ĐHY Mauro Piacenza, Trưởng Toà Ân Giải Toà Thánh Giải Thích Về Năm Thánh Thương Xót

(muoianhsang.com) Thứ tư, 28 Tháng 10 2015 12:29

Vatican, 28/10/2015 (MAS/SLM) – Năm Thánh là gì? Năm Thánh khác thế nào so với việc cử hành bởi Cộng Đồng Do Thái vào thời xưa? Tại sao Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố Năm Thánh Ngoại Thường về chủ đề Lòng Thương Xót? Và Lòng Thương Xót là gì? Việc tha tội có nghĩa là gì? Ai ban cho Giáo Hội năng quyền này? Và lòng thương xót có áp dụng với người không có niềm tin và người tín hữu ở các tôn giáo khác không? Tại sao lại chọn ngày 08/12 để khai mạc năm thánh?

Để trả lời cho các câu hỏi này và những câu hỏi khác, ZENIT có cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Trưởng Toà Ân Giải Toà Thánh.

ZENIT: Hiện chúng ta đang ở ngưỡng cửa của Năm Thánh Ngoại Thường được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố. Xin Đức Hồng Y giải thích Năm Thánh Là gì?

ĐHY Piacenza: Năm Thánh là một thời gian “sau cùng”, theo nghĩa tri thức luận; một thời gian, đó là, về “sự mạc khải” về một Thực Thại thật, về ý nghĩa mới và giá trị mới mà các Kitô Hữu ban cho cuộc sống con người, về “thời gian hiện tại”.

Trong thời xưa của người Do Thái, Năm Thánh bao gồm một năm, cứ mỗi 50 năm, được mở ra bằng tiếng còi hụ của con cừu – trong tiếng Do Thái là yobel – trong suốt thời gian này “sự mới mẻ” này về đời sống được mong đợi, với những nghĩa cử mang tính biểu tượng và cụ thể, một thời gian nghỉ ngơi của trái đất, việc tái thiết lại đất bị tịch thu và giải thoát nô lệ. Tuy nhiên, chỉ trong Kitô Giáo mà sự nghỉ ngơi này, sự hoà giải này, sự giải thoát này có được ý nghĩa tròn đầy và hoàn toàn được thành toàn!

Thực ra Kitô Giáo – đó là thời gian ngự đến của Đức Kitô vào trong thế giới và trong lịch sử, việc mặc lấy thân phận nhân loại nghèo nàn của Con Thiên Chúa – được ban cho thời gian một giá trị mới, một giá trị vô biên! Từ thời gian Thiên Chúa làm Người, đã chết và đã phục sinh, thì mỗi thời gian cụ thể trở thành một “dịp” của mối quan hệ với Ngài, của việc sống và làm cho sống động Cuộc Gặp Gỡ với Ngài, và về lễ dâng lên Ngài của cuộc đời một người. Do đó, Năm Thánh là một năm mà trong đó thời gian của chúng ta, được hiểu theo nghĩa trình tự thời gian, là được “tháp nhập” vào trong một phương thế khác của sự hiệp nhất, phương thế khác của ân sủng. Trong một Năm Thánh, Giáo Hội như là Người Mẹ đầy yêu thương thực hiện điều sâu thẳm nhất để nhân rộng “các dịp ân sủng”, đặc biệt trong mối liên hệ với việc xoá bỏ tội lỗi, ngang qua Bí Tích Hoà Giải! Để tạo nên biểu tượng cho việc đi vào thời gian ân sủng đặc biệt này, nghi lễ khởi đầu Năm Thánh được thực hiện: việc mở Cánh Cửa Thánh.

ZENIT: Năm Thánh sẽ bắt đầu vào ngày 08/12 tới, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Tại sao lại chọn ngày này?

ĐHY Piacenza: Đức Giáo Hoàng muốn ngày này được cử hành một biến cố quan trọng trong Giáo Hội hơn là lịch sử gần đây: việc kết thúc Công Đồng Đại Kết Vatican II. Nhiều trong số hoa trái của ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho Công Đồng vừa qua – người ta nghĩ, chỉ bằng con đường của mẫu gương, của lời mời gọi mạnh mẽ đến với sự thánh thiện đối với hết mọi người Chịu Phép Rửa và hoa trái lớn lao của những Phong Trào Hội Thánh – nhưng còn nhiều hơn nữa là những sự phong phú trong các văn kiện của Công Đồng này, vốn mời gọi cần phải được nghiên cứu, hiểu và đón nhận cách đúng đắn trong đời sống Giáo Hội. Ở mức độ nền tảng, đặc biệt là trong Triều Đại của Thánh Gioan Phaolô II, của Đức Thánh Cha Danh Dự Benedict XVI và của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được thấm nhuần bởi nỗ lực này để cổ võ một sự tiếp nhận đúng đắn về các văn kiện công đồng.

