Gio-an kết thúc chương 20 bằng cách nói
lên mục đích ngài viết sách Tin Mừng này – “... để anh em tin rằng Đức Giê-su
là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người”
(20:31). Người ta tưởng rằng với minh
định ấy Gio-an đã thực sự kết thúc sách Tin Mừng, vậy mà lại còn thêm một
chương nữa nói về những lần Đức Giê-su hiện ra tại Ga-li-lê.
Chương
21 thường được gọi là “lời kết” hoặc đoạn cuối:
nghĩa là một phần được thêm vào sách Tin Mừng trong thời gian sau này,
nhưng là trước khi sách Tin Mừng được nhận là một trong những sách chứa đựng
quy luật sống của Ki-tô hữu. Lối văn
diễn tả khác hẳn với toàn thể sách, nhưng vì chương này cũng đi theo hầu hết
các chủ đề của Gio-an, cho nên nhiều học giả tin rằng nó được viết do một người
nào đó cũng thuộc trong cộng đoàn của Gio-an.
Khám phá
Bạn hãy đọc Gio-an 21:1-14.
Việc
này xảy ra ở đâu?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Đức Giê-su làm những
điều thực tiễn nào cho các môn đệ Ngài trong đoạn này?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Những điều khám phá
Ngoài cuộc gặp gỡ này giữa Đức Giê-su
với các môn đệ, một biến cố khác cũng đã xảy ra trước đây tại Biển hồ
Ti-bê-ri-a xứ Ga-li-lê, đó là Đức Giê-su nuôi năm ngàn người, trong Gio-an
chương 6. Trong cả hai trường hợp, Đức
Giê-su đã cho những người hiện diện ăn bánh với cá, và cũng trong cả hai biến
cố, Đức Giê-su là người thiết đãi.
Trường hợp thứ nhất xảy ra đang khi Đức Giê-su thi hành sứ vụ tại
thế; trường hợp thứ hai xảy ra sau khi
Ngài sống lại. Vậy hình như thánh sử
muốn nhắn nhủ các Ki-tô hữu cần phải ý thức rằng Đức Giê-su vẫn tiếp tục ban
cho các môn đệ Ngài lương thực sau khi Ngài sống lại, y như Ngài đã ban cho họ
khi còn sống trên trần gian. Quan hệ yêu
thương chăm sóc những kẻ tin vào Ngài – một quan hệ đã được biểu lộ qua tỉ dụ
mục tử nhân lành, qua việc Ngài rửa chân các môn đệ cũng như mọi hành vi quyền
năng và cảm thương của Ngài – vẫn cứ tiếp diễn cho dù thể xác Ngài không còn
hiện diện nữa.
Mẻ
cá cũng được móc nối với việc nuôi năm ngàn người, qua việc sử dụng từ Hy-ngữ
“kéo” (helkyein). Ý nghĩa của từ
Hy-lạp này rất quan trọng giúp chúng ta hiểu việc móc nối thế nào. Trong 21:6, các môn đệ đã không thể “kéo” (helkyein)
lưới theo vì đầy cá nên quá nặng. Trong
6:44, Đức Giê-su khẳng định rằng tin hoặc đến với Đức Giê-su đó là kết quả bởi
được “kéo” (helkyein) đến do Chúa Cha.
Trong 12:32, Đức Giê-su hứa rằng khi Ngài được giương lên cao trong cuộc
vinh hiển với Chúa Cha qua thập giá, Ngài sẽ “kéo” (helkyein) người ta lên
với Ngài. Như thế, câu truyện mẻ cá cho
chúng ta thấy Đức Giê-su Phục Sinh sẽ tiếp tục “kéo” người ta đến với Ngài qua
công việc của những kẻ theo Ngài. Nhưng
họ không thể lấy sức riêng của họ mà kéo người ta đến với Chúa Phục Sinh, giống
như các môn đệ Chúa đã không thể bắt được con cá nào nếu không có Ngài
giúp. Tuy nhiên, theo mệnh lệnh của Đức
Giê-su, các môn đệ đã kéo được nhiều cá.
Nhiều học giả nghĩ rằng tấm lưới biểu tượng cho Giáo Hội. Đánh lưới cá đối với các môn đệ là một chủ đề
trong Tin Mừng Lu-ca; thí dụ, Đức Giê-su
nói với môn đệ sau mẻ cá nhiều là họ sẽ bắt người như bắt cá trong Nước Trời
(Lu-ca 5:1-11).
Nếu
thánh Giê-rô-ni-mô nói đúng, thì theo các nhà động vật học Hy-lạp, chỉ có 153
loại cá khác nhau, cho nên ý nghĩa của con số 153 con cá trong đoạn Tin Mừng
này có thể có nghĩa là Đức Giê-su bảo môn đệ Ngài hãy đưa mọi người thuộc mọi
dân nước đến tin vào Ngài. Cách giải
thích này hợp với truyền thống trong Mát-thêu 28:19 là làm cho mọi dân nước trở
thành môn đệ.
Khám phá
Bạn hãy đọc Gio-an 21:15-24.
Bao
nhiêu lần Đức Giê-su hỏi ông Phê-rô có yêu mến Ngài không? Việc ấy tương đương với điều gì có liên hệ
tới Phê-rô?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Những điều khám phá
Gio-an 21:15-24 đặc biệt nói đến vai trò
của ông Phê-rô và Người Môn đệ được yêu mến.
Trong đoạn thứ nhất chúng ta đã học hỏi trong Hành trình này, ông Phê-rô
đã giữ vai trò lãnh đạo. Theo lệnh của
Đức Giê-su, ông là người đã ra khơi và “kéo” mẻ lưới đầy cá vào bờ. Vai trò của ông tùy thuộc vào Đức Giê-su.
