THÁNH GIUSE THỢ,

ngày 01/5

 

Đời sống lao động luôn gắn liền với con người: người ta có thể làm việc chân tay và có người dùng tới trí óc. Tất cả đều là lao động.Có một thời giới thợ thuyền đã đứng lên tranh đấu để nâng cao phẩm giá và nâng cao đời sống của họ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ thứ XX tại Aâu Châu. Nhiều phong trào đấu tranh đã nổi dậy đòi giới chủ ông phải tăng lương và xem xét lại giờ giấc, điều kiện lao động. Giáo Hội qua các vị lãnh đạo tinh thần đã lắng nghe tiếng nói, tiếng cầu cứu của họ. Đức Thánh Cha Lêô XIII và Piô XI đã mở ra những chân trời mới trong giới lao động. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã chọn Thánh Giuse làm bổn mạng của giới cần lao. Thế giới đã dùng ngày 01 tháng năm để mừng ngày lễ lao động.

 

THÁNH GIUSE LÀ AI ?

 

Thánh Giuse sinh tại Nagiarét, một thôn nhỏ bé và nghèo thuộc nước Do Thái. Thánh Giuse thuộc hoàng tộc vua Đavít, nhưng vì gia cảnh sau bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ lâm cảnh sa sút, nên thánh Giuse phải sống cuộc đời khó khăn, nghèo nàn với nghề thợ mộc để kiếm sống, nuôi gia đình. Thánh Giuse là một người lao động chân chính. Cuộc đời của Ngài là một chuỗi những thử thách triền miên. Tuy nhiên, Thiênn Chúa đã chọn Ngài làm bạn Đức Trinh Nữ Maria và là Cha của Chúa Giêsu Cứu Thế. Suốt đời của Ngài năm chìm bảy nổi chín long đong. Được chọn lựa làm bạn với Mẹ Maria để săn sóc Con Một Thiên Chúa và để giúp nhau sống đời tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa. Thánh Giuse đã gặp thử thách ngay khi đính hôn với Maria. Đức Trinh Nữ Maria đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần:” Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu”( Lc 1, 31). “ Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà…”( Lc 1, 35 ). Thánh Giuse lúc đó chưa hiểu ý Chúa, nên Ngài đã bị thử thách lớn lao. Rồi, thánh Giuse và Mẹ Maria đi về quê quán làm sổ hộ khẩu, Mẹ Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa, đã đản sinh Chúa Giêsu nơi hang đá Bêlem(Lc 2, 1-20 ). Như thế vẫn chưa hết, khó khăn và thử thách hầu như lúc nào cũng gắn liền với thánh Giuse: thánh Giuse đưa Mẹ Maria, Chúa Giêsu trốn qua Ai Cập để tránh sự tàn bạo của Hêrôđê, rồi khi Hêrôđê băng hà, Ngài lại đưa Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu trở về Nagiarét( Mt 2, 13-23 ). Rồi tới tuổi, thánh Giuse lại đưa Chúa Giêsu cùng với Mẹ Maria dâng Chúa vào đền thờ: Oâng già Siméoon nói ngôn sứ về Hài Nhi( Lc 2, 22-28 ). Trong mọi biến cố, trong mọi sự chông gai khó khăn, thánh Giuse luôn can đảm, phó thác và sống hoàn toàn công chính, tin cậy tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa Giavê. Thánh Giuse đã được các thánh sử viết Tin Mừng ca ngợi là người công chính, người được ơn nghĩa với tHiên Chúa. Giáo Hội ca ngợi thánh Giuse:” Người công chính tươi tốt như cây dừa, lớn lên như cây hương nam núi Liban trồng nơi nhà Chúa trong đền thánh Người (Tv 92, 13-14 ) và ca nhập lễ, lễ thánh Giuse 19/3 đã viết:” Đây là người quản gia trung tín và khôn ngoan. Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa”( Lc 12, 42 ). Thánh Giuse quả thực trở thành gương mẫu cho mọi người về mọi nhân đức.

 

THÁNH GIUSE LÀ MẪU GƯƠNG LAO ĐỘNG CẦN CÙ

 

Đứng đầu gia đình thánh tại Nagiarét, thánh Giuse đã cần cù lao động, âm thầm thinh lặng và làm việc, đưa lại cho lao động một ý nghĩa cao sâu linh thánh. Thánh Giuse đã chấp nhận một công việc, một nghề tay chân: nghề thợ mộc. Với nghề thợ mộc, một nghề không có gì là vinh dự lắm trong xã hội Do Thái, thánh Giuse vẫn kiên trì phục vụ. Ngài làm việc với tất cả ý thức trách nhiệm của mình. Qua việc làm, qua nghề thợ mộc, thánh cả Giuse đã âm thầm chiêm ngắm mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng đang sống nhờ nghề thợ mộc của Ngài. Nơi Nagiarét, thánh Giuse đã phục vụ hết mình: mồ hôi, sự mệt nhọc và lòng hy sinh, quảng đại cố gắng của thánh Giuse đã mặc cho lao động một ý nghĩa tốt đẹp.  Chúa Giêsu trong gia đình thánh nagiarét đã học nơi thánh Giuse sự cần mẫn lao động, đã học nơi Mẹ Maria sự kiên nhẫn, đơn sơ phục vụ trong những công việc gia đình hết sức tầm thường nhưng là những công việc của đời thường, là những lao công của cuộc đời con người. Khởi đi từ gia đình Nagiarét, người Kitô hữu trên khắp thế giới cũng được mời gọi yêu mến lao động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc. Tất cả đều được gọi mời gắn liền với thánh cả Giuse, quan thầy và là Đấng bảo trợ của giới lao động. Trong một thế giới đan xen ánh sáng và bóng tối, trong một thế giới văn minh tuyệt đỉnh, lao động dù trí óc, chân tay hay kỹ thuật máy móc điện tử vẫn luôn cần thiết. Sự im lặng: nói ít, làm với hết khả năng, với óc sáng tạo luôn được đề cao, trân trọng. Thánh Giuse đã im lặng để phục vụ, để làm việc. Sự thinh lặng nội tâm của Ngài luôn có một ý nghĩa quan trọng. Thánh Giuse đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm: làm việc với đức tin , với lòng yêu mến.

 

Trong năm thánh hoá gia đình, việc lao động cũng cần được mọi gia đình xem xét lại vì cuộc đời của từng con người liên kết với công ăn việc làm của mình. Gia đình có đủ ăn, đủ mặc, gia đình có bảo đảm được vật chất, kinh tế của mình, đời sống tâm linh mới tốt hơn. Thánh Giuse đã nêu gương cần lao, đã biến gia đình Nagiarét thành trường đào tạo công ăn việc làm với tất cả lòng tin yêu. Chúa Giêsu cũng đã xuất thân trong gia đình Nagiarét, đã chấp nhận một công việc và làm cho việc lao động tràn đầy ý nghĩa. Mẹ Maria cũng đã làm việc nội trợ với tất cả ý thức, với tất cả lòng tin yêu của mình. Mừng lễ thánh Giuse thợ 01 tháng 5, xin thánh cả Giuse cầu thay nguyện giúp để mọi người, mọi gia đình luôn yêu mến công việc của mình vì những công việc chân chính sẽ giúp cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa.

 

Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gưong Người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã giao phó, hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành(  lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Giuse thợ ).

 

Giuse Nguyễn H ưng Lợi, DCCT

28-4-2003


Trờ Về Trang các Thánh