Hơn thế, ngày của “Mẹ Maria” khởi đầu Năm Thánh này mời gọi tất cả chúng ta hãy hướng tầm nhìn và tâm hồn của chúng ta đến Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm, Mẹ và Gương Mẫu của Giáo Hội, và được cứu trước, đó là Được Cứu trước trong quan điểm về những công đức tương lai của Đức Kitô ngay từ khi hoài thai Mẹ. Chúng ta biết rằng toàn thể Giáo Hội và, ở nơi Mẹ, chính đời sống của chúng ta ở trong tay Mẹ, dưới sự bảo vệ của Mẹ và bằng “sự nài xin quyền thế” của Mẹ mà chúng ta đón chờ tất cả quà tặng của ân sủng cần thiết hơn hôm nay, để phục vụ Đức Kitô, Thiên Chúa duy nhất chân thật của hoàn vũ và lịch sử.

ZENIT: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành Năm Thánh này cho chủ để Lòng Thương Xót, mà ngay từ những lập trường ban đầu, đã chiếm lấy vai trò trung tâm trong Triều Giáo Hoàng của Ngài. Vậy thì người ta phải hiểu từ này như thế nào? Thực ra, Lòng thương xót là gì, mặt khác, đâu không phải là Lòng Thương Xót?

ĐHY Piacenza: À, như Thánh Tôma Aquinô thực hiện, chúng ta bắt đầu bằng việc nói đâu là điều “không phải” Lòng Thương Xót. Lòng thương xót không phải là một sự chịu đựng mù quáng, đó không phải là sự biện minh tội lỗi và, trên hết, đó không phải là một quyền.

Lòng Thương Xót không phải là một sự chịu đựng, theo kiểu như nó không giới hạn chính bản thân nó cho việc “chịu đựng” tội nhân, để mặc tội nhân cho việc tiếp tục phạm tội; mà hơn thế nữa, nó khước từ tội lỗi cách cởi mở, và cụ thể bằng cách này, nó yêu mến người tội nhân: nó nhận biết rằng tội nhân thì không hệ tại ở tội lỗi của người ấy, mà còn hơn thế; nó dẫn dắt hành động của người ấy đến với ánh sáng của sự thật, sự thật toàn diện: và do đó mang lại cho người ấy ơn cứu độ. Do đó, Lòng Thương Xót không biện minh cho tội lỗi, theo cách nhìn của các hoàn cảnh văn hoá xã hội, kinh tế chính trị hay cá nhân đang tồn tại, mà nó quá tôn trọng con người đến nỗi mời gọi con người biết chịu trách nhiệm trước mọi hành động của mình, do đó nhận biết mình biết “chịu trách nhiệm” trước mặt Thiên Chúa. Sau cùng, Lòng Thương Xót không phải là một quyền; nó không thể được giả định như thế cả trong mối tương quan với Thiên Chúa hay trong mối tương quan với Giáo Hội, Người Quản Lý Lòng Thương Xót.

Bây giờ chúng ta nói về điều mà Lòng Thương Xót thực sự là. Lòng thương xót trước hết là một thực tại, sống động và chân thực, bất biến và mãi mãi, là điều đến để gặp gỡ nỗi khổ đau của con người, bằng một mầu nhiệm của sự tự do tuyệt đối và thánh, và “cứu” nỗi khổ đau này của nhân loại, không phải bằng việc xoá bỏ hay phớt lờ đi nỗi khổ đau và thậm chí tệ hơn là quên đi, nhưng là chịu trách nhiệm về nó “cách cá nhân”. Trong những cử hành tráng lệ của Tuần Thánh diễn ra ở Miền Nam Tây Ban Nha, cũng như ở nhiều nơi khác nơi mà lòng đạo đức là bùng cháy, khi mà Đức Kitô chịu chết được rước bên ngoài nhà thờ, từ những con người quy tụ lại cầu nguyện, một tiếng kêu đầy cảm động của một lòng đạo đức sâu sa thường xuất hiện là tiếng: “Xin Thương Xót!”