Đức
Giê-su lại xác nhận địa vị lãnh đạo của ông Phê-rô như người trông coi đoàn
chiên khi Ngài nói với ông qua ba lần ủy nhiệm “Hãy chăm sóc các chiên con của
Thầy,” “hãy chăn dắt chiên của Thầy” và
“hãy chăm sóc chiên của Thầy” (21:15-17).
Như vậy chiên và các chiên con đều thuộc về Đức Giê-su. Ông Phê-rô phải gánh vác công việc của vị Mục
Tử nhân lành, và như Mục Tử nhân lành, ông cũng phải hy sinh mạng sống mình
trên thập giá (21:18-19). Ba lần hỏi ông
Phê-rô về lòng yêu mến của ông đối với Ngài tương đương với ba lần ông chối Đức
Giê-su trong trình thuật Thương khó.
Khám phá
Bạn hãy đọc lại Gio-an 21:1-14.
Vai
trò của Gio-an trong đoạn này là gì?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Những điều khám phá
Một trong những chủ đề của sách Tin Mừng
Gio-an là làm chứng nhân cho Đức Giê-su.
Chúng ta đã thấy Gio-an Tẩy giả (1:19-34), An-rê và Phi-líp-phê
(1:35-51, người phụ nữ Sa-ma-ri (4:1-42) và anh mù từ lúc mới sinh (9:1-41),
tất cả đều làm chứng cho Đức Giê-su.
Chính Đức Giê-su cũng làm chứng cho Chúa Cha và cho căn tính của chính
Ngài là Đấng làm một với Chúa Cha và được Chúa Cha sai đến.
Giờ
đây trong Gio-an 21:7, người môn đệ được Đức Giê-su thương mến làm chứng khi
ông khẳng định với Phê-rô: “Chúa
đó!” Việc gọi Đức Giê-su là Chúa là mẫu
thức tuyên tín đã được Ki-tô hữu tiên khởi sử dụng. Danh hiệu “Chúa” cho thấy Đức Giê-su là “Đức
Chúa” của cuộc tạo dựng thứ hai (Sáng Thế 2:4b-3:24), Đấng đã bắt đầu cuộc tạo
dựng thứ nhất. Đức Giê-su đã bắt đầu một
cuộc tạo dựng mới, trong đó tội lỗi và sự chết không còn quyền lực gì trên nhân
loại nữa. Danh hiệu “Chúa” cũng nhấn
mạnh đến sự thân mật của Thiên Chúa giữa chúng ta trong Đức Giê-su. Cũng như Đức Chúa đã có quan hệ cá nhân mật
thiết với A-đam và E-và (Người tản bộ và nói chuyện với họ trong vườn địa
đàng), thì nay Thiên Chúa còn hiện diện trong mối quan hệ thân mật hơn nữa với
chúng ta trong Đức Giê-su là Chúa.
Vậy,
lời tuyên bố của Người Môn đệ được thương mến nói với Phê-rô “Chúa đó!” đã nói
lên vai trò của ông là làm chứng nhân, và do đó cũng là gương mẫu cho tất cả
các môn đệ trong tương lai. Như chương
21 đã cho thấy, Người Môn đệ được thương mến sẽ tiếp tục làm chứng: ngay cả sau khi ông chết, chứng từ của ông
cũng vẫn còn tiếp tục trong sách Tin Mừng.
Khám phá
Bây giờ bạn đã hoàn tất những Hành trình
học hỏi Tin Mừng Gio-an, bạn hãy dành khoảng bốn mươi phút để làm bài tập sau
đây:
·
Bạn ngồi một mình, mắt nhắm lại và thở
đều hòa và chậm để hoàn toàn thư giãn.
·
Bắt đầu nghĩ đến Chúa Giê-su là Đấng nào
trong sách Tin Mừng Gio-an. Có thể là
Mục Tử nhân lành, Đấng được Chúa Cha sai tới...
·
Dành một thời gian để cảm tạ Chúa Giê-su
về tất cả những gì bạn đã học được trong những Hành trình này. Bạn hãy nêu lên rõ ràng một số cảm nghiệm bạn
đã nhận được và giúp bạn tiến tới quan hệ mật thiết với Người hơn.
·
Bạn hãy xin Chúa cho bạn làm sao biết
nuôi dưỡng những ơn sủng bạn đã lãnh nhận qua việc học hỏi này. Hãy để Người nói với bạn trong thinh lặng tâm
hồn.
Ôn lại
Trong Hành trình 16, bạn đã khám phá
những điều sau đây:
·
Kết luận thứ nhất của Tin Mừng thứ bốn
trong 20:20-31 nhắc nhở chúng ta rằng động lực khiến thánh sử viết sách Tin
Mừng này chính là vì tầm quan trọng của đức tin vào Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế
và Con Thiên Chúa.
·
Chương 21 có lẽ đã sớm được thêm vào để
giúp chúng ta hiểu vai trò lãnh đạo của ông Phê-rô trong Giáo Hội cũng như vai
trò của Người Môn đệ được thương mến (làm gương mẫu cho mọi tín hữu) như chứng
nhân cho Đức Giê-su qua những lời ông để lại trong Giáo Hội.
·
Danh hiệu “Chúa” đã được tuyên bố do
Người Môn đệ được thương mến cho chúng ta thấy cả thiên tính của Đức Giê-su
cũng như quan hệ mật thiết giữa Thiên Chúa với chúng ta.
Sách đọc thêm
Minear, Paul. John: The Martyr’s Gospel. New York:
Pilgrim Press, 1984.
Grassi, Joseph A. The Secret Identity of the Beloved
Disciple. Mahwah,
N.J.: Paulist Press, 1992.