Đi trên đường phố Giê-ru-sa-lem,
Giê-ri-khô và Ga-li-lê, người ta gặp hết vườn nho này tới vườn nho khác. Vườn nào cũng được chăm sóc kỹ lưỡng. Vào mùa thu hay mùa đông, thợ vườn cắt đi
khỏi thân cây những cành đã chết khô, bó lại thành bó và đem đi đốt. Khi mùa xuân tới, thợ vườn trở lại cắt đi
những chồi nhỏ vô dụng để cây nho tươi tốt hơn.
Trong Hành trình trước, bạn đã học hỏi
về mối quan hệ thân thiết Đức Giê-su muốn có đối với các môn đệ Ngài ngay cả
sau khi Ngài rời họ để trở về với Chúa Cha.
Trong Hành trình này, Đức Giê-su dùng cách thức khác để mô tả sự hiệp
nhất giữa chúng ta với Ngài.
Trong tỉ dụ cây nho và cành nho, Đức
Giê-su diễn tả sống động sự thân mật giữa Ngài với chúng ta. Ngài quen thuộc với hình ảnh vườn nho tại
Pha-lét-tin và công việc chăm sóc làm sao cho chúng sinh hoa trái tốt. Khi di chuyển nơi này qua nơi khác, chắc chắn
Ngài đã nhiều lần quan sát việc cắt tỉa cây nho.
Bạn
hãy đọc Gio-an 15:1-26.
Tỉ dụ là một so sánh để nói lên thực
tại sâu xa hơn của một nhân vật hay một đối tượng. Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết
xuống thực tại tương ứng (tức là ai hoặc điều gì được nói lên do những biểu
tượng) với lời hay những lời trong tỉ dụ cây nho và cành nho thuộc đoạn Gio-an
15:1-26.
cây
nho thật
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
người
trồng nho
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
cành
nho
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
hoa
trái
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy đọc I-sai-a 5:1-7. Bạn hãy đọc Giê-rê-mi-a 2:21. Bạn Hãy đọc Thánh Vịnh 80:8-13. Trong những đoạn Kinh Thánh Cựu Ước này, cây
nho tượng trưng cho ai và điều gì?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Hãy mô tả tình trạng của cây nho.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy để ra khoảng mười lăm hoặc hai mươi phút
hay nhiều hơn nữa để làm bài tập sau đây.
1)
Tìm một nơi yên tĩnh và
ngồi thoải mái, mắt nhắm lại, thở ra hít vào nhịp nhàng.
2)
Nghĩ bạn đang kết hiệp
với Chúa Giê-su mật thiết như cành liên kết với cây. Hãy vui hưởng sự thân mật này và cảm tạ Chúa
Giê-su trước khi bạn sang bước kế tiếp.
3)
Giờ đây, nhờ ơn biết
cảm nhận mối quan hệ mật thiết bạn đang được hưởng với Chúa Phục sinh, bạn hãy
nhìn Thiên Chúa là người trồng nho đang đứng trước mặt bạn và sẵn sàng tỉa sạch
những gì làm cho bạn không kết hiệp mật thiết hơn với Chúa được. Người muốn nói gì với bạn?
Bạn hãy nhớ là sự kết hiệp với Chúa Giê-su giúp
cho bạn và thúc đẩy bạn hãy bỏ đi những cành đã chết khô.
4)
Trong khoảng trống dưới
đây, bạn hãy kể ra những ân sủng bạn đã nhận được trong lúc nhận thức mối kết
hiệp giữa bạn với Chúa Giê-su.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Rồi bạn hãy viết một kinh nguyện ngắn, cảm tạ Chúa
đã ban cho bạn những ân sủng ấy.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thời
dòng họ Ma-ca-bê vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, bắt đầu có việc sử dụng
hình ảnh cây nho trên các đồng tiền Do-thái.
Josephus, một sử gia nổi tiếng người Do-thái đã được trao nhiệm vụ viết
sử Do-thái cho người Rô-ma, đã viết rằng vua Hê-rốt cho gắn một cây nho làm
bằng vàng trên cửa vào Đền Thờ ông đã xây (Antiquities, 15.395). Từ bao thế kỷ, cây nho hoặc vườn nho đã là
biểu tượng của Ít-ra-en trong văn chương Do-thái. Áp dụng vào mọi lãnh vực của Ít-ra-en, cây
nho hoặc vườn nho nói lên một quốc gia bất trung với Thiên Chúa và không sinh
hoa trái trong sứ mệnh làm Dân Chúa của họ.
Thí dụ: “... Ta đã trồng ngươi
như cây nho hảo hạng,/ cây nho thuần chủng./
Sao ngươi lại thoái hóa / thành những cây nho tạp chủng?” (Giê-rê-mi-a
2:21).
Ít-ra-en đã bị Thiên Chúa xét xử vì nó
không sinh hoa trái. Vậy tại sao Đức
Giê-su, rõ ràng trung thành với Chúa Cha trong mọi phương diện cuộc sống, lại
sử dụng cây nho để biểu tượng cho mình?
