Trong Hành trình 6, bạn đã thấy sự kiện
anh La-da-rô được sống lại là hình bóng báo trước sự Phục sinh của Đức Giê-su,
đồng thời cũng là động lực khiến kẻ thù của Đức Giê-su quyết định Ngài phải
chết. Giờ đây chúng ta bắt đầu học hỏi
về những biến cố liên quan trực tiếp đến giờ vinh hiển của Đức Giê-su.
Bạn
hãy đọc Gio-an 12:1-6.
Việc xức dầu xảy ra khi nào? Việc ấy móc nối câu truyện với cái chết của Đức
Giê-su như thế nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Trong câu truyện xức dầu, so sánh như thế nào giữa
cô Ma-ri-a với Giu-đa?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
So sánh như thế nào giữa Giu-đa với những kẻ thù
của vị Mục Tử nhân lành trong Gio-an 10:7-10?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy so sánh việc xức dầu trong Tin Mừng Gio-an
với Mác-cô 14:1-9.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Những người thánh thiện qua các thời đại đã trả
cái giá hết sức đắt khi biểu lộ lòng yêu mến của họ đối với Chúa. Trong Bí tích Rửa tội, mỗi người chúng ta
được kêu gọi phải nên thánh. Vậy làm sao
bạn có thể biểu lộ tình yêu với giá quá đắt đối với Đức Giê-su trong thế giới
hôm nay?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Trong
câu truyện La-da-rô sống lại, chúng ta thấy kẻ thù của Đức Giê-su quyết định
chỉ cái chết mới giải quyết được khó khăn của họ với Đức Giê-su. Một lần nữa chúng ta được lưu ý về cái chết
của Ngài qua khung cảnh xức dầu: kẻ phản
bội được nhắc đến và Đức Giê-su nói về hành vi yêu mến của cô Ma-ri-a giống như
chuẩn bị cho việc mai táng Ngài. Từ
Hy-ngữ “bữa ăn tối” ám chỉ một bầu khí vui mừng với bạn bè. Xức dầu chân Đức Giê-su có thể đã được thêm
vào dịp vui mừng ấy là để nói rằng việc xức dầu biểu tượng cho việc mai táng và
Giu-đa không thể tham dự vào dịp vui là vì hắn chỉ nghĩ tới lòng tham của mình.
Trong thế giới Hy-La, thường thường
chủ cho đem nước hoặc đôi khi dầu đến cho khách, bởi vì thời ấy người ta đi dép
nên vướng bụi đất, do đó rửa chân và xức dầu sẽ làm cho dễ chịu. Nhưng nói chung, người ta tự rửa chân và xức
dầu lấy cho mình. Chỉ có nô lệ mới phải
rửa và xức dầu chân người khác. Trong bi
kịch Odyssey của thi sĩ Homer, khi Odysseus trở về, bà vú và cũng là một nô tì
từ hồi anh còn nhỏ đã nhận ra anh mặc dù anh đã cải trang, vì lúc rửa chân cho
anh, bà nhận ra một vết sẹo cũ ở chân anh.
Vậy, việc xức dầu chân Đức Giê-su cho
thấy lòng yêu mến và sùng mộ lớn lao của cô Ma-ri-a đối với Đức Giê-su; cô muốn ngầm biểu lộ sẵn sàng làm tôi tớ cho
Người.
Khi cô Ma-ri-a đổ dầu thơm lên chân
Đức Giê-su, cả nhà nực lên mùi thơm của một cân dầu thơm đắt tiền, thứ dầu thơm
hảo hạng cả phẩm lẫn lượng chỉ có vua chúa mới dùng. “Cam tùng nguyên chất” (Gio-an 12:3) là tên
của thứ dầu thơm làm bằng thảo mộc nhập cảng, được Giu-đa lượng giá là khoảng
ba trăm đồng, tức là bằng mười tháng tiền lương của một công nhân.
Trong thế giới cổ xưa tóc của phụ nữ
là biểu tượng nói lên phẩm giá của nàng, do đó thường thường phụ nữ rất cẩn
thận chăm sóc và luôn luôn để tóc dài.
