PHẢN  BỘI

***

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.

 

          Chúng ta đọc : Ga 13,21-33.36-38.

 

          Chúng ta vừa nghe đoạn Tin mừng nói về việc Giuđa phản bội Chúa bằng cách bán nộp Ngài cho các thượng tế để đổi lấy 30 đồng bạc là giá một tháng lương của một công nhân. Theo đoạn Tin mừng này, chúng ta thấy Đức Giê-su rất hiền từ trước con người phản bội. Ngài biết trước kẻ sẽ nộp Ngài khi nói với các môn đệ:”Thật, Thầy bảo thật các con, có một người trong các con sẽ nộp Thầy”(Ga 13,21).

 

          Xem chừng ra Chúa Giê- su đã thất bại trong việc huấn luyện các tông đồ. Lý do là sau thời gian gần 3 năm huấn luyện mà Giuđa còn phản bội Ngài và một Phêro âtự phụ đến chối Ngài. Thật không gì đau buồn cho Chúa Giêsu hơn khi nhìn thấy kẻ Ngài đã chọn, đã yêu thương hết mình mà lại phản bội Ngài. Ngài nhìn thấy Giuda rời bàn tiệc để đi vào đêm tối, đi vào con đường từ chối tình yêu của Ngài. Ngài cũng nhìn thấy và báo trước cho Phêrô rằng ông sẽ chối Ngài ba lần.

 

          Chúa Giêsu đã thấy trước những việc sẽ xẩy ra nhưng Ngài sẵn sàng chấp nhận vì Ngài phải đi qua con đường khổ nạn để hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại. Ngài thấy trước môn đệ sẽ phản Ngài nhưng sự phản bội ấy không làm cho Ngài ngưng yêu thương họ. Lần giáp mặt cuối cùng với Giuda, Ngài đã âu yếm hỏi:”Giuda , con lấy cái hôn đệ nộp Thầy sao”? Câu hỏi đầy hiền từ đó không làm cho Giuda mềm lòng ra mà cứ tiếp tục đi vào con đường đen tối ấy. Ngài cũng đã quay nhìn lại Phêrô sau khi đã chối Ngài ba lần, và Phêrô đã ăn năn sám hối, không còn cậy vào sức mình nữa nhưng cộng tác với ơn Chúa một cách hữu hiệu hơn.

 

          Qua hai nhân vật chối Chúa này, ta thấy cách xử sự của Chúa giống nhau, nghĩa là Ngài không ngừng yêu thương họ, muốn họ nối lại tình yêu đã bị họ làm sứt mẻ. Tuy thế, cách xử sự của hai người lại khác nhau : Giuđa cứng lòng trước tình yêu nồng thắm của Chúa, cứ tiếp tục phản bội, cứ tiếp tục đi vào con đường tội lỗi và đã thất vọng đi tự tử. Còn Phê rô, sau khi đã chối Chúa ba lần, đã biết nhận ra cái tội tầy đình của mình, ông đã ăn năn khóc lóc và nối lại tình yêu đối với Chúa.

 

          Chúng ta đã và đang phản bội Chúa. Tuy vậy Chúa vẫn không ngừng yêu thương chúng ta. Còn chúng ta sẽ xử sự thế nào đối với tình thương của Chúa : theo con đường của Giuđa đã đi hay theo đường lối của Phêrô. Trong giờ thống hối hôm nay chúng ta phải xác định con đường đó theo sự hướng dẫn của ơn thánh Chúa.

 

II. NÓI VỀ SỰ PHẢN BỘI.

 

1.    Phản bội trong đời thường.

 

Phản bội có nghĩa là làm phản, làm trái với lời cam kết. Trong cuộc sống  hằng ngày, người ta hay có những giao ước, giao kèo hay hợp đồng với nhau, theo đó, cả hai đều phải thực hiện đúng những lời đã cam kết; nhưng trong thực tế, chúng ta thấy có biết bao hợp đồng bị phá vỡ vì người ta không trung thành thi hành những điều đã cam kết ù, người ta đã phá vỡ, người ta đã “phản bội”.

