lên trời và được tôn vinh sau khi chu toàn sứ
vụ, Đức Kitô vẫn hiện diện nơi trần thế trong Hội Thánh của Người. Công trình
cứu chuộc là nguồn mạch của quyền bính mà Đức Kitô thực thi trong Hội Thánh
bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần[4]. “Nước của Đức Kitô
đã hiện diện một cách mầu nhiệm”[5] trong Hội Thánh, là “hạt giống và điểm
khởi đầu của Nước Trời nơi trần thế”[6].
670. Khởi từ cuộc Thăng Thiên, kế hoạch của Thiên Chúa bước vào giai
đoạn hoàn thành. Chúng ta đang sống trong “giờ cuối cùng” (1 Ga 2,18)[7]. “Quả vậy, những thời đại cuối cùng đã đến với chúng ta
và sự canh tân trần gian đã được thiết lập một cách không thể đảo ngược, và
trong thời đại này sự canh tân đó đã được tiền dự một cách hiện thực nào đó:
thật vậy, Hội Thánh nơi trần gian được ghi dấu bằng sự thánh thiện thật, tuy
còn bất toàn”[8]. Nước Đức Kitô đã biểu lộ sự hiện diện
của mình nhờ những dấu chỉ kỳ diệu[9] đi kèm theo việc loan báo Nước đó nhờ
Hội Thánh[10].
... cho tới khi mọi sự quy phục Người
671. Tuy nhiên, Nước Đức Kitô, đang hiện diện trong Hội Thánh của Người,
chưa phải là tuyệt đối với “quyền năng và vinh quang” (Lc 21,27)[11] do việc
Vua ngự đến trần gian. Nước này còn bị các thế lực sự dữ tấn công[12], mặc dù chúng đã bị đánh bại tận gốc rễ do cuộc Vượt
Qua của Đức Kitô. Cho tới khi mọi sự quy phục Người[13],
“cho tới khi có trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị, Hội Thánh lữ hành, trong
các bí tích và các định chế của mình, vốn là những điều thuộc thời đại này, vẫn
mang hình dáng của thời đại chóng qua này và chính Hội Thánh đang sống giữa các
thụ tạo còn đang rên siết và quằn quại như sắp sinh nở và mong đợi cuộc tỏ hiện
của các con cái Thiên Chúa”[14]. Vì vậy, các Kitô hữu
cầu nguyện, nhất là trong bí tích Thánh Thể[15], để Đức
Kitô mau lại đến[16], bằng cách thưa với Người: “Lạy
Chúa, xin ngự đến !” (Kh 22,20)[17].
672. Đức Kitô, trước cuộc Thăng Thiên của Người, đã khẳng định rằng chưa
đến giờ Người thiết lập Nước của Đấng Messia một cách vinh hiển mà Israel mong
đợi[18], Nước đó phải mang lại cho mọi người, theo lời
các tiên tri[19], một trật tự vĩnh viễn của công lý,
của tình yêu, và của hoà bình. Thời gian hiện tại, theo Chúa, là thời gian của
Thần Khí và của việc làm chứng[20], nhưng cũng là thời
gian được ghi dấu bằng nỗi khó khăn hiện tại[21] và bằng sự thử thách của sự dữ[22], thời gian này không buông tha Hội Thánh[23], và khởi đầu cuộc chiến của những ngày sau cùng[24]. Đây là thời gian của sự mong đợi và tỉnh thức[25].
Việc Ngự đến vinh hiển của Đức Kitô, niềm hy vọng của
673. Sau cuộc Thăng Thiên, việc Ngự đến trong vinh quang của Đức Kitô
luôn gần kề[26], mặc dù chúng ta “không biết thời giờ
và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt” (Cv 1,7)[27].
Biến cố cánh chung này có thể xảy ra bất cứ lúc nào[28],
mặc dù chính biến cố đó cũng như cuộc thử thách cuối cùng phải xảy ra trước
biến cố đó, còn được “trì hoãn”[29].
674. Việc Ngự đến của Đấng Messia vinh hiển vào bất cứ lúc nào trong
lịch sử tùy thuộc[30] vào
việc Người được nhận biết bởi “toàn thể
Cuộc thử thách cuối cùng của Hội Thánh
675. Trước cuộc Ngự đến của Đức Kitô, Hội Thánh phải trải qua một cuộc
thử thách cuối cùng, làm lung lạc đức tin của nhiều tín hữu[35].
