“Tôi chính là Mục Tử nhân lành” (Gio-an
10:14). “Mục tử nhân lành ư? Mà đúng phải là một mục tử tốt đấy! Nhưng bạn kiếm đâu ra được một người như
thế? Có thể có một linh mục tốt, hoặc
một rabbi tốt, chứ làm sao có một người chăn chiên tốt?” Tôi có thể tưởng tượng ra phản ứng của đám
dân chúng khi nghe Đức Giê-su ví Ngài là một người chăn chiên. Trong xã hội thế kỷ I, người ta chẳng nghĩ
tốt về những người chăn chiên: vì họ để
mặc cho đoàn vật của mình gặm cỏ trên đất người khác, rồi ngày đêm sống ở ngoài
cánh đồng nên có lẽ họ nhơ bẩn và không tuân giữ được những luật về thanh tẩy
của Do-thái. Đức Giê-su có thể làm cho
người ta trố mắt ngạc nhiên vì một khẳng định ngắn gọn của Ngài. Nhưng Ngài dường như lại càng tăng thêm những
giao du khiến người ta khó chịu, thí dụ Ngài bạn bè với những kẻ chỉ có Cha
Ngài mới chăm sóc đến họ mà thôi.
Bạn
hãy đọc Gio-an 10:1-21.
Những tỉ dụ giúp chúng ta hiểu một thực
tại. Bạn hãy kể ra những tỉ dụ hoặc hình
ảnh Đức Giê-su dùng để nói về chính Ngài.
Tỉ dụ hoặc hình ảnh nào có ý nghĩa đối với bạn?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Ai là những mục tử giả hiệu ngày nay?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Trong
Hành trình trước, chúng ta đã học hỏi trình thuật của Gio-an về anh mù từ lúc
mới sinh. Biến cố ấy có liên hệ tới việc
Đức Giê-su tuyên bố Ngài là “Mục Tử nhân lành.”
Chính lòng thương cảm của vị Mục Tử nhân lành đã khiến Đức Giê-su chữa
lành cho người đó. Giờ đây Đức Giê-su
nói rõ ràng cho những ai đang nghe Ngài biết rằng Ngài khao khát muốn tỏ ra
lòng thương cảm và chăm sóc đối với hết thảy mọi người.
Chuồng chiên là một khu vực ở giữa
cánh đồng để chiên ăn cỏ. Khu vực ấy
được vây lại bằng một bức tường đá và ban đêm giữ chiên khỏi bị hại do thú dữ.
Trong tỉ dụ đơn sơ này, Đức Giê-su
chính là Mục Tử nhân lành. Những ai tin
vào Ngài và yêu mến Ngài đều là những chiên thuộc đàn chiên của Ngài. Còn những mục tử giả hiệu là những kẻ thù của
Đức Giê-su. Họ cố ăn cắp chiên thuộc
vương quốc Ngài. Chiên nhận biết tiếng
của Mục Tử nhân lành vì chúng đã có mối tương quan mật thiết với Ngài. Trái lại, chiên sẽ chạy trốn khỏi những mục
tử giả hiệu, tức là bất cứ kẻ nào muốn thay thế Đức Giê-su để chăn dắt chúng.
Với
phương thức cụ thể nào bạn có thể theo vị Mục Tử nhân lành trong xã hội hôm
nay?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn
hãy đọc Ê-dê-ki-en 34.
Hãy chú ý tới hình ảnh các con chiên
được dùng để ám chỉ dân Chúa trong Cựu Ước.
Đức Giê-su đã thể hiện lời tiên tri ấy như thế nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn
hãy dành chút thì giờ ngồi một mình trước sự hiện diện của vị Mục Tử nhân
lành. Hãy lắng nghe Ngài gọi tên
bạn. Hãy cảm tạ Ngài vì Ngài đã chọn bạn
vào trong đàn chiên của Ngài và đã yêu mến bạn đến nỗi thí mạng sống vì
bạn. Hãy nghĩ tới lúc nào đó bạn đã chọn
thuộc về đàn chiên của một người nào khác.