Có lẽ cây nho còn có một ý nghĩa khác nữa. Thứ nhất, hình ảnh cây nho đề cao lòng trung
thành của Đức Giê-su đối với Chúa Cha trái ngược với sự bất trung của Ít-ra-en
đối với Thiên Chúa. Vì thế, Đức Giê-su
mới là cây nho thật và trung thành. Thứ
hai, cây nho cũng nói lên sự khác biệt về Đức Giê-su là cây nho và Chúa Cha là
người trồng nho ở điểm là nó cho chúng ta thấy rõ sự hiệp nhất giữa các Ngài –
cũng như cây nho và cành nho thuộc về cùng một thực thể. Thứ ba, hình ảnh cây nho được áp dụng rộng
hơn nữa: Đức Giê-su là cây nho và các
môn đệ Ngài là cành nho. Do đó biểu
tượng ấy nói lên mối quan hệ mật thiết giữa Đức Giê-su với các môn đệ Ngài.
Bạn
hãy đọc Gio-an 6:51-58. Bạn hãy đọc lại
Gio-an 15:7-17.
Chủ đề bí tích nào được nói lên qua
hình ảnh cây nho? Bạn hãy giải thích.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Vì tỉ dụ cây nho và cành nho được đặt
trong bối cảnh Bữa Tiệc ly là bối cảnh Gio-an không nhắc đến việc thiết lập Bí
tích Thánh Thể, nên có lẽ thánh sử chủ ý cho chúng ta thấy một biểu tượng khác
trong hình ảnh cây nho, tức là biểu tượng cho Bí tích Thánh Thể. Cây nho dễ dàng nhắc nhở chúng ta về chén Máu
Thánh, nhất là vì trong Mác-cô 14:25 và
Mát-thêu 26:29, câu “sản phẩm của cây nho” là nói về chất đựng trong chén khi
thiết lập Bí tích Thánh Thể.
Trong sách Didache (đọc là
Đi-đa-kê, một từ Hy-lạp có nghĩa là “huấn giáo”), một cuốn thủ bản của Ki-tô
giáo thời sơ khai viết về luân lý và tổ chức của Giáo Hội, những lời sau đây
được gặp thấy trong lời chúc lành khi cử hành Thánh Thể: “Lạy Cha, chúng con cảm tạ (eucharistein
là từ Hy-lạp có nghĩa là “tạ ơn” và bởi đó chúng ta mới có từ Anh-ngữ Eucharist)
Cha, vì Cha đã chọn cây nho thánh của Đa-vít tôi tớ Cha để tỏ ra cho chúng con
biết nhờ Đức Giê-su là tôi tớ Cha.”
Gio-an cũng sử dụng những lời tương tự trong trình thuật về phép lạ bánh
hóa nhiều trong 6:11 (xem Hành trình 4 về đề tài Thánh Thể). Chắc chắn chủ đề về sự kết hiệp mật thiết
trải dài suốt Gio-an chương 15 đến 17 giúp chúng ta hiểu rằng cây nho và cành
gợi lên những ý tưởng về sự kết hiệp mật thiết chúng ta với Đức Giê-su trong Bí
tích Thánh Thể.
Bạn
hãy đọc 1 Cô-rin-tô 12:12-27.
Những điểm tương đồng nào bạn nhận
thấy giữa hình ảnh được sử dụng trong thư thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô
với hình ảnh cây nho?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Làm
sao người ta sinh hoa trái hoặc không sinh hoa trái? Trong Tin Mừng Gio-an, đức tin là một cam kết
giữa cá nhân với Đức Giê-su và giáo lý của Ngài. Cam kết với giáo lý của Đức Giê-su có nghĩa
là tuân giữ những lệnh truyền của Ngài, nhất là lệnh truyền hãy yêu thương
nhau. Người nào sống đời sống đức tin
như thế trong quan hệ mật thiết với Đức Giê-su thì sẽ có sự sống. Nói khác đi, ai tham dự vào những công việc
của Đức Giê-su thì sẽ sinh hoa trái.
Không chấp nhận lời mời gọi nên một với Đức Giê-su là chối từ sự sống
của Ngài, và không có sự sống của Ngài người ta sẽ không thể sinh hoa trái
trong Nước Thiên Chúa. Theo cách diễn tả
song đối của Gio-an, không thể có tình trạng đứng giữa, nửa nạc nửa mỡ; chỉ có một điều là sinh hoa trái hay không
sinh hoa trái.