Hãy xem, Lòng Thương Xót là một Con Người; đó là Đức Kitô! – Đấng Nhập Thể, Đấng Đã Chịu Chết và Sống Lại. Ngài mong muốn đan kết với con mỗi con người một mối quan hệ cá nhân của chân lý và tình yêu, và tất cả điều này, vốn từ cách tiếp cận của chúng ta là các tội nhân đáng thương, làm cho chúng ta kinh ngạc và choáng ngợp, được gọi là “Lòng Thương Xót”.

ZENIT: Thưa Đức Hồng Y, con người có thể tìm thấy lòng thương xót ở đâu? Có giới hạn nào đối với Lòng Thương Xót Chúa không? Có tội trọng nào mà không thể được tha thứ không?

ĐHY Piacenza: Lòng thương xót này được tìm thấy, với sự chắc chắn, nơi mà chính Đức Kitô đã muốn gặp gỡ con người: trong chính Máu Thịt Ngài! Thân Xác này của Đức Kitô, Đấng Phục Sinh và Đang Sống, được kéo dài cách mầu nhiệm bởi năng quyền của Thần Khí Ngài, bởi Giáo Hội, vốn là Thân Thể Mầu Nhiệm của Ngài. Trong Giáo Hội, ngang qua con người mà chính Đức Kitô đã chọn lựa , mời gọi và tạo nên những thừa tác viên, lòng thương xót đợi chờ các tội nhân, và đi đến gặp gỡ các tội nhân cách cá nhân trong các bí tích, đặc biệt là Bí Tích Hoà Giải và Thánh Thể.

Tất cả các Bí Tích – và chính bản thân Giáo Hội – là công việc của lòng thương xót của Đức Kitô, theo một cách thế, ngang qua các bí tích, Ngài không chỉ “xoá bỏ” tội lỗi mà còn cuốn hút các tội nhận đi vào trong một sự đầy tràn của đời sống, không đo lường và không nghĩ tới được, quá nhiều đến nỗi làm cho họ, cùng với Ngài và “trong” Ngài, trở thành các con cái của Thiên Chúa. Điều này xảy ra trước hết ngang quá Bí Tích Rửa Tội. các anh em Chính Thống của chúng ta nói rằng con người “được thánh hoá” bởi Đức Kitô. Bí Tích Hoà Giải, do đó, căn tân Quà Tặng của Bí Tích Rửa Tội, gỡ bỏ điều gây trái nghịch hoặc chống lại nó: tội lỗi.

Lòng Thương Xót Chúa, chính là Đức Kitô, là vô biên như đó chính là Tình Yêu của Ngài, vốn là cùng một Tình Yêu của Chúa Cha. Tuy nhiên, ngoài điều này, thì nó có một giới hạn, một và chỉ một mà thôi, là điều đồng thời với điều làm giới hạn chính bản thân Thiên Chúa muốn đặt để Sự Quan Phòng Thánh của Ngài: sự tự do của con người. Nếu con người không chấp nhận và không mở ra cho Lòng Thương Xót mà Thiên Chúa ban cho con người, với sự nhẫn nại thánh, với sự không bao giờ mỏi mệt – Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại cho chúng ta – đang đợi chờ con người hoán cải, trong suốt thời gian lữ hành trần thế của mình, và mang lại cho con người tất cả ân sủng cần thiết để điều đó diễn ra.

ZENIT: Và khi thời gian của cuộc lữ hành trần thế này kết thúc, chuyện gì sẽ xảy ra?

ĐHY Piacenza: Khi thời gian nền tảng và thánh thiêng xảy đến – quá bị lãng quên ngày nay – của “ngày ra đi”, thì điều gọi là cuộc phán xét riêng sẽ mở ra cho con người: linh hồn, tạm thời bị tách khỏi thân xác của nó, sẽ thấy nó ở trong sự hiện diện của Đức Kitô, Vị Thẩm Phán Công Minh và Đấng Cứu Chuộc, Đấng sẽ đánh giá linh hồn, trước hết không phải trên nền tảng của những niềm xác tín chủ quan của linh hồn và thậm chí trong mối tương quan với hoàn cảnh mà trong đó nó đang thấy mình sống trong đó, mà là theo việc nó làm, theo khuynh hướng tối hậu mà các công việc đặt trên tâm hồn của nó.