Tóc bị hư là dấu hiệu phẩm giá xuống cấp. Tuy nhiên, cô Ma-ri-a lại lấy tóc mình mà lau
chân Đức Giê-su. Tóc biểu tượng cho tất
cả con người (xem 1 Sa-mu-en 14:45; Thủ
lãnh 13:5; 16:17, 19-22). Như vậy, khi
lấy tóc mình lau chân Đức Giê-su, cô Ma-ri-a đã tận hiến vì lòng yêu mến Chúa
của cô, do đó quả thực cô là một môn đệ lý tưởng. Hành vi yêu mến cô biểu lộ đối với Đức Giê-su
sẽ được phản ảnh và kiện toàn do hành vi yêu mến thật khiêm nhượng mà chính Đức
Giê-su sẽ biểu lộ trong Bữa Tiệc ly lúc Ngài rửa chân các môn đệ và sau đó đã
hy sinh mạng sống mình vì yêu mến.
Bạn
hãy đọc Gio-an 12:9-11.
Tin hoặc có lòng tin vào Đức Giê-su nghĩa
là gì? (Nếu không nhớ ý niệm này được
diễn tả qua từ Hy-lạp “lòng tin” hoặc “đức tin” trong Tin Mừng Gio-an, thì bạn
hãy xem lại Hành trình 3).
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Dựa vào ý nghĩa của “lòng tin” theo từ Hy-lạp, bạn
từ viết lại Gio-an 12:10-11.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bóng
tối dường như thắng thế khi lòng thù ghét càng tăng thêm đối với Đức Giê-su và
những dấu lạ Ngài làm. Thượng Hội Đồng
đã quyết định rằng kẻ xưng mình là sự sống lại và sự sống sẽ phải chết (11:53). Giờ đây họ còn quyết định cả La-da-rô, kẻ được
Đức Giê-su cho sống lại từ kẻ chết, cũng phải bị vùi lại vào trong mộ chỉ vì
nhiều người đã tin vào Đức Giê-su. Vậy
khi Đức Giê-su làm chứng rằng những việc làm của thế gian là xấu xa (Gio-an
3:20; 7:7) thì lời chứng ấy quả thực đã rõ ràng.
Bạn
hãy đọc Gio-an 12:1-19.
Tại sao dân chúng ở đấy đón tiếp Đức
Giê-su?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Để
hiểu bởi đâu có lời reo hò của dân chúng, bạn hãy đọc Thánh Vịnh 118:26.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn
hãy đọc Da-ca-ri-a 9:9-10.
Lời tiên tri này sửa sai lại nhiệt tâm
chính trị của dân chúng như thế nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn
hãy giải thích lời mỉa mai của Gio-an trong Gio-an 12:19. (Xem Hành trình 6 để coi lại cách thánh sử
dùng lối nói mỉa mai như thế nào).
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Dân
chúng tuốn ra đường để gặp Đức Giê-su khi Ngài tới Giê-ru-sa-lem trước lễ Vượt
qua. Họ chào đón Ngài theo cách thức cổ
truyền dành để đón tiếp những bậc vị vọng trong thế giới Hy-La. Ngài quả thực là một vị quân vương, nhưng là
vị bắt đầu cuộc chiến với “thế gian” và sẽ cử hành việc hiển trị của Ngài như
một đức vua từ trên thập giá và cuối cùng sau khi Ngài phục sinh.
Trong Tin Mừng Gio-an, Giê-ru-sa-lem
biểu tượng cho thái độ không tin và chối bỏ của thế gian, đồng thời cũng cho
thấy mối hiểm nguy đang chờ đón Đức Giê-su.
Với những trông đợi lầm lẫn có tính cách chính trị, dân chúng đón chào
Đức Giê-su như ông vua của họ. Qua lời
tiên tri mỉa mai, những người Pha-ri-sêu nói lên nỗi tuyệt vọng của Cai-pha
trong Gio-an 11:47-48: tất cả “thế gian”
đã chạy theo Đức Giê-su rồi!
Trong
Hành trình 7, bạn đã khám phá những điều sau đây:
Petersen,
Norman. The Gospel of John and the
Sociology of Light. Valley Forge,
Pa.: Trinity Press International, 1993.
Rensberger,
David. Johannine Faith and Liberating
Community. Philadelphia:
Westminster
Press, 1988.