Rồi bạn hãy nghe Đức Giê-su gọi tên bạn;
hãy tưởng tượng Ngài giựt bạn ra khỏi bàn tay kẻ mục tử giả hiệu, ôm lấy
bạn trong cánh tay Ngài và yêu thương bạn như xưa.
Thật
là quan trọng đối với Đức Giê-su nếu những người nghe hiểu được Ngài muốn chăm
sóc họ như thế nào và nếu họ biết được Ngài mong muốn được sống với họ giống
như một mục tử ngày đêm ở bên đàn chiên của mình. Tình yêu của Đức Giê-su dành cho đàn chiên
thật lớn lao đến nỗi Ngài thí mạng sống mình vì họ. Khi người ta không hiểu thì Đức Giê-su dùng
một tỉ dụ khác để giải thích tỉ dụ thứ nhất.
Trong Gio-an 10:7-10 và 11-16, Đức Giê-su ví Ngài là cửa chuồng chiên.
Chuồng chiên chỉ có một lối mở hoặc
một cánh cửa để chiên có thể ra vào. Đức
Giê-su nói Ngài chính là lối mở hoặc cánh cửa ấy. Đàn chiên phải đi và đến qua Ngài, chỉ có một
cách đó chiên mới biết được Chúa Cha và được nuôi dưỡng. Ngài là con đường duy nhất dẫn đến Chúa
Cha. Không còn con đường nào khác: không phải những hy lễ trong Đền Thờ, không
phải những nghi thức thanh tẩy, cũng không phải việc tuân giữ lề luật, nhưng
chỉ Đức Giê-su mới giúp người ta gia nhập đàn chiên của Thiên Chúa.
Đức Giê-su cũng mời gọi và mong mỏi
những kẻ chống đối Ngài hãy gia nhập đàn chiên qua Ngài. Qua cách cư xử của họ như đã được trình bày
trong những chương trước của Tin Mừng Gio-an, họ đã hành động như những mục tử
giả hiệu và những kẻ ăn cắp chiên. Họ
biểu trưng cho bóng tối; họ đến để ăn
cắp, sát hại và lấy đi sự sống chỉ có Đức Giê-su là ánh sáng và sự sống mới có
thể ban cho.
Đức Giê-su lập đi lập lại: chỉ có một vị Mục Tử, Đấng làm một với Chúa
Cha. Sự kết hiệp nên một giữa Đức Giê-su
với Chúa Cha phải được phản ảnh qua sự hiệp nhất giữa các con chiên dưới sự
chăn dắt của Mục Tử nhân lành.
Tại
sao cấp lãnh đạo giáo quyền muốn giết Đức Giê-su?
Đâu
là những tố cáo chính của họ?
Bạn
hãy đọc Gio-an 17:1-26, Đức Giê-su cầu nguyện cho các môn đệ. Hãy nhớ là “giờ” của Đức Giê-su đó là sự chết
và sống lại của Ngài. Đoạn Tin Mừng này
giống với tỉ dụ Mục Tử nhân lành như thế nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn
hãy đọc câu truyện Đức Giê-su cho ông La-da-rô sống lại (Gio-an 11:1-44).
Đức
Giê-su chứng tỏ như thế nào Ngài là Mục Tử nhân lành trong dấu lạ thứ bảy này?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Đối
với bạn, đâu là những khía cạnh sống động của câu truyện này? Tại sao?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn
hãy viết lại theo ngôn từ của bạn những lời tuyên xưng của cô Mác-ta trong
Gio-an 11:27.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn
hãy trở lại để đọc về câu trả lời của anh mù bẩm sinh được Đức Giê-su chữa lành
khi Ngài tỏ cho anh biết Ngài là ai (Gio-an 9:35-38). So sánh câu trả lời của anh với những câu hai
cô Mác-ta và Ma-ri-a trả lời Đức Giê-su trong 11:2-27 và 11:32, bạn thấy được
những gì?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Mác-ta
không xin Đức Giê-su điều gì lúc Ngài đến sau khi em cô đã chết và được táng
trong mộ đã bốn ngày. Cô chỉ khẳng định
rằng nếu có Đức Giê-su bên cạnh em cô là bạn của Ngài thì nó đâu có phải nằm
trong ngôi mộ kia. Đức Giê-su hứa với cô
rằng La-da-rô sẽ sống lại, nhưng cô Mác-ta lại hiểu là em cô sẽ sống lại “trong
ngày sau hết.” Đối với một phụ nữ đang
khóc thương đứa em đã mất, “trong ngày sau hết” quả là thời gian dài chờ
đợi. Nhưng Đức Giê-su trả lời rằng biến
cố thế mạt (tức là ngày tận thế Thiên Chúa sẽ đến trong vinh quang và người
chết sẽ sống lại) đã thể hiện nơi Ngài rồi.
