chấp nhận việc Ngài ra đi
Khi
sắp qua đời, mẹ tôi nói với tôi một điều khiến tôi cảm động hết sức. Bà nói rằng quả thực bà không quan tâm tới
cái chết vì nó sẽ giúp cho bà được về với Chúa, với cha tôi, các con đã chết
khi mới sinh ra. Nhưng mặt khác, cái
chết cũng có nghĩa là bà phải rời xa những đứa còn lại trên trần gian. Điều ấy khiến tôi nghĩ đến cuộc chia tay của
Đức Giê-su với các môn đệ Ngài đêm trước khi Ngài phải chết. Mặc dù Đức Giê-su sắp được tôn vinh với Chúa
Cha, nhưng vẫn có một nét ưu phiền trong các chương 14 đến 17. Đức Giê-su cảm thông với môn đệ Ngài trong
nỗi đau Ngài sắp lìa xa họ.
Bạn
hãy đọc Gio-an 14:1-31.
Bạn hãy nghĩ về lúc nào đó trong quá
khứ đời bạn duy chỉ có đức tin đã giúp bạn thắng vượt được khó khăn. Hãy viết xuống kinh nghiệm ấy trong khoảng
trống sau đây.
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Bạn nghĩ Đức Giê-su muốn nói gì khi Ngài bảo trong
nhà Cha Ngài có nhiều chỗ ở?
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Bạn hãy viết một kinh nguyện ngắn, nhân danh Chúa
Giê-su cầu xin một điều gì đó giúp cho những công việc của Người được xúc tiến
mạnh mẽ hơn.
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Đức
Giê-su nói những lời này với các môn đệ Ngài để giúp họ hiểu việc Ngài lìa bỏ
họ qua cái chết và sống lại sẽ đem lại lợi ích cho họ. Nỗi ưu phiền của họ sẽ đổi thành niềm vui.
Đức Giê-su nói trong nhà Cha Ngài có
“nhiều chỗ ở”, một tỉ dụ nói về trời hoặc nơi Thiên Chúa ngự. Triết gia Philo thuộc thế kỷ I đã nói trời là
“nhà cha”, tức là gần như một tỉ dụ nói về nơi ngự trị của Thiên Chúa. Đức Giê-su hứa chuẩn bị một nơi cư ngụ trên
trời cho các môn đệ. Sau này Ngài sẽ trở
lại đem họ lên đó. Khi ông Tô-ma đặt vấn
đề là họ không biết đường, thì Đức Giê-su giải thích chính Ngài là con đường,
đường duy nhất đưa đến cứu rỗi và đến với Chúa Cha. Ai biết Đức Giê-su và thấy Ngài là biết và
thấy Chúa Cha.
Đức Giê-su nhấn mạnh đến vai trò của
“lòng tin” – nghĩa là cần phải hoàn toàn tín thác vào Ngài và những điều Ngài
dạy. Chỉ qua đức tin như thế họ mới có thể
nhìn thấy sự sống lại đằng sau thập giá.
Tin vào Đức Giê-su như vậy sẽ giúp họ thực hiện được cùng những công
việc Ngài đã làm khi thi hành sứ vụ của Ngài.
Cầu xin nhân danh Đức Giê-su là cầu xin chính Đức Giê-su, vì Đức Giê-su
và Chúa Cha là một.
Bạn
hãy đọc từ Gio-an 14:26 đến 16:15.
Gio-an sử dụng từ Hy-ngữ paraclete để
nói về “Thánh Thần.” Trong cuốn Kinh
Thánh bạn đang dùng, người ta dịch những từ nào để nói về Thánh Thần?
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Bạn hãy tìm trong cuốn Kinh Thánh khác đã dịch
bằng những từ ngữ nào ám chỉ Chúa Thánh Thần.
Hãy đọc những câu sau đây và viết lại những gì Thánh Thần sẽ làm cho các
môn đệ Đức Giê-su. Những khác biệt khi
dịch từ Thánh Thần Đấng Bảo Trợ cho thấy các dịch giả cố gắng cho người ta thấy
những vai trò khác biệt của Thánh Thần.