Người ta thay lòng đổi dạ dễ như trở bàn tay. Khi có lợi là người ta dễ dàng phá bỏ lời cam kết.  Người ta tìm ra mọi mánh khóe để lường gạt nhau khiến cho chữ  “tín” ngày nay không còn ý nghĩa nữa.

                             Truyện : Sách dạy những mánh khóe.

Mới đây, một nhà xuất bản ở Mỹ đưa ra thị trường một cuốn sách, trong đó ghi lại tất cả những mánh khóe xảo quyệt trong xã hội  mà người ta đã lường gạt lẫn nhau. Nhiều mánh khóe hết sức hay ho, ám hợp tâm lý lẫn khoa học, khiến ai cũng có thể bị lầm, bất cứ  là đấng bậc nào. Quyển sách ghi lại gần 5000 trường hợp mà người ta bị lường gạt trên thế giới.

Cuối cùng, quyển sách kết luận : mánh khóe lường gạt rất khó chận đứng và rất khó tránh khỏi. Chỉ có một cách thông thường  giúp người ta khỏi bị lường gạt là “Đừng bao giờ tham lam, ham muốn bất cứ sự gì không bởi công khó nhọc của mình làm ra cách ngay thẳng.

 

Ngày nay trong đời sống xã hội, người ta dễ phản bội nhau trong giao dịch, buôn bán, làm ăn và ngay cả trong trường tình nữa. Người ta ly dị rất nhiều, có khi còn coi là cái “mốt” nữa, thành ra đời sống xã hội trở nên xáo trộn. Người ta phải nhắc nhở nhau :

 

                             Nói lời phải giữ lấy lời

                     Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

 

2.     Phản bội trong đời sống thiêng liêng.

 

a)    Nguyên tổ loài người đã phản bội.

 

Trở lại vấn đề phản bội, ta thấy đã có sự phản bội ngay từ khi có con người. Đó là sự ïphản bội của nguyên tổ Adong và Evà ! Thiên Chúa đã dựng nên hai ông bà giống hình ảnh Ngài, cho làm con và cho thừa hưởng mọi phúc lành hồn xác. Thiên Chúa chỉ đòi ông bà phải trung thành với Ngài, không được phản bội Ngài bằng cách là không được ăn trái cấm.  Nhưng ông bà đã xử sự ra sao?  Ôâng bà đã phản bội tình yêu của Ngài , tỏ ra bất trung khi ăn trái cấm ấy. Sách Sáng thế còn ghi lại biến cố bi thảm ấy, và ngày nay người ta vẫn còn đi vào vết xe cũ ấyvà sẽ không bao giờ ra khỏi.

 

b)   Giuđa và Phêrô cũng phản bội.

So sánh sự phản bội của Giuđa và Phêrô, ta thấy có sự khác nhau :

* Giuđa phản Chúa vì cứng lòng. Chúa Giêsu đã nhắc cho Giuđa nhớ lại tình nghĩa thầy trò trong ba năm qua bằng cách rất nhẹ nhàng nói vào tai anh ta:”Giuđa, con lấy cái hôn này để nộp Thầy sao”? Không biết lúc đó anh ta phản ứng ra sao, có nói năng gì không ? Nhưng tôi đoán với sự cứng lòng và thái độ lạnh nhạt, anh ta sẽ nói với Chúa:”OK”.  Giuđa đã để cho tiền của làm tối mắt anh, làm mờ ám lương tâm, không còn biết gì đến tình nghĩa thầy trò nữa. Đúng như lời người xưa nói:”Hoàng kim hắc nhân tâm” : tiền của làm đen tối lòng người.