Quan hệ yêu thương và tin tưởng giữa Thiên Chúa và nhân loại giờ đây
đang hoạt động nơi Đức Giê-su rồi.
Khi đến gặp Đức Giê-su, cô Ma-ri-a đã
lập lại niềm tin của chị cô: sự hiện
diện của Đức Giê-su sẽ giúp cho em cô khỏi chết. Cô khóc khiến cho những người cùng đi với cô
khóc theo đã làm cho Đức Giê-su cũng khóc nữa.
Trong trình thuật anh La-da-rô sống lại, chúng ta thấy rõ mồn một bản
tính nhân loại của Đức Giê-su, Đấng cũng là Thiên Chúa và có quyền trên sự sống
và sự chết.
Bốn ngày trong mộ – nghĩa là chắc chắn
người ấy đã chết rồi. Nhưng Đức Giê-su,
Đấng đã tuyên bố Ngài là sự sống lại và sự sống, giờ đây cho thấy cả đến cái
chết cũng phải tùy thuộc vào quyền năng của Thiên Chúa đang hoạt động nơi Đức
Giê-su. Một số câu nhắc nhớ chúng ta về
quyền lực của sự chết và chiến thắng của Đức Giê-su trên quyền lực ấy: “trong mồ được bốn ngày rồi”; “Đem phiến đá này đi!”; “Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ!”; “Cởi khăn và vải cho anh ấy!” (Gio-an 11:39,
43, 44). Sự chết sẽ chẳng bao giờ đạt
được chiến thắng cuối cùng.
Đức
Giê-su càng tỏ mình ra là ánh sáng thì những kẻ thích bóng tối hơn sự sáng lại
càng tìm cách diệt đi ánh sáng và sự sống khỏi thế giới này. Bạn hãy đọc lại Gio-an 11:4-57. Nghệ thuật Gio-an sử dụng lối mỉa mai nổi bật
trong đoạn này. Qua lối nói mỉa mai, một
khẳng định đã được phát biểu, nhưng sự thật hoàn toàn của khẳng định ấy thì
người nói cũng không biết được. Một thí
dụ trong đoạn này: “... điều lợi cho các
ông là thà một người chết thay cho dân...” (11:50). Rõ ràng Cai-pha có ý nói “thay cho dân,”
nhưng thực sự thì Đức Giê-su chết đi để chúng ta được sống. Bạn có thể tìm thấy những khẳng định theo lối
mỉa mai trong đoạn này hoặc ở những chỗ khác trong sách Tin Mừng không?
Nỗi
lo sợ của Cai-pha (Gio-an 11:50) là sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Rô-ma đối
với những phong trào ngôn sứ trong quá khứ đã khiến cho người Do-thái ăn không
ngon ngủ không yên. Khi viết vào cuối
thế kỷ I, Gio-an đã biết về hành động quân sự chống lại những người khởi loạn
Pha-lét-tin đương thời với ngài và kết thúc sau khi Đền Thờ bị phá hủy vào năm
70 sau công nguyên.
Trong
Hành trình 6, bạn đã khám phá những điều sau đây:
Comblin,
Jose. Sent From the Father. Meditations on the Fourth Gospel. Maryknoll,
N.Y.:
Orbis Books, 1979.
Countryman,
William. The Mystical Way in the
Fourth Gospel. Revised edition.
Valley
Forge, Pa.: Trinity Press, 1994.