Gio-an
14:16-17
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Gio-an
14:26
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Gio-an
15:26
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Gio-an
16:7-11
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Gio-an
16:12-15
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Trong
Gio-an 14:16, Đức Giê-su hình như cho thấy chính Ngài là Đấng Bảo Trợ đang khi
thi hành sứ vụ trên trần gian, vì Ngài nói đến một Đấng Bảo Trợ khác. Trong câu sau đây Ngài minh định Đấng Bảo Trợ
chưa đến ấy chính là “Thần Khí sự thật.”
Nhưng Đấng Bảo Trợ chưa đến ấy lại khác với Đức Giê-su Đấng Bảo Trợ, bởi
vì các môn đệ Đức Giê-su sẽ không thể nhìn thấy Thánh Thần Đấng Bảo Trợ được.
Thánh Thần Đấng Bảo Trợ sẽ hành động
như một vị cố vấn giữ vững chính nghĩa cho người môn đệ trong những thử thách
với thế gian này vì thế gian chống lại việc làm môn đệ Đức Ki-tô
(14:16-17). Ngài cũng sẽ soi sáng cho
người môn đệ hiểu rõ những gì Đức Giê-su đã dạy, cho thấy ý nghĩa những lời nói
việc làm Đức Giê-su đã nói và làm cho các môn đệ Ngài trong thế giới (14:26;
16:12-15). Thánh Thần Đấng Bảo Trợ sẽ
hành động thay cho các môn đệ Đức Giê-su, như một vị quan án xét xử, nghĩa là
Đấng Bảo Trợ sẽ tấn công Xa-tan và sự dữ trong thế gian (16:7-11). (Bạn có thể so những câu trả lời của bạn với
những câu trả lời trong sách này). Do
đó, chúng ta hiểu được tại sao Đức Giê-su đã nói về “một Đấng Bảo Trợ khác”,
dường như chính Ngài cũng là một Đấng Bảo Trợ – những gì Thánh Thần Đấng Bảo
Trợ sẽ làm cho các môn đệ cũng là những điều Đức Giê-su đã làm khi Ngài còn ở
với họ.
Bình an Đức Giê-su hứa ban cho các môn
đệ (14:27) còn hơn cả sự yên ổn. Từ
Hy-ngữ bình an (eirene) trong Tin Mừng Gio-an là ý niệm nói lên sự toàn
vẹn của một con người, tức là ơn cứu rỗi.
Vậy điều Ngài hứa đó là hoàn tất sứ mệnh của Ngài trên thập giá với tính
cách là Ngôi Lời làm người phàm.
Bạn
hãy đọc Gio-an 16:16-33.
Giờ mà Đức Giê-su nói đến trong 16:25 là
giờ nào?
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Nỗi
ưu phiền đầy ắp trong tâm hồn các môn đệ khi Đức Giê-su đề cập đến việc Ngài ra
đi khỏi thế gian này được Đức Giê-su so sánh với cơn đau sinh nở. Cơn đau quặn chỉ trong chốc lát, sau đó những
đau khổ biến thành niềm vui khi Đức Giê-su chiến thắng tội lỗi và sự chết lúc
Ngài sống lại. Tuy nhiên niềm vui của họ
có hai chiều: một đàng là niềm vui do
Thánh Thần ban, nhưng đàng khác cũng có những ưu phiền khi bị thế gian bách
hại.
Sự kết hiệp giữa chúng ta với Đức
Ki-tô trong Thánh Thần sẽ là một quan hệ thân mật với Chúa Cha nữa, vì Đức
Giê-su và Chúa Cha là một và chúng ta nên một trong Ngài. Vậy tất cả những điều các môn đệ Ngài cầu xin
nhân danh Đức Giê-su cũng sẽ là chính lời cầu nguyện của Đức Giê-su vậy.
Trong
Hành trình 10, bạn đã khám phá những điều sau đây:
Comblin,
Jose. Sent From the Father: Meditations on the Fourth Gospel. Maryknoll,
N.Y.:
Orbis Books, 1979.
Servotte,
Herman. According to John. London.
Darton,
Longman, & Todd, 1992/94.