Một cách nền tảng, việc ra đi và do đó chính là định mệnh vĩnh cửu, không là gì khác hơn là một “sự mở rộng” đột nhiên, chúng ta có thể nói là một “sự vĩnh cửu hoá” của “thời gian hiện tại” sau cùng của chúng ta, điều, vốn bị tước khỏi sự qua đi của thời gian, sẽ thấy chính nó trước Ánh Sáng và Chân Lý của Đức Kitô, trong cùng “một vị thế nội tại” ấy mà chúng ta trưởng thành trên trái đất. Một phần hỗ tương của các công việc bị phán xét bởi Đức Kitô là, rõ ràng, chúng ta đã bị đòi hỏi và đạt được lòng thương xót cho các tội lỗi của chúng ta, sự việc để cho chính bản thân chúng ta đầy lòng xót thương trong các mối liên hệ với người thân cận của chúng ta, và việc kiên định trong cầu nguyện của chúng ta. Sự Phán Xét riêng sẽ đi theo, vào tận cùng của thời gian, bằng Sự Phán Xét Chung và Sự Phục Sinh của xác thịt, cùng với linh hồn – chúng ta có thể nói thế - ngay lập tức được tháp nhập vào tình trạng cuối cùng của nó: một mặt là nếu nó có Ơn Cứu Chuộc vĩnh cửu, điều mà chúng ta có thể thấy ngay lập tức xuất hiện trong Tầm Nhìn Phúc Lành của Thiên Chúa trên Thiên Đàng, cùng với tất cả các Thánh, mà việc Cử Hành Trọng Thể được thực hiện, hoặc thấy chính bản thân chúng ta được thanh luyện trong lửa Luyện Tội; hoặc, mặt khác, Thiên Chúa ngăn cấm! – trong hình phạt đời đời, mà chúng ta gọi là Hoả Ngục.

ZENIT: Thực tại về Nơi Luyện Tội dường như đặc biệt bị lãng quên ngày nay trong rất nhiều bài giảng. ĐHY có nghĩ là vẫn thật cần thiết để nói về nó không? Ngài có thể nói gì với con người thời nay?

ĐHY Piacenza: Rằng không có điều gì có liên quan đến con người của chúng ta mà lại thiếu tầm quan trọng trong đôi mắt của Thiên Chúa. Thực tại về Luyện Tội, luôn luôn quan trọng bởi vì luôn luôn đúng, xác định rằng Thiên Chúa có một “sự tôn trọng” vô biên như thế dành cho con người thọ tạo và, do đó, “hết sức” nghiêm túc tôn trọng sự tự do được tạo nên ấy của chúng ta – chúng ta có thể nói – Ngài “vâng phục nó”.

Trong Sách Êdêkien chúng ta đọc thấy rằng Ngài không muốn người có tội phải chết, nhưng Ngài muốn họ hoán cải và được sống (x. Ed 33:11). Tuy nhiên, Thiên Chúa chỉ mong muốn trao ban sự sống cho con người. Ngài đã quyết định tôn trọng sự tự do của con người, đến mức mà cho phép con người được quyết định “khước từ” tình yêu của Ngài một cách dứt khoát, hoặc đón nhận nó theo một cách thế mà con người đồng ý với tình yêu ấy, luôn luôn bằng sự tự do của mình, vốn được ghi chép lại trong các công việc của mình.

Nếu “lần mở sau cùng” này của tâm hồn vẫn chưa hoàn toàn, mặc dù rõ ràng là hướng về Chân Lý về Thiên Chúa, thì linh hồn thực ra cần phải có một sự “mở ra” hơn nữa, đó là, để cho chính bản thân nó được chuẩn bị cho cái nhìn về Thiên Chúa bằng việc sống ngọn lửa của Tình Yêu Ngài, như bài dạy giải thích của đại Thánh và Thần Học Gia về Luyện Ngục Catherine Genoa, và như Đức nguyên Giáo hoàng đã dạy trong Thông điệp thứ hai của Ngài, Spe Salvi, 48.