 

Đức cha Tihamer Toth, khi bình luận về Giuđa, người tông đồ bán Chúa, có viết:”Thế giới ngày nay đã bớt xét đoán gắt gao về những vấn đề luân lý : có người sẽ tha thứ cho Giuđa về tội hà tiện và tham lam của hắn ; có người sẽ không điếm xỉa gì đến mánh khóe hèn hạ làm tiền của hắn; đối với tội tự vận của hắn, cũng có người sẽ cho là phải.

Nhưng không có thể tìm ra được ai có thể tha thứ cho hắn cái tội đã phũ phàng đánh đập cánh tay đã từng chúc lành cho hắn,, đã dám điêu ngoa hôn cái mặt luôn luôn âu yếm hắn, đã vì 30 đồng bạc mà bán nạp một người bạn thân luôn luôn trung thành với hắn. Phải, không ai dung tha được một người phản bội”.

 

*  Còn Phêrô cũng chối thầy, cũng phản bội Thầy, nhưng phản bội Thầy vì yếu đuối, không kịp suy tính trong một hoàn cảnh gay go cấp bách. Nhưng chỉ sau ít lâu, Phêrô nghĩ lại câu trả lời đáng trách của mình, ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết, và lòng hối hận này còn đeo duổi ông suốt cả đời. Và để đáp lại lòng thương yêu tha thứ của Chúa, ông sẵn sàng chịu treo ngược trên cây thập tự tại Roma để tỏ lòng trung thành với Chúa.

 

c)     Chúng ta cũng phản bội Chúa.

 

Nếu Chúa hiện ra với chúng ta và Ngài hỏi chúng ta:”Con có phản bội Ta không”? Chắc không ai trong chúng ta dám phản bội Ngài. Nhưng trong cuộc sống lũ hành đức tin này, rất nhiều lần chúng ta đã phản bội Chúa. Mỗi khi phạm tội là chúng ta đã phản bội Ngài.

 

Những người thân mà phản bội nhau thì sự phản bội càm làm cho nạn nhân bị đau khổ hơn. Xưa vua Đavít buồn vì số lớn cận thần chạy theo Absalom phản lại nhà vua, đã thốt ra với Architophel:”nếu là người khác, ta chịu đựng được, nhưng là người tâm phúc với ta, ta chịu không nổi”.

 

          Tướng          César thuộc đế quốc Roma, bị hành hung trước nghị viện, trong bao nhiêu người sấn sổ chạy lại toan đâm César. César thấy thằng con nuôi mình yêu mến, có trong số sát nhân đó, nhà tướng uất ức thốt lên một câu:”Cả con nữa hay sao, con tôi ơi”(Tu quoque, fili mi)! Nghĩa là ngài không coi sao đến những phát giáo khác, nhưng rất cực lòng về hành động phản trắc  của đứa con mình yêu quí nuôi nấng.

 

Khi được chịu phép rửa tội, chúng ta đã thề hứa với Chúa là từ bỏ ma quỉ để theo Chúa. Nhưng lời thề hứa và cam kết ấy đã nhiều lần bị phá vỡ khi chúng ta phạm tội. Mỗi khi phạm tội là lúc chúng ta phản bội Chúa đấy.

 

-  Mỗi khi nghe theo ma quỉ mà bỏ xưng tội rước lễ, bỏ đi lễ ngày Chúa nhật là chúng ta phản bội Chúa đấy.

- Mỗi lần chúng ta trao thân xác cho người khác mà phạm tội, đó là chúng ta đang phản bội Chúa đấy.

- Mỗi lần ăn cắp ăn trộm, tham nhũng, làm hại tài sản của người khác là chúng ta đang phản bội Chúa đấy.

- Mỗi lần nói hành nói xấu hay bỏ vạ cáo gian cho người khác là chúng ta đang phản bội Chúa đấy.

- Mỗi lần xé bỏ giao ước hôn nhân mà đi lấy người khác là chúng ta đang phản bội Chúa đấy.