Đức Giê-su nói đến việc tỉa sạch những
cành không sinh hoa trái. Tuy nhiên các
môn đệ Ngài không cần “được tỉa sạch” vì họ yêu mến và do đó là những cành sinh
hoa trái (15:23). Họ sẽ tiếp tục là
những cành được tỉa sạch khi ở lại trong sự kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su
để phục vụ tha nhân. Sự sống của Ngài
trong các môn đệ giúp cho họ sinh hoa trái và như vậy sẽ làm vinh danh Chúa Cha
(15:7-8). Sự kết hiệp với Đức Giê-su đem
lại niềm vui cho người môn đệ, niềm vui là kết quả bởi sinh hoa trái, tức là
yêu thương và phục vụ tha nhân (15:12).
Nhìn theo quan điểm phục vụ, người môn đệ là một người tôi tớ; nhưng trên quan điểm tình yêu của Đức Giê-su,
môn đệ là “người được Đức Giê-su thương mến” (15:15).
Bạn
hãy đọc Gio-an 17:1-26.
Đức Giê-su cầu nguyện cho ai?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn hãy tóm tắt lại những điều Đức Giê-su cầu
nguyện.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Bạn móc nối thế nào giữa tỉ dụ cây nho và cành nho
với lời nguyện này của Đức Giê-su?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Trong
sách Tin Mừng này, ít khi thấy Gio-an đặc biệt nói cho chúng ta biết Đức Giê-su
cầu nguyện, trong khi những sách Tin Mừng khác, nhất là Lu-ca, đã nhiều lần
nhắc đến Đức Giê-su cầu nguyện và đến nơi thanh vắng cầu nguyện một mình. Tuy nhiên trong Tin Mừng Gio-an, khi khung
cảnh Bữa Tiệc ly gần chấm dứt thì Đức Giê-su cầu nguyện với một kinh nguyện
linh thiêng và say sưa nhất để cầu cho các môn đệ Ngài – tức là những người
đồng bàn với Ngài – và cho hết thảy các môn đệ trong tương lai. Thánh Xi-ri-lô thành Alexandria đã nhận thấy
trong kinh nguyện này lời nguyện chuyển cầu của vị Thượng Tế cầu cho dân
chúng. Các môn đệ Ngài không cần đến một
vị thượng tế trần gian để chuyển cầu cho họ nữa. Họ đã có một đấng trung gian tuyệt hảo sắp
trở về với Chúa Cha trong vinh hiển.
Lời nguyện này của Đức Giê-su trong
đêm trước khi Ngài chết xoay quanh ba đề tài hoặc ba mối ưu tư chính trước khi
Đức Giê-su chịu cuộc Khổ nạn: (1) Sứ
mệnh trên trần gian của Ngài giờ đây nhường chỗ cho việc Ngài được tôn vinh với
Chúa Cha (17:1-5); (2) Ngài mong muốn
các môn đệ làm thành một cộng đồng đức tin và yêu thương khi Ngài không còn ở
với họ nữa (17:6-19); (3) Ngài mong ước
những thế hệ mai sau cũng sẽ hiệp nhất với nhau trong yêu thương (17:20-26).
Giờ phải hy sinh mạng sống mình vì yêu
mến bạn hữu đã đến với Đức Giê-su, để cho họ được “biết” Chúa Cha. “Biết” Chúa Cha, theo thánh sử Gio-an có
nghĩa là được sống đời đời (17:3). Ý
nghĩa sê-mít của động từ “biết” ám chỉ sự hiệp nhất mật thiết. Đức Giê-su đã che chở môn đệ Ngài, vì họ
thuộc về Chúa Cha. Đức Giê-su cầu nguyện
để họ được che chở sau này và biết dấn thân hơn vào công việc của Ngài, tức là
làm cho người ta biết Chúa Cha (17:9-19).
Ngài cũng cầu nguyện cho sự hiệp nhất của những môn đệ tương lai sẽ đi theo
con đường của Ngài (17:20-26).
Bạn
cần khoảng mười lăm phút để làm bài tập sau đây:
1)
Bạn hãy ngồi thinh
lặng, mắt nhắm lại và hít thở thật chậm trong ít phút.
2)
Hãy nhận thức Chúa
Giê-su đang kết hiệp mật thiết với bạn, sự kết hiệp gần gũi như cành nho với
cây nho.
3)
Bạn hãy nghĩ đến một
cách thức có ý nghĩa đối với bạn, nhưng khác với cách Chúa Giê-su đã dùng để
diễn tả sự kết hiệp ấy.
4)
Hãy suy niệm về tình
yêu Chúa dành cho bạn trong Bí tích Thánh Thể.
5)
Bạn hãy cảm tạ Chúa
Giê-su đã cho bạn được kết hiệp mật thiết với Người, rồi cầu xin Người giúp bạn
càng nhận thức được sự kết hiệp ấy hơn nữa.
Trong
Hành trình 11, bạn đã khám phá những điều sau đây:
Countryman,
William. The Mystical Way in the
Fourth Gospel. Revised edition.
Valley Forge, Pa.: Trinity Press, 1994.
Hanson,
Richard Simon. Journey to
Resurrection. Mahwah, N.J.: Paulist
Press, 1986.