Cuộc bách hại, luôn đi theo Hội Thánh trên đường lữ thứ trần gian[36], sẽ làm lộ rõ “mầu nhiệm sự dữ” dưới hình thức một sự
đánh lừa về tôn giáo, có vẻ như mang đến cho người ta một giải pháp về các vấn
đề của họ với giá phải trả là sự chối bỏ chân lý. Sự đánh lừa về tôn giáo ở mức
cao nhất là của tên Phản Kitô, nghĩa là, của một chủ nghĩa Messia giả hiệu,
trong đó con người tự tôn vinh chính mình thay vì tôn vinh Thiên Chúa và Đấng
Messia của Ngài đã đến trong xác phàm[37].
676. Sự đánh lừa của tên Phản Kitô đã được phác hoạ trên trần gian mỗi
khi người ta cho rằng mình thực hiện được trong lịch sử niềm hy vọng về Đấng
Messia, một niềm hy vọng vốn chỉ có thể được hoàn thành vượt quá giới hạn lịch
sử, nhờ cuộc phán xét cánh chung: Hội Thánh đã bác bỏ sự giả mạo này về Vương
quốc tương lai, và cả dưới một hình thức giảm nhẹ của sự giả mạo đó, có tên là
thuyết ngàn năm (millenarismus)[38], nhất là dưới một
hình thức chính trị của một chủ thuyết Messia đã bị tục hoá (messianismus
saecularizatus), “đồi bại tự bản chất”[39].
677. Hội Thánh chỉ tiến vào vinh quang Nước Trời sau cuộc Vượt Qua cuối
cùng này, trong đó Hội Thánh đi theo Chúa của mình trong sự chết và sự sống lại
của Người[40]. Vì vậy Nước Trời sẽ không được thực hiện
bằng một chiến thắng của Hội Thánh trong lịch sử[41],
theo một đà tiến từ dưới đi lên nào đó, nhưng bằng sự chiến thắng của Thiên
Chúa trên cuộc tấn công cuối cùng của sự dữ[42], sự
chiến thắng đó làm cho Tân nương của Ngài từ trời xuống[43].
Chiến thắng của Thiên Chúa trên sự nổi loạn của sự dữ sẽ mang hình thức cuộc
Phán Xét cuối cùng[44], sau cuộc đảo lộn cuối cùng khắp
vũ trụ của trần gian đang qua đi[45].
II. “ĐỂ PHÁN XÉT KẺ SỐNG VÀ
KẺ CHẾT”
“IUDICARE VIVOS ET MORTUOS”
678. Chúa Giêsu, sau các Tiên tri[46] và ông Gioan Tẩy Giả[47],
trong lời rao giảng của mình, đã loan báo cuộc Phán Xét vào ngày tận thế. Lúc
đó những cách sống của mỗi người[48] và sự kín nhiệm trong các tâm hồn[49] được
đưa ra ánh sáng. Lúc đó tội cứng lòng tin, tức là tội coi thường ân sủng do
Thiên Chúa ban, sẽ bị kết án[50]. Cách đối xử với đồng
loại sẽ biểu lộ là người ta đã đón nhận hay đã từ chối ân sủng và tình yêu
Thiên Chúa[51]. Chúa Giêsu sẽ phán trong ngày tận thế: “Mỗi
lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là
các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).
679. Đức Kitô là Chúa của sự sống vĩnh cửu. Thẩm quyền đầy đủ để xét xử
một cách vĩnh viễn về các công việc và các tâm hồn của mọi người là thuộc về
Người, với tư cách là Đấng Cứu Chuộc trần gian. Người “đã đạt được” quyền này
nhờ thập giá của Người. Chúa Cha cũng “đã ban cho Người Con mọi quyền xét xử”
(Ga 5,22)[52]. Nhưng Chúa Con không đến để xét xử, mà
để cứu độ[53], và để ban sự sống Người có nơi chính
mình[54]. Qua việc từ chối ân sủng khi còn sống ở đời
này, mỗi người tự xét xử chính mình[55], lãnh nhận tuỳ
theo các công việc của mình[56], và cũng có thể tự kết
án mình muôn đời khi từ chối Thần Khí tình yêu[57].