Ngày nay, người ta coi phản bội là một thói quen bình thường, không mấy quan trọng. Người ta đặt lợi ích lên trên hết, hễ có lợi là làm, ngay cả trong vấn đề tình yêu hôn nhân :

         

                                      Thôi đừng nhắc chuyện ngày xưa,      

                                      Bởi vì đoạn kết bài thơ có rồi.

                                      Giận hờn thì cũng đành thôi,

                                      Dại gì giữ mãi một lời thề xuông.

                                                (Nhất Tuấn)

 

          Thi sĩ Nhất Tuấn đã đại diện cho người thời nay mà coi thề hứa trong hôn nhân chẳng có kí lô nào : Dại gì mà giữ mãi lời thề ấy ! Họ coi việc giữ lời thề hứa trong hôn nhân là dại. Như vậy, khôn dại lệ thuộc hoàn toàn vào cái lợi. Cụ Tam nguyên Yên Đổ đã thấu hiểu cái nhân tình thế thái ngày nay mà nói lên trong câu thơ :

                                     

                                      Hễ không ù đồng tiền khôn thành dại,

                                      Đã có đồng tiền dở cũng hay.

                                                (Nguyễn Khuyến)

 

          Nhân dịp này, anh chị em hãy rà soát lại xem tình trạng gia đình xem như thế nào ? Vững mạnh hay đổ vỡ ? Hay đang trên đà sụp đổ ? Chúng  ta dễ bị cám dỗ lìa bỏ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống, coi lời cam kết trong hôn nhân chẳng có giá trị gì. Lúc ấy, anh chị em hãy nhớ lại lời Chúa đã nói:”Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài ngươi không được phân ly     (Mt 19,6), và hãy can đảm nói lên quyết tâm như các chị  đã diễn tả :

 

                                      Trăm năm chỉ quyết một chồng,

                                   Dầu ai vẽ phụng, thêu rồng mặc ai ?

                                      Dầu cho đá nát vàng phai,

                                   Trăm năm duyên nợ chẳng phai chút nào.

 

III. MÙA VỌNG VÀ SỰ PHẢN BỘI.

 

          Một danh nhân đã nói:”Nếu ta gieo vào lòng đất một hạt thóc, mai ngày nó sẽ trổ cho ta một bông lúa, thành trăm ngàn hạt thóc khác. Nhưng nếu ta gieo vào lòng người một ân huệ, lòng người có thể trổ được một ân huệ không, hay chỉ trổ những gai góc phản bội”?

 

1.    Ý thức mình đã phản bội.

 

Có ai dám nói là mình chưa bao giờ phản bội Chúa không ? Nói như thế có nghĩa là mình chưa bao giờ phạm tội, chưa bao giờ xúc phạm đến Chúa. Thánh Gioan Tông đồ đã nói:”Ai nói mình không có tội, đó là kẻ nói dối và sự thật không có ở trong họ”(x. 1Ga 1,10). Thánh Phaolô cũng đã tự thú:”Tôi ăn ở như một người ngu, còn sự lầm lỗi của tôi thì vô kể”(Ep 4,11).

 

Qua kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày, ông Elbert Hubbard đã nói:”Người nào cũng là kẻ chí ngu ít ra 5 phút mỗi ngày. Bậc thánh là kẻ cố gắng và thành công trong sự không để cái ngu của mình vượt quá thời gian ấy”.

 

Vua Đavít đã để lại cho chúng ta một tấm gương về sự sám hội: sau khi đã phạm tội ngoại tình với vợ người ta, nhà vua còn nhờ người khác giết cả chồng họ. Nhà vua tưởng mọi sự đã ếm nhẹm, nhưng Thiên Chúa đã sai tiên tri Nathan đến cảnh cáo ông về sự sai trái đó. Nhà vua đã sớm nhận ra lỗi lầm của mình và tỏ lòng sám hối ăn năn xin Chúa tha thứ. Thánh vịnh 50 đã diễn tả tâm tình thống hối ăn năn của Đavít với những lời lẽ rất chân thành.