Tuy nhiên, còn đối với những người đang ở trong Luyện Tội, thì thời gian tự do của họ đã hết, họ không còn có bất cứ khả năng nào để “tích đức”, đó là, để hợp tác một cách tổn thương với Ân Sủng của Đức Kitô. Những anh em này chỉ “lãnh nhận” Ân Sủng như thế, vốn đạt được qua lời cầu nguyện của Giáo Hội, được gọi là “lời cầu nguyện bầu cử”, vốn bao gồm, cách riêng, trong việc dâng lên Hy Tế Thánh Thể, trong các công việc bác ái, và trong việc bố thí. Những nhân vật chính của lời cầu nguyện này trước hết là Mẹ Maria Chí Thánh, Biểu Tượng hoàn hảo của Giáo Hội và Nhà Phân Phát mọi ân sủng, và rồi đến chúng ta, những người đang sống trong phép Rửa đang sống hiệp nhất với người tín hữu trong mọi thời đại.

ZENIT: Vậy thì cầu thay cũng là một hình thức của lòng thương xót? Và ai có thể hưởng nhờ từ đó?

ĐHY Piacenza: Cầu thay chắc chắn là một công việc không thể thay thế của Lòng Thương Xót! Nó được bắt rễ trước hết và luôn luôn ở nơi Lòng Thương Xót của Đức Kitô, Đấng mà chỉ mình Ngài mới có thể cứu và thanh luyện tâm hồn con người, nhưng là Đấng, trong Sự Tốt Lành của Ngài, hiệp cùng với chúng ta trong công trình Cứu Chuộc của Ngài, do đó làm cho chúng ta trở nên “những người cùng cộng tác”. Trong sự đồng cộng tác này trước hết, trong việc được liên kết với công việc của Đức Kitô này, có điều đầu tiên, một lợi ích tôn vinh: chúng ta được làm cho trở nên giống Thiên Chúa, chúng ta trở nên những người dự phần hơn nữa vào tư tưởng của Ngài và vào trong tâm tình của Ngài.

Điều đó cũng mang lại lợi ích cho niềm tin của chúng ta, bởi vì nó mở rộng ra trong điều chính yếu đối với những thực tại vô hình và do đó “được củng cố”. Sau cùng, nó mang lại lợi ích chắc chắn cho các linh hồn ở Luyện Tội, là những linh hồn lãnh nhận “sụ xoa dịu” của lời cầu thay của chúng ta cho đến tận sự giải thoát sau cùng của họ.

Công việc này quá lớn lao và không thể thiếu, mà Giáo Hội, vào dịp Nhớ đến tất cả Những Tín Hữu Đã Nằm Xuống – mà chúng ta sẽ cử hành vào ngày 2/11 – làm phong phú công việc này bằng Ơn Toàn Xá, đó là, việc tha thứ hết tất cả mọi hình phạt tạm thời do bởi tội lỗi, vốn “giữ” linh hồn ở lại trong Luyện Tội. Trong hoàn cảnh này sẽ thật khả thể để đạt được ơn toàn xá chỉ cho người tín hữu quá cố, dưới những điều kiện thông thường: Xưng Tội, trong tuần bát nhật, trong những ngày tiếp theo, Rước Lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, tránh xa hết mọi tội lỗi, cũng như những tội có thể tha được, và một cuộc viếng thăm nghĩa trang từ ngày mùng 1 đến mùng 8/11, hoặc đến một nhà thờ giáo xứ, từ buổi chiều ngày thứ nhất đến buổi tối ngày 2/11.

Sau cùng, thực ra đây là Lòng Thương Xót của Đức Kitô: nó đi qua cả Trời và đất, nó quy tụ mọi thứ trong sự hiệp nhất, nó giúp con người trong thời gian và biết chuẩn bị cho họ Thiên Đàng, nó không làm chết đi sự tự do của con người, nhưng hơn thế làm tôn vinh nó đến một chiều cao không thể tưởng nghĩ so với trước đó, mời gọi con người hãy để cho chính bản thân mình được yêu thương, yêu trong Ngài và vì Ngài, và do đó cộng tác với Công Trình Cứu Độ của Ngài. Xin Mẹ Maria Chí Thánh, Mẹ của Lòng Thương Xót, dạy chúng ta biết tìm kiếm Lòng Thương Xót, do đó thực sự sống Lòng Thương Xót!

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)

 


Năm Thánh Lòng Thương Xót