TÓM LƯỢC
680. Chúa Kitô đã hiển trị nhờ Hội Thánh, nhưng mọi sự ở trần gian này
chưa quy phục Người. Chiến thắng của Nước Đức Kitô sẽ chỉ đến sau cuộc tấn công
cuối cùng của các thế lực sự dữ.
681. Trong Ngày Phán Xét, lúc cùng tận trần gian, Đức Kitô sẽ đến trong
vinh quang để hoàn thành cuộc chiến thắng vĩnh viễn của sự lành trên sự dữ, cả
hai, như lúa tốt và cỏ lùng, đã cùng phát triển trong suốt dòng lịch sử.
682. Đức Kitô vinh hiển, khi ngự đến vào lúc cùng tận thời gian để phán
xét kẻ sống và kẻ chết, sẽ làm tỏ lộ những điều kín nhiệm trong các tâm hồn và
sẽ trả lại cho mỗi người tuỳ theo các công việc của họ và tuỳ theo việc họ đã
đón nhận hoặc từ chối ân sủng.
[1]X. Ep 4,10; 1 Cr 15,24. 27-28.
[2]X. Ep 1,10.
[3]X. Ep 1,22.
[4]X. Ep 4,11-13.
[5]CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 3: AAS 57 (1965) 6.
[6]CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 5: AAS 57 (1965) 8.
[7]X. 1 Pr 4,7.
[8]CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 48: AAS 57 (1965) 53.
[9]X. Mc 16,17-18.
[10]X. Mc 16,20.
[11]X. Mt 25,31.
[12]X. 2 Tx 2,7.
[13]X. 1 Cr 15,28.
[14]CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 48: AAS 57 (1965) 53.
[15]X. 1 Cr 11,26.
[16]X. 2 Pr 3,11-12.
[17]X. 1 Cr 16,22; Kh 22,17.
[18]X. Cv 1,6-7.
[19]X. Is 11,1-9.
[20]X. Cv 1,8.
[21]X. 1 Cr 7,26.
[22]X. Ep 5,16.
[23]X. 1 Pr 4,17.
[24]X. 1 Ga 2,18; 4,3; 1 Tm 4,1.
[25]X. Mt 25,1-13; Mc 13,33-37.
[26]X. Kh 22,20.
[27]X. Mc 13,32.
[28]X. Mt 24,44; 1 Tx 5,2.
[29]X. 2 Tx 2,3-12.
[30]X. Rm 11,31.
[31]X. Rm 11,26; Mt 23,39.
[32]X. Rm 11,25.
[33]X. Rm 11,12.
[34]X. Rm 11,25; Lc 21,24.
[35]X. Lc 18,8; Mt 24,12.
[36]X. Lc 21,12; Ga 15,19-20.
[37]X. 2 Tx 2,4-12; 1 Tx 5,2-3; 2 Ga 7; 1 Ga
2,18. 22.
[38]X. Sanctum Officium, Decretum de millenarismo (19-7-1944): DS 3839.
[39]X. ĐGH Piô XI, Thông điệp Divini Redemptoris (19-3-1937): AAS 29. (1937) 65-106; CĐ
Vaticanô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 20-21: AAS 58 (1966) 1040-1042.
[40]X. Kh 19,1-9.
[41]X. Kh 13,8.
[42]X. Kh 20,7-10.
[43]X. Kh 21,2-4.
[44]X. Kh 20,12.
[45]X. 2 Pr 3,12-13.
[46]X. Đn 7,10; Ge 3,4; Ml 3,19.
[47]X. Mt 3,7-12.
[48]X. Mc 12,38-40.
[49]X. Lc 12,1-3; Ga 3,20-21; Rm 2,16; 1 Cr
4,5.
[50]X. Mt 11,20-24; 12,41-42.
[51]X. Mt 5,22; 7,1-5.
[52]X. Ga 5,27; Mt 25,31; Cv 10,42; 17,31; 2
Tm 4,1.
[53]X. Ga 3,17.
[54]X. Ga 5,26.
[55]X. Ga 3,18;12,48.
[56]X. 1 Cr 3,12-15.
[57]X. Mt 12,32; Dt 6,4-6; 10,26-31.