 

2.     Tin tưởng vào tình thương tha thứ của Chúa.

 

Chúng ta đừng thất vọng về tình trạng tội lỗi của mình, con người sa ngã là một truyện bình thường vì con người yếu đuối dễ sa ngã trước cạm bẫy của ma quỉ, như nhà hiền triết Blaise Pascal đã nói : con người giống như cây sậy phất phơ trước gió. Như vậy, bản tính con người là yếu đuối và hay sa ngã, còn bản tính Thiên Chúa là hay tha thứ. Con người càng sa ngã thì Thiên Chúa càng tha thứ nhiều. Chính vì vậy mà thánh Augustinô đã gọi là “tội hồng phúc”. Vì sao tội mà dám gọi là “hồng phúc” ? Thực ra tội thì vẫn là tộ, là cái gì xấu xa trước mặt Chúa nhưng vì chính những tội lỗi này là dịp để chúng ta có một Đấng Cứu chuộc rất cao sang (x. Exsultet ngày thứ bảy tuần thánh). Chúng ta có thể ví tình yêu Thiên Chúa như biển cả bao la, nó rộng như “lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào”(Y Vân), còn tội lỗi của chúng ta chỉ như một nắm phân. Một nắm phân đem vất vào đại dương thì nhằm nhò gì ! Tình thương tha thứ của Chúa quá rộng rãi đến nỗi tội lỗi của chúng ta bị tan biến đi không để lại vết tích gì.

 

3.     Hãy nối lại tình yêu với Chúa.

 

Đối với Chúa, không gì có thể qua được cặp mắt Ngài. Ngài biết hết và nhớ hết mọi sự vì Ngài là Đấng toàn năng, nhưng nếu cho phép và không có gì vô phép đối với Chúa, tôi có thể nói được rằng Chúa chỉ có một khuyết điểm là không nhớ được tội lỗi của ta, ta phạm bao nhiêu thì Ngài tha thứ cả, mà đã tha thứ thì Ngài quên hết. Nếu ta có hỏi Ngài về những tội ta đã phạm, thì chắc chắn Ngài sẽ nói :”Ta quên hết rồi”.

 

Mỗi khi sa ngã phạm tội là chúng ta đã phản bội Chúa và làm cho tình yêu của chúng ta đối với Chúa bị sứt mẻ. Đối với người đời, khi tình yêu bị phản bội thì người ta cắt đứt tình yêu ấy, khó mà nối lại tình đã bị phản bội. Đối với Chúa thì khác, mặc dầu chúng ta đã phạm đến Chúa, đã cắt đứt tình yêu đối với Ngài, thì Ngài vẫn chờ đợi chúng ta trở về để nối lại tình yêu ấy. Chính chúng ta là kẻ chủ động cắt đứt tình yêu ấy chứ không bao giờ Chúa cắt đứt cả.

 

Thi sĩ Xuân Diệu đã nói lên thái độ của những người bị phản bội , khó lòng mà trở lại được tình trạng tốt đẹp thuở ban đầu :

                  

                             Khi tình yêu một lần phản bội

                             Hết mong gì tìm lại hoa yêu.

 

Nhưng đối với Chúa thì khác, Ngài sẽ nói với chúng ta :

                            

                             Khi tình yêu ngàn lần phản bội,

                             Vẫn mong tìm nở lại hoa yêu.

 

Hôm nay chúng ta hãy giao hòa với Chúa bằng cách đi xưng tội để nối lại tình yêu đối với Chúa, do chúng ta tự mình cắt đứt. Chúa luôn luôn chờ đợi chúng ta, nhất là hôm nay tại tòa giải tội. Các Linh mục đến ban phép giải tội cho anh chị em, không phải các ngài tha tội nhưng chính Chúa Giêsu sẽ tha tội cho anh chị em. Hãy vững tin và vào tòa giả tội.

                             Truyện : Bàn tay phải của Chúa Giêsu.

  rất nhiều giai thoại kể về những tượng thánh giá cổ xưa… Tại một nhà thờ bên Tây ban nha, có một tượng thánh giá cổ rất đặc biệt.  Cánh tay trái của Chúa Giêsu vẫn còn đóng vào gỗ giá, nhưng cánh tay mặt thì rời ra và đưa đến phía trước trong tư thế ban phép lành.

Người Tây ban nha kể về nguồn gốc của tượng thánh giá này như sau : Một hôm có một tội nhân đến xưng tội với một vị Linh mục chánh xứ ngay dưới cây thánh giá này. Như thường lệ, mỗi khi giải tội cho một tội nhân có quá nhiều tội nặng, vị Linh mục này tỏ ra rất nghiêm khắc. Ngài ra việc đền tội nặng cũng như ngăm đe nhiều điều.

Tội nhân ra về, lịng cảm thấy nhẹ nhàng. Nhưng tính nào tật ấy, khơng bao lâu, người đĩ sa ngã lại. Lần này, sau khi anh xưng thú tội lỗi, vị Linh mục lại đe dọa như sau:”Đây là lần cuối cùng tơi giải tội cho ơng”.

Nhiều tháng qua, tội nhân lại đến quì dưới chân Linh mục cũng bên dưới cây thánh giá và lại xin ơn tha thứ một lần nữa. Nhưng lần này, vị Linh mục đã dứt khốt. Ngài trả lời:”Ơng đừng cĩ đùa với Chúa. Tơi khơng thể ban phép giải tội cho ơng nữa”.

Nhưng lạ lùng thay, khi vị Linh mục vừa khước từ tội nhân, thì bỗng ơng nghe một tiếng thì thầm từ bên thánh giá. Bàn tay phải của Chúa Giêsu bỗng được rút ra khỏi thánh giá và ban phép lành cho hối nhân.  Và vị Linh mục nghe được tiếng thì thầm ấy như sau:”Chính Ta là người đã đổ máu ra cho người này, chứ khơng phải ngươi”.

Từ đĩ, bàn tay phải của Chúa Giêsu cứ ở mãi trong tư thế ấy,  như khơng ngừng mời gọi con người đến để ban ơn tha thứ (Lẽ sống, 1991, tr 169-170).

 

Chúng ta hãy tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa. Chúa khơng chấp tội chúng ta khi chúng ta thành thực thống hối lỗi lầm. Hãy nhìn lên cây thập giá để thấy được tình yêu bao la của Chúa. Phải, bên kia sự độc ác của tội lỗi, Chúa Giêsu chỉ muốn chúng ta nhìn thấy được tình yêu của Thiên Chúa : một tình yêu khơng ngừng tha thứ, một tình yêu vượt lên trên mọi tư tưởng, mọi tiêu chuẩn phán đốn, mọi khát vọng của chúng ta.

 

Nhìn lên thập giá Chúa khơng phải để thất vọng vì gánh nặng của tội lỗi, mà trái lại để cảm nếm được Hồng ân bao la của Chúa, để cho tâm hồn được phấn khởi, tin yêu hơn…

 

Nhìn lên thập giá để cảm nếm được ơn tha thứ của Ngài, chúng ta cũng được mời gọi để cảm thơng, để tha thứ hơn đối với người anh em của chúng ta. Càng nhận ra được tình yêu tha thứ của Thiên Chúa, chúng ta càng được mời gọi để tha thứ nhiều hơn. Càng tha thứ nhiều hơn, chúng ta càng dễ cảm nếm được ơn tha thứ của Chúa.

 

 

                                                                   Lm Giuse Đinh lập Liễm

                                                                   Giáo xứ Kim phát

                                                                   Đà lạt

 

 

 